Affichage des articles dont le libellé est Đông Dương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đông Dương. Afficher tous les articles

jeudi 2 mai 2024

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

mardi 27 février 2024

Dương Quốc Chính - Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra như thế nào ?

Mình mới đọc được comment của một người hình như là thày giáo dạy sử, như ảnh đính kèm, khi bạn này bình luận về quân Pháp vào thời điểm họ tấn công vào phía Việt Nam. Comment tuyệt đối đúng sách giáo khoa, mà thày được học và đi dạy!

Xét thấy quan điểm này quá phổ biến đối với người Việt và được coi là quan điểm chính thống, yêu nước, nên người ta mặc sức tuyên truyền một cách vô tri. Mình tin là rất hiếm người được hoặc cố gắng tìm đọc thông tin nhiều chiều, nên cũng mặc nhiên coi quan điểm này là tuyệt đối đúng.

Theo những gì mình tìm hiểu lâu nay, người Pháp trước thời điểm bị Nhật đảo chính năm 45 có cách hành xử rất khác với người Pháp quay trở lại Đông Dương với vai trò giải giáp Nhật đại diện đồng minh. Ban đầu là thay thế người Anh ở Nam vĩ tuyến 16, sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 thì tiếp tục thay thế quân Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16.

mardi 2 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Bảo tàng Đông Dương một tuổi

 

(Một năm đã trôi qua kể từ khi tôi được mời cùng cắt băng khánh thành Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương. Mọi thứ trong cái không gian Tuấn Cá Sấu vẫn nguyên một sự tươi mới và đầy cuốn hút. Sự khác biệt dễ thấy nhất có lẽ là ở con số ba vạn lượt du khách đã ghé bảo tàng. Xin đăng lại bài viết cách đây đúng 365 ngày).

Mạnh mẽ, lãng tử, hào sảng… là những nét tính cách ai cũng nhận ra ngay lần đầu tiếp xúc với ông chủ trang trại cá sấu lớn nhất Đất Cảng - Tuấn Cá Sấu.

Nhưng hóa ra đấy chỉ là những gì thuộc về vẻ bề ngoài, của một con người có một khát vọng lớn về vẻ đẹp tinh thần. Sớm từng trải nhờ những năm tháng kiếm sống trong nhọc nhằn và nguy hiểm, Tuấn cá sấu lại là người đam mê lịch sử, thơ ca, nghệ thuật nói chung.

mardi 10 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Tư cách độc lập

 

Có một đặc điểm chung của hậu thuộc địa. Đó là khi thằng thực dân bị đánh đuổi hay tự rút, là thuộc địa thường rơi vào nội chiến, đa số dính độc tài.

Một số nước may mắn tự thoát độc tài và dân chủ hóa rồi giàu mạnh, đa số còn lại chìm trong độc tài, thủ dâm dân tộc và nghèo đói, hoặc xung đột tôn giáo, sắc tộc triền miên.

Thường thì chủ nghĩa cộng sản trỗi dậy ở các nước cựu thuộc địa này, chứ không thể phát triển ở các nước tư bản, thực dân cũ, dù lý thuyết cộng sản thì mọc ra từ Anh và Đức.

samedi 2 septembre 2023

Dương Quốc Chính - Chuyện gì xảy ra nếu không có Cách mạng tháng Tám ?

 

Nhiều người Việt vẫn nghĩ là nếu Việt Minh không cướp chính quyền thì Việt Nam vẫn còn là thuộc địa. Có đứa cuồng thì bảo không có đảng, không có bác, thì không có mày! Có người lại nghĩ là không có Cách mạng tháng Tám thì Việt Nam chắc chắn thoát cộng sản.

Vậy mình thử phân tích một giả định là nếu Việt Minh không cướp chính quyền và không có ngày 02/09 với tuyên ngôn độc lập, thì Việt Nam sẽ ra sao?

Tất nhiên mình không thể giả định rồi chém gió phét lác lăng nhăng, mà phải dựa trên logic và dựa trên các tình huống tương tự ở các nước lân cận có cùng hoàn cảnh.

vendredi 11 août 2023

Lê Học Lãnh Vân - De Gaulle, hào quang và bí mật

 

Đó là một phim về tướng De Gaulle, có tựa tiếng Pháp là “De Gaulle, L’ Eclat et Le Secret”, được chiếu lại trên TF5 tuần rồi và tuần này.

Nước Pháp hùng mạnh, đương thời đệ nhị đế quốc trên thế giới, đầu thế chiến 2 đứng trong phe Đồng Minh bị Đức thuộc phe Trục đánh thua xiểng liểng. Thống chế Pétain lập chính phủ, dời đô về Vichy, hợp tác với phe Trục, thực chất là đầu hàng Đức.

Trong lịch sử, De Gaulle được nhìn nhận như người lãnh đạo chính phủ lưu vong của nước Pháp Tự do, đứng về phía Đồng Minh chống lại chính phủ Vichy của Pháp.

lundi 8 mai 2023

Dương Quốc Chính - Vì sao Pháp thua và bỏ Đông Dương ?

 

Nhân có ông chửi Pháp hèn nên mới thua Điện Biên Phủ, mình viết thêm để rộng đường dư luận, xem có đúng là do Pháp hèn mà Việt Minh thắng trận không nhé.

Đúng là Pháp hèn và thua trận, nhưng mà họ thua Đức quốc xã. Đức lúc đó rất mạnh, đánh chiếm khắp châu Âu. Thực tế ngay cả Liên Xô cũng đã thua Đức trong vài năm đầu của cuộc chiến. Cả Moscow và Leningrad đều đã bị bao vây. Nên thua Đức không lạ đâu.

Tương tự vậy, Nhật cũng thua, nhưng là thua Mỹ, rồi sau đó thua thêm Liên Xô.

lundi 21 février 2022

Nhà báo kỳ cựu Pháp làm gián điệp cho Tiệp Khắc


Đăng ngày:

Trong thập niên 60, Jean Clémentin, một trong những ký giả cột trụ của tờ « Canard Enchainé » (Con vịt buộc) mang bút danh Jean Manan, làm việc cho tình báo Tiệp Khắc StB với mật danh « Pipa ». Clémentin gặp gỡ các nhân viên tình báo Tiệp nhiều lần tại các nhà hàng khác nhau ở Paris, và đã trao gần 300 bản tin mật, từ tin tức về quân đội Pháp ở Đông Dương cho đến quan hệ Pháp-Đức, sức khỏe của tổng thống De Gaulle. Không chỉ cung cấp thông tin, đôi khi ký giả này còn tung tin giả do StB soạn thảo. 

Theo yêu cầu của nhà sử học Jan Koura, hiệu phó trường đại học Charles ở Praha, hồ sơ trên 1.500 trang về « Pipa » được giải mật năm 2019, và tuần báo L’Obs đã nhờ dịch một số ra tiếng Pháp.