Sơn cờ lên mái nhà diện rộng, quy mô rộng lớn, tạo ra một nguy cơ ô nhiễm chắc chắn. Đó là : Ô nhiễm chì.
1. Tại sao phải có chì trong sơn?
Chì sẽ chống rạn nứt cho sơn, tạo độ đậm đặc, tăng độ màu, làm sơn mau khô, chống rỉ sét v.v...
Sự ô nhiễm sẽ bắt đầu sau một thời gian, sơn bong tróc, bụi mịn, mảnh sơn bong tróc hít vào. Hoặc chì tan theo nước mưa thấm vào đất.
2. Có thay chì bằng chất khác trong sơn được không?
Tôi không biết, chi biết là có các biện pháp quản lý chặt chẽ, hoặc cải tiến kỹ thuật để giảm nồng độ chì càng nhỏ càng tốt hoặc cấm dùng chì trong sơn.
Hồi tôi được Bayer gửi đi Singapore huấn luyện về an toàn hóa chất (Chemical Safety Handling), tôi đọc về REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and restriction of chemicals), thì có 34 nước cấm hoàn toàn dùng chì trong sơn, 24 nước đưa ra hàm lượng cho phép 100-600 ppm (phần triệu). Các nước còn lại còn lại là 90 ppm.
PPM là tỉ lệ rất nhỏ, không thể dùng % mà phải dùng tỉ lệ phần triệu để dễ dàng viết con số.
Nhớ ông thầy người Đức Muller, dạy tôi về PU, để diễn tả nồng độ ppm, ổng chỉ cái bồn xăng khổng lồ ở kho xăng dầu Thượng Lý Hải Phòng : « Mày cho 1 thìa cà phê Isocyanate vào cái bồn kia cũng đã vượt threshold tao vừa nói ».
(Threshold là ngưỡng tiếp xúc, nhiều loại hóa chất được tính bằng ppm, nó nhỏ đến mức mũi không ngửi thấy, Indicator không đo được, không cảm thấy gì cả, nên người ta phải dùng các cái tag dán lên quần áo. Nếu vào khu vực vượt ngưỡng thì tag đổi màu là biết đang vào khu vực mà vì lý do gì đó mà nồng độ một chất nguy hiểm trong không khí nó vượt ngưỡng cho phép)
Tại Việt Nam, trong một báo cáo của Bộ Công Nghiệp, kiểm tra 26 mẫu sơn của 11 hãng vào tháng 10/2016 thì có hơn một nửa số mẫu vượt quá 600 ppm. Có mẫu hàm lượng chì lên đến ... 21.000 ppm!
Nghĩ đi, 600 ppm và 21000 ppm.
3. Tác hại khi bị nhiễm chì?
Nhiều bệnh liên quan tới hoặc do nhiễm chì, nổi bật nhất là các rối loan cơ thể, rối loạn sinh sản, đột quỵ ở người lớn, các bệnh về tủy xương và đăc biệt là các chứng chậm phát triển (developmental delays), bệnh về não, nội tiết và máu ở trẻ em.
Cho nên ở Mỹ, Well Child visit (các thăm khám thường kỳ cho trẻ em) thường có màn lấy máu để theo dõi hàm lượng chì trong máu ở chúng.
Yêu nước thì trước hết phải biết đọc biết viết đã bọn ngợm à. Ngu mà nhiệt tình thì thành phá hoại.
THÁI VŨ 19.08.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.