Nga
công khai tuyên bố việc tấn công Ukraine chỉ là giai đoạn 1 của việc khôi phục
lại chủ quyền Liên Xô cũ.
Hôm
nay, Phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga Fedorov trả lời phỏng vấn với truyền thông
Nga như vậy. Ông ta còn nói rằng gian đoạn 2 tiếp theo sẽ là các quốc gia thuộc
Liên Xô cũ.
Ông
ta khẳng định Điện Kremlin thực sự muốn khôi phục đế chế đã chết của mình, và
Nga là “bậc thầy trong chiến tranh” nên chắc chắn sẽ đạt được mong muốn đó.
Hồi
tháng Năm năm nay, khi viết bài “Putin và
những mốc thời gian” tôi đã nghĩ đến lúc sẽ ngồi viết bài này, bài về dịp ở
đâu đó người ta đã dự định kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Liên bang Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô).
Trong
bài đó dù có nhớ, tôi vẫn cố tình “lờ” đi một chi tiết: năm nay 2022 còn là năm
Putin tròn 70 tuổi. Vì mỗi khi nhắc đến tôi lại cảm thấy ghê sợ những con người
như thế, và chẳng muốn nhắc đến quá nhiều nữa.
Khi
đó tôi chưa hình dung ra được vào thời điểm cuối năm, cuộc chiến tranh sẽ như thế
nào nhưng luôn luôn có một hy vọng rằng nó sẽ chấm dứt sớm. Vào thời điểm vừa
qua kỷ niệm ngày Lễ Chiến thắng 9 tháng Năm thì cuộc chiến đã bước vào giai
đoạn hai với những điều chỉnh mục tiêu chiến dịch của Putin: cố gắng chiếm trọn
vẹn hai tỉnh Donbas.
Trang nhất L'Express tuần này đăng chân dung tổng thống Pháp với tựa lớn « Macron trong chiếc bẫy hưu bổng gây chia rẽ », L'Obs nói về cuộc đời và sự nghiệp của nữ thủ tướng Elisabeth Borne, hồ sơ của Courrier International được dành cho kỷ niệm 5 năm phong trào MeToo. Riêng Le Point chạy tựa « Putin, kẻ điên rồ » và đặt câu hỏi, tổng thống Nga liên tục thất bại tại Ukraina, liệu ông ta sẽ còn lôi kéo chúng ta đi tới đâu ?
Kremlin mở hội, chiến trường đẫm máu
Tuần
báo mô tả, bốn ngày sau các vụ nổ đáng ngờ gây rò rỉ hai đường ống Nord
Stream 1 và 2, dưới những chùm đèn mạ vàng ở sảnh Saint-Georges của
điện Kremlin, những khách mời chờ đợi Vladimir Putin loan báo sáp nhập
bốn vùng đất của Ukraina. Sự kiện lẽ ra là lễ hội của nước Nga vĩ đại,
nhưng sự lo âu, bồn chồn có thể thấy rõ nơi các quan chức, từ Nicolai
Patrouchev, nhà tư tưởng của chế độ; phát ngôn viên Dimitri Peskov cho
đến chánh văn phòng Anton Vaino, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Dimitri
Medvedev.
Đế
quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ
1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại.
Nó
thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu
văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không
tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình.
Nền
độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.
Chiều
25/2 có tin quân Nga đã áp sát thủ đô Kiev, Kiev thất thủ chỉ còn tính bằng
giờ. Nhiều người sốt ruột không biết nỗ lực trừng phạt của Âu Mỹ và cộng đồng
quốc tế có kịp với tốc độ xâm lăng của loài quỷ dữ.
Đến
tối lại nghe phong thanh, tổng thống dân bầu một cách văn minh Lezensky và bạo
chúa Putin tham quyền cố vị, đã xuống thang đồng ý đàm phán tại thủ đô Minsk
của Belarus không đầy 48 giờ sau khi nổ ra cuộc xâm lược phi nghĩa của bạo chúa
cuồng loạn Putin.
Đương
nhiên kẻ làm chủ bàn đàm phán sẽ là kẻ đang làm chủ chiến trường. Và theo những
thông tin ít ỏi, rời rạc về cuộc chiến trong thời điểm ấy, thì có vẻ như lợi
thế thuộc về bạo chúa Putin, kẻ ác thắng thế.
Ở
ta, vẫn có kẻ nói “người anh Nga” đang dạy cho “người em Ukraine” một bài học!
Tôi
thấy nhiều bạn có vẻ hả hê cười cợt với chiến tranh, rồi lan truyền nhau cái
đoạn tóm tắt rằng Nga và Ukraine là “con chung một bố”, nhưng tách ra, thằng em
muốn theo phương Tây và thằng anh lấy “gia phong” ra dạy cho thằng em một bài
học...
Câu
này nghe quen lắm, quen mới chỉ ít ngày đây thôi, 17-2, người dân ta còn nhắc
lại, kẻ nào đã nói đại ý vậy trước khi xâm lược đất nước ta vào năm 1979. Nỗi
đau vẫn còn nguyên vẹn đấy.
(NCTG 6/02/2022)“Dường như dân
tộc này đang chiến đấu không chỉ dành lại Tự do cho chính họ. Đâu đó, người
Ukraine còn chiến đấu cho những giá trị phổ quát của Châu Âu và của nhân loại”
- suy nghĩ của tác giả Lâm Bình Duy Nhiên từ Lausanne, Thụy Sĩ.
Ngày
nghỉ Đông cuối cùng, tôi cố tình ghé thăm một nhà hàng Ukraine duy nhất tại
Lausanne.
Đó
là một nhà hàng rất nhỏ, không xa nhà lắm. Hai vợ chồng Ihor, Maryna và chị
Svetlana là những người chủ. Họ chỉ mới sang Lausanne từ năm 2016 để làm việc
cho một tập đoàn thuốc lá nổi tiếng. Sau khi vợ sinh con gái, Ihor quyết định
mở nhà hàng. “Một giấc mơ của anh ta”, Maryna nói. Với
Svetlana là bếp trưởng, nhà hàng nhỏ bé này trở nên một địa chỉ quen thuộc,
không chỉ cho cộng đồng người Ukraine, mà còn cho tất cả những ai muốn khám phá
ẩm thực của Ukraine.
Thế
là Putin, chỉ một ngày sau khi Thế vận hội Bắc Kinh bế mạc, đã ra lịnh cho quân
đội Nga chính thức tiến vào Ukraine.
Thật
ra, Putin đã điều quân đến biên giới Ukraine cả 8 tháng nay, từ tháng Tư 2021,
nhưng mãi đến cuối năm ngoái thì thế giới mới lo sợ hiểm họa Putin sẽ tấn công
Ukraine.
Ukraine
dù mong muốn được gia nhập NATO để được bảo vệ khỏi sự gây hấn và xâm lăng từ
Nga, nhưng NATO cứ lần lữa không biết có nên chấp nhận tư cách hội viên của
Ukraine hay không, vì áp lực và lo sợ phản ứng từ Nga. Cái thế tiến thoái lưỡng
nan này là mối họa mà Ukraine đang phải gánh chịu.
Le Figaro hôm nay 22/12/2021 dành nhiều trang báo để kỷ niệm 30 năm Liên Xô sụp đổ. Tờ báo chạy tựa « Ba mươi năm sau, nước Nga trong bóng tối Liên Xô ». Ở trang trong có các bài viết « Nga
bấu víu quá khứ cộng sản và đế quốc », « Ukraina rạn nứt giữa hoài nhớ
thế giới Xô viết cũ và ý hướng độc lập », « Iekaterinbourg, thành phố
của Boris Eltsine không quên người hùng của mình ».
Phát
biểu từ chức tại Đại hội Đảng Cộng Sản Cuba, ngài Raul nói:
"Tôi hài lòng rằng chúng ta trao
quyền lãnh đạo đất nước cho một đội ngũ lãnh đạo cam kết vì nguyên tắc Cách
mạng và chủ nghĩa xã hội, với tinh thần vì nhân dân, đầy tinh thần nhiệt huyết
và chống đế quốc...".
Theo
định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì "đế
quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến
hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ.
Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là
thuộc địa".
Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Vatican đến Irak chiếm trang nhất nhiều tờ báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa « Đức giáo hoàng Phanxicô thăm Irak, chuyến tông du lịch sử và mang tính chính trị ». Le Figaro nhấn mạnh lời tuyên bố của Đức giáo hoàng với người Công giáo Irak là họ « không đơn độc ». La Croix đăng ảnh ngài thả một con chim bồ câu, với dòng tựa « Người của hòa bình ». Riêng nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến quá trình phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ, còn Libération nói về vụ 10 người đấu tranh cho quyền trợ tử bị điều tra vì buôn bán thuốc cấm.
Về châu Á, Le Monde đặc biệt dành bốn trang báo khổ lớn trong mục « Địa chính trị » để nói về « Trung Quốc, một đế quốc tấn công vào Luật Biển ». Bắc Kinh vin vào cái gọi là « quyền lịch sử » để yêu sách chủ quyền Biển Đông.
(BS 26/01/2021)Nguyễn Hữu Vinh : Bài viết dưới đây là email trao
đổi của cựu Đại sứ Nguyễn Trung với một số thân hữu. Được sự cho phép của ông,
Ba Sàm xin đăng lại và đặt tựa đề. Một số thông tin về tác giả được bổ sung ở cuối
bài.
Thưa
các bạn, tôi nghĩ:
Mọi
người chắc sẽ còn tốn nhiều giấy mực về Trump, vì lẽ công bằng đối với Trump đã
đành, song quan trọng hơn thế còn vì: Qua hiện tượng Trump có rất nhiều kinh
nghiệm và bài học quý báu có thể rút ra đối với nước Mỹ, và về những mặt nào đó
liên quan đến nướcta!
Tôi
không muốn nhìn vấn đề theo kiểu pro hay con Trump,mà chỉ cố sao hiểu được bản chất sự việc, với
hy vọng rút ra đôi điều đúng đắn và bổ ích cho nước mình.
(Thư của tiến sĩ Hà Sĩ Phu gửi trong
Diễn đàn Xã hội Dân sự, nhà hoạt động SươngQuỳnh đăng lại với sự cho phép
của tiến sĩ).
Thưa
các bác,
Cuộc
tranh luận về Trump và Biden không phải là tranh luận về hai con người, hay
tranh luận về nước Mỹ. Mà là nhận thức toàn cục về vận mệnh của thế giới loài
người trước một thử thách, một bước ngoặt vô cùng hệ trọng.
Đó
là : Thế giới còn giữ được đà văn minh như đã và đang có, hay trật tự thế
giới sẽ thay đổi hoàn toàn dưới sự bao trùm của đế quốc Cộng sản Đại Hán? (Lá
cờ Trung Quốc sẽ không phải một sao lớn và bốn sao nhỏ mà sẽ hàng trăm sao nhỏ,
nhiều hơn sao của lá cờ Hoa Kỳ ?)
Chủ
nghĩa Đại Hán giống như chủ nghĩa cộng sản ở chỗ vừa có lý thuyết đẹp đẽ (như
Nho gia), vừa có cương lĩnh trị dân quyết liệt (như Pháp gia), tất cả những
chiến thuật CỰC ÁC đều được bọc bằng cái vỏ CỰC THIỆN.
Đại dịch corona là trọng tâm chính của các tuần san kỳ này, bên cạnh đó là mối đe dọa từ Trung Quốc. L’Express dành 30 trang báo cho việc « Tìm lại chỗ đứng »,
nói về cuộc chiến gay go trên lãnh vực kinh tế sau khi bị con virus từ
Vũ Hán phá hoại. Trong đó nước Pháp có nhiều ưu thế, với điều kiện có
chọn lựa đúng đắn, có lòng can đảm và phải tiến hành ngay lúc này. Le Point giải thích về mặt khoa học virus corona di chuyển trong không khí như thế nào, với hàng tựa « Những gì chúng ta đang hít thở thực sự ».Courrier International đặt vấn đề « Nếu chúng ta thay đổi cuộc sống » sau thời kỳ phong tỏa.
Bức màn sắt đã phủ xuống Hồng Kông
Riêng tuần báo L’Obs
có ảnh bìa đỏ chói với một con rồng màu đen đang cuộn mình, ẩn trong đó
những khuôn mặt Donald Trump, cảnh sát và người biểu tình Hồng Kông,
người Duy Ngô Nhĩ, Tập Cận Bình và những con virus corona…với hàng tựa
lớn : « Trung Quốc, siêu cường tự do tung hoành ».
Đông đảo người biểu tình bao vây trụ sở cảnh sát Hồng Kông ngày 21/06/2019.
Hồng Kông, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Iran,
thắng lợi của phe đối lập trong cuộc đua giành chức thị trưởng Istanbul ở
Thổ Nhĩ Kỳ, đợt nóng gay gắt tại Pháp trong tuần này là những chủ đề
được báo chí Paris chú ý nhất hôm 24/06/2019. Tác giả Nicolas Baverez
trên trang Ý kiến của Le Figaro viết về « Thách thức từ Hồng Kông đối với Trung Quốc ».
Dưới
áp lực của Tập Cận Bình, chính quyền Hồng Kông dưới sự lãnh đạo của
khuôn mặt đầy tham vọng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã chuẩn bị dự
luật cho dẫn độ sang Trung Quốc, vi phạm thỏa thuận ngày 19/12/1984 khi
Luân Đôn trao trả cho Bắc Kinh. Sự siết chặt này diễn ra sau một loạt
biện pháp nhằm khống chế Hồng Kông từ năm 2012 đến nay. Có thể kể :
truyền thông bị buộc vào khuôn khổ, hạn chế tự do ngôn luận, cấm một
đảng đòi độc lập, bỏ tù các thủ lãnh « Cách mạng Dù » năm 2014, bắt cóc năm chủ nhà xuất bản năm 2015, doanh nhân Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) mất tích bí ẩn năm 2017.
Dự
luật này là giọt nước làm tràn ly, gây ra các cuộc biểu tình khổng lồ,
mà ấn tượng nhất là hôm 16/6 với 2 trên 7,4 triệu dân xuống đường. Từ
khi trao trả, chưa bao giờ Hồng Kông có một cuộc khủng hoảng với tầm cỡ
như thế. Và nhất là chưa bao giờ Bắc Kinh lại phải nhượng bộ như vậy,
trong khi đảng Cộng Sản vẫn nhất định độc quyền lãnh đạo, lo sợ mọi dạng
thức đòi tự do sẽ lây lan sang Hoa lục.
Tác giả cho rằng không
nên coi nhẹ việc Tập Cận Bình tỏ ra thận trọng, không muốn sử dụng bạo
lực. Sự lùi bước của Bắc Kinh là một biểu tượng mạnh mẽ, có thể làm
phương hại đến hình ảnh hoàng đế đỏ đầy quyền lực của chủ tịch Trung
Quốc.
Bắc Kinh phô trương hỏa tiễn đạn đạo chống hạm DF-21D trên quảng trường Thiên An Môn, 03/09/2015.
(Người Việt 16/01/2019)Năm 1999, Giáo Sư Paul Bracken của Đại Học Yale cho
xuất bản cuốn sách “Fire in the East: The
Rise of Asian Military Power and the Second Nuclear Age,” trong đó ông
viết: “Cuộc đấu tranh giữa Mỹ và Trung
Quốc… sẽ là sự kiện định nghĩa của thế kỷ thứ 21. Và Trung Quốc sẽ là đối thủ
nguy hiểm hơn nhiều so với Liên Xô cũ.”
Và
điều đó nay đã xảy ra, không phải là một cuộc tranh chấp thương mại bình thường
mà là một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Việc xâm nhập liên tục vào các hệ thống
điện toán quân sự và dân sự của Mỹ của những tay “hacker” người Hoa có liên hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan an ninh tình báo của Trung Cộng chính
là một cuộc chiến không tuyên bố.
Tình
trạng này đã kéo dài nhiều năm và chắc chắn sẽ còn kéo dài thêm cả nhiều chục
năm nữa, bất kể rằng một thỏa thuận về thương mại có đạt được hay không vào lần
này với những tấm hình ông tổng thống Mỹ cười sung sướng bắt tay ông chủ tịch
Trung Quốc trong một tấm hình quảng cáo khiến cho giá cổ phần trên thế giới
tăng vọt lên.
Một trong những
điều kiện tiên quyết để một dân tộc tồn tại và phục hưng những giá trị vật chất
và tinh thần đã bị cưỡng đoạt bởi một nước mạnh láng giềng, là niềm tin vào sự
trường tồn của lịch sử dân tộc, và xây dựng nội lực chờ cơ hội quốc tế thuận
tiện để giành lại chủ quyền.
Đó không phải lời
an ủi suông mà là yếu tố quyết đinh.
Nhờ nuôi dưỡng ý
chí và đấu tranh cho lý tưởng phục hưng mà thế giới ngày nay có thêm những nước
thịnh vượng như Ba Lan, Tiệp Khắc, Latvia, Estonia, Lithuania, Phần Lan, Thổ
Nhĩ Kỳ và khá nhiều quốc gia khác. Những quốc gia này thoạt nghe tưởng đã có
mặt từ xa xưa lắm, không, họ chỉ chính thức hiện diện như những nước cộng hòa
sau khi Đế quốc Nga, Đế quốc Đức và Đế quốc Ottoman tan rã.
Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ
báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến
hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo
Maldives đang gay gắt.
Theo
trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn
và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : « Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao ».