Affichage des articles dont le libellé est Hải ngoại. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải ngoại. Afficher tous les articles

samedi 16 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Bản sắc cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ nhạt nhòa

Dần dần rồi thì cộng đồng người Việt ở đây (Úc) cũng … hòa tan. Và sẽ mất căn cước tính (loss of identity).

Hôm nọ, tôi theo anh bạn đi dự buổi dạ tiệc gây quỹ cho kỷ niệm 50 năm Thuyền Nhân.  Đây là lần đầu tiên đối với tôi. Hơn 500 đồng hương đến dự và đóng góp nhiều tiền. Vậy là thành công rồi.

Nhưng việc tổ chức buổi tiệc làm tôi suy nghĩ về tương lai cộng đồng. Ban tổ chức mở màn buổi tiệc với một bài hát của một ca sĩ trẻ ở trong nước. Nhiều người, kể cả tôi, ngạc nhiên.

jeudi 12 septembre 2024

Trần Trung Đạo - Điều nên tránh trong những ngày tang chế

Tháng trước, Dũng, một người bạn trẻ, đến thăm nhà. Mấy mươi năm mới gặp lại nhau. Chàng thanh niên năng nổ ngày đó nay tóc đã ngả màu và ông anh thì dĩ nhiên tóc đã trắng phau.

Vừa bước vào nhà, sau những câu chào hỏi thường lệ, Dũng chợt hỏi “Linda khỏe không, chắc lớn lắm rồi?”  Linda tên của cơn bão lớn ở miền Trung Việt Nam hơn hai chục năm trước.

Khi nghe tin bão Linda, các bạn và tôi đứng ra tổ chức cứu trợ dưới hình thức một bữa cơm tại nhà hàng Chow Chow City. Chúng tôi không dùng tiền từ vé để lo cho chi phí tổ chức nên phải đi vận động nhiều nơi. Các Cha và các cộng đoàn Cộng Đoàn Công Giáo yểm trợ phần ca sĩ với Khánh Ly, Khánh Hà, Vũ Anh v.v… Các chùa giúp bán vé, tiếp tân, trang trí.

dimanche 25 août 2024

Ngọc Vinh - Anh em thù hận

 

Cô diễn viên này bị moi móc hình ảnh cách đây 10 năm để chửi bới, lên án, rồi phải nhận trách nhiệm, rồi xin lỗi.

Tội nghiệp, cũng vì miếng cơm manh áo mà các nghệ sĩ phải nhịn nhục và tự hạ thấp phẩm giá của mình.

Tôi đoan chắc cô này chẳng có động cơ chính trị gì khi hình ảnh biểu diễn của cô bị liên kết với lá cờ vàng.

mercredi 21 août 2024

Nguyễn Văn Tuấn - “Một bộ phận nhỏ kiều bào chưa thực sự mở lòng, xóa bỏ định kiến”

 

Đó là câu nói của chị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài. Tôi định không có bình luận gì, nhưng thấy lấn cấn, nên phải viết vài dòng gọi là ghi chú.

Câu nói đó của chị lúc nào cũng đúng. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, kể cả ở trong nước Việt Nam, cũng có những người có định kiến và họ không "mở lòng". Thành ra, câu nói đó lúc nào cũng đúng. Và, vì lúc nào cũng đúng nên nó thừa.

Làm quan chức lớn ắt phải có những phát ngôn mang tính thông thái (wisdom), hay nếu không thông thái, thì cũng có thể trích dẫn được (quotable). Còn cái câu lúc nào cũng đúng đó thì phải nói là rất khó trích dẫn để nhớ.

jeudi 30 mai 2024

Mạnh Kim - Nước chia hai đàng

Kiểm soát cả sinh hoạt cá nhân của nghệ sĩ và thậm chí hình ảnh buồng ngủ tư gia chỉ có thể là Trung Quốc và Việt Nam. Chuyện cờ vàng-cờ đỏ, một lần nữa được làm lớn chuyện, đến mức công an và Bộ Văn hóa phải vào cuộc

Tất cả cho thấy vấn đề chia rẽ dân tộc tiếp tục bị khoét sâu, khiến, thêm một lần nữa, người Việt hải ngoại có lý do rõ ràng để nói rằng “đừng tin những gì cộng sản nói” khi nhắc đến “hòa hợp-hòa giải”.

Nếu cần “làm rõ”, Bộ Văn hóa nên “làm việc” với chủ nhà nơi vợ chồng Ngọc Mai-Quốc Nghiệp đến ở tạm. Rằng tại sao họ lại treo cờ vàng trong nhà! Việc quan trọng hóa vấn đề khi làm to chuyện, thậm chí rất to, với chủ ý “tạo dư luận”, bằng cách viết rằng vợ chồng Ngọc Mai-Quốc Nghiệp “vô tư nô đùa bên cờ ba sọc”, đã cho thấy sự việc bị đẩy lên một cách ngớ ngẩn lố bịch. Nó chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết và sự khước từ thực tế. Đơn giản vì cờ vàng hiện diện mọi nơi trong đời sống cộng đồng hải ngoại.

mardi 28 mai 2024

Dương Công Quan - Nhà văn Trần Hoài Thư đã từ giã bạn bè

Hai ngày trước huynh trưởng Lê Hoàng Viện khóa 5/68 Thủ Đức, tức nhà văn Lê Cần Thơ từ bên Houston báo tin cho biết là sau khi chị Nguyễn Ngọc Yến mất thì nhà văn Trần Hoài Thư ngã bệnh nặng lắm sợ không qua khỏi.

Theo bác sĩ thì quỹ thời gian dành cho anh Trần Hoài Thư vài ngày nữa thôi là cạn kiệt. Dẫu biết là như thế nhưng tôi vẫn thầm hy vọng và cầu nguyện, dù tia hy vọng vô cùng mỏng manh. Những lời cầu nguyện đó không được đáp ứng nên sáng nay nghe tin anh Trần Hoài Thư đã đi theo chị Yến rồi. Tôi bàng hoàng không tin là anh đã đi nhanh như thế nên tôi đã hỏi anh Lê Hoàng Viện để xác nhận lại. Sự thực vẫn là sự thực dù không muốn tin. Buồn ơi là buồn !

Nhớ đến anh thì không thể không nhớ đến lần đầu tôi gặp anh ngoài đời cách đây 53 năm tại Quân Y Viện Ban Mê Thuột trong thời chinh chiến. Năm 1971 tôi bị thương được đưa về đây điều trị. Giường bên cạnh là một trung úy của sư đoàn 23 với cặp kính cận dày cộm có sợi dây thun buộc phía sau. Đó là trung úy Trần Quí Sách tức nhà văn Trần Hoài Thư. Thế là hai người quen nhau.

mardi 19 mars 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Tiếng Việt thời nay

Hôm nay, tôi nhận được một email của một người Sài Gòn mở đầu bằng chữ “Kính gởi …” (thay vì ‘kính gửi’). Mát dạ ghê nơi! Và, làm tôi có cảm hứng thổ lộ vài tâm tình về tiếng Việt ngày nay.

Tôi là người lớn lên với Tiếng Việt thời trước 1975, tức là Tiếng Việt trong Tự Lực Văn Đoàn của những Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, v.v…Đó cũng là tiếng Việt của các tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Quỳnh, và sau này là Mai Thảo cùng nhóm tạp chí Bách Khoa lừng danh một thời. Đó cũng chính là Tiếng Việt thời 1945 và sau này được gìn giữ ở trong Nam.

Thời đó, chúng tôi nói và viết Tiếng Việt theo thứ tự tự nhiên. Chẳng hạn như chúng tôi được dạy là 'hôi thúi' (hay 'hôi thối') vì một vật thể khi bị chết đi, nó đi từ 'hôi' mới đến 'thúi.' Chúng tôi nói 'khai triển' (khai trương rồi mới phát triển). Các thầy dạy cho biết đó là cách nói của người Việt được coi là thuận với thiên nhiên.

vendredi 26 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Dành cho quê hương

 

Sáng nay Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tổ chức giới thiệu Bộ sưu tập tranh của danh họa Lê Bá Đảng do vợ chồng nhà phê bình nghệ thuật - văn học Thụy Khuê tặng.

Khi biết nhã ý của vợ chồng nhà văn Thụy Khuê muốn bộ sưu tập tranh nghệ thuật hơn 230 bức của Lê Bá Đảng gửi tặng quê hương, ông Phan Nguyễn Như Khuê trưởng ban Tuyên giáo thành ủy TP.HCM cùng ông Trần Thế Thuận giám đốc sở Văn hóa Thông tin đã bay qua Paris trực tiếp trao đổi với vợ chồng bà Thụy Khuê, để Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được tiếp nhận di sản mỹ thuật này.

Và hôm nay TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt tranh Lê Bá Đảng do ông bà Thụy Khuê tặng rất trang trọng. Ông chủ tịch Phan Văn Mãi gửi lẵng hoa chúc mừng. Ông Dương Anh Đức phó chủ tịch thành phố cùng vợ chồng bà Thụy Khuê cắt băng khánh thành.

vendredi 6 octobre 2023

Lưu Trọng Văn - Chỉ cần gửi tiền là được rồi

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.

Nhưng…

Những ai yêu nước muốn đeo đuổi tinh thần của Phan Châu Trinh - nâng cao Dân trí, chấn hưng Dân khí, một thời đem chất xám và tiền bạc về Việt Nam lập trường đại học đều bầm dập và thấm thía chữ “nhưng”này.

vendredi 5 mai 2023

Nguyễn Gia Việt - Cờ vàng, cờ đỏ và lòng người

 

Coi báo thấy có nhiều cái vui vui. Thí dụ như nước nào đó nhận xét, báo cáo về Việt Nam thế này thế nọ về ABC gì đó, thì Việt Nam sẽ nói là "Xin tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác".

Nhưng rồi Việt Nam cũng có nhiều cái là lạ. Như vụ chánh phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh thì phó phát ngôn cho biết Việt Nam "Rất lấy làm tiếc trước việc Chính phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của tòa án".

Bà Thanh trước đó được tòa án sơ thẩm tại Seoul ra phán quyết ủng hộ, yêu cầu chánh phủ Hàn Quốc phải bồi thường cho vụ "thảm sát" tại Quảng Nam năm 1968. Trong số các nạn nhân có người thân của bà Thanh. Chuyện tòa án và chánh phủ Hàn Quốc là chuyện nội bộ của Hàn Quốc !

dimanche 22 janvier 2023

Jimmy Nguyen Nguyen - Tết Melbourne

 

Có một thực tế là người Việt ở hải ngoại ngày càng đông hơn. Làn sóng tị nạn từ năm 75 đưa người Việt ra nước ngoài khoảng hai triệu. Không có một thống kê chính thức nhưng tui đoán số người đó bây giờ gấp khoảng 5 lần.

Tính sơ trong bà con nội ngoại tui là đúng như vậy. Số đẻ thêm thì một bằng hai, số bảo lãnh thì hai bằng bốn, bảo lãnh xong thì phải... đẻ. Bốn thành tám. Số đi lao động không kể. Số du học sinh ở lại không kể. Và một số rất đông bên thắng cuộc cũng chọn các nước tư bản để định cư nữa chớ hỏng ai chịu qua Nga hay Tầu mua nhà gì hết.

Kể sơ sơ là bà con thấy rằng số người Việt ở nước ngoài chỉ tăng chớ không giảm. Ta đi mang theo quê hương. Ai cứ ăn Tết Tây, chớ người Việt phải là Tết Ta.

vendredi 22 juillet 2022

Nguyễn Văn Tuấn - Ông Tô Văn Lai (1937 - 2022) 'đi mang theo quê hương'


Ông Tô Văn Lai, một trong những người có ảnh hưởng lớn đến đời sống âm nhạc và văn hóa ở hải ngoại, mới qua đời ở tuổi 85. Ông để lại cho đời một sân khấu mang tên 'Thúy Nga Paris by Night' như là một tài sản tinh thần của hàng trăm triệu khán giả trong và ngoài nước.

Kỷ niệm những ngày đầu xa quê

Dạo đó (đầu thập niên 1980), tôi mới định cư ở Úc và quần quật làm lại cuộc đời ở quê hương mới, nên ít khi nào chú ý đến nhu cầu văn nghệ. Bạn bè gặp nhau ngày cuối tuần thì chủ yếu là ăn uống và ca hát theo kiểu 'cây nhà lá vườn'. Người cầm đờn, kẻ nghêu ngao ca hát những ca khúc nổi tiếng thời trước 1975 hay những ca khúc thương nhớ về quê nhà mà chúng tôi nghe được từ bên trại tị nạn. Đời sống âm nhạc và văn hóa của người Việt xa xứ thời đó chỉ có vậy.

Nhưng năm 1983 thì xuất hiện cái video VHS ca nhạc có tựa đề là "Paris by Night" (chữ màu vàng), và không ngờ rằng đó là thởi điểm làm thay đổi sinh hoạt ca nhạc ở hải ngoại một cách vĩnh viễn. 

Tuấn Khanh - Ông Tô Văn Lai, người vinh danh một dòng văn nghệ bị cấm đoán


Ông Tô Văn Lai (1937-2022), người sáng lập trung tâm Thúy Nga Paris vừa qua đời vào ngày 19 tháng Bảy tại California, hưởng thọ 85 tuổi.

Cuộc đời của ông Tô Văn Lai là một câu chuyện độc đáo của một người yêu văn nghệ. Ông mang niềm đam mê dựng lại sân khấu cùng một nền ca nhạc kịch đã có, bên ngoài Việt Nam, và rồi dần góp phần trở thành cột trụ văn hóa của người Việt tự do trên toàn thế giới.

Cũng như Trung tâm Asia, Thúy Nga Paris ở hải ngoại không chỉ đem lại những chương trình giải trí. Mà nó còn là phần vinh danh và xoa dịu vết thương lòng của giới văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam, suốt một thời gian dài bị chìm trong bóng tối bởi định kiến và những sự cấm đoán.

mardi 6 juillet 2021

Đỗ Hoàng Diệu - Nỗi đau mất nước khó mà buông bỏ…


Mười lăm năm trước, lần đầu tiên tôi nghe quốc ca của nước Việt Nam Cộng Hòa tại đại học Berkeley, trong một đêm văn nghệ của sinh viên gốc Việt.

Khi bản nhạc vang lên, dù có chút bỡ ngỡ,  tôi vẫn hiểu ngay đó là gì, bởi đã đọc không nhiều nhưng cũng không phải quá ít sách vở, tư liệu về lịch sử - chiến tranh Việt Nam. Những thứ sách giáo khoa phổ thông không đề cập, những thứ giáo trình đại học né tránh, những thứ báo chí chính thống vạch làn ranh đỏ. Chị T. thì ngây thơ nên ngơ ngác la lên : ơ, họ bỏ nhầm đĩa à, đây đâu phải quốc ca Việt Nam.

Hai mươi bảy năm trước, lần đầu tôi đến Saigon. Anh lễ tân khách sạn dễ thương thủ thỉ: "Ngoài bển mưa có nhiều như Sài gòn không em?" "Anh cũng tính lúc nào ra bển xem một chuyến cho biết mà má anh cấm".

mardi 2 février 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thiên kiến thông tin


'Tam sao thất bổn' (ba lần chép lại làm mất cái gốc) là thành ngữ của người mình để chỉ tình trạng thông tin bị làm sai lệch vì qua nhiều lời kể chuyện hay chép chuyện.

Thành ngữ còn đề cập đến việc truyền miệng (có ý thức hay vô ý thức) dẫn đến hiểu lầm và hậu quả nghiêm trọng. Trong khoa học tâm lý cũng có nghiên cứu về hiện tượng 'tam sao thất bổn'. Qua câu chuyện về Trump, tôi đi đến kết luận: không tin vào giới elite Việt Nam.

Một nhóm người Việt có thể xem là (hay họ tự gọi với nhau) 'trí thức' mỗi ngày truyền nhau qua email những bài viết mang tính vĩ mô về Việt Nam. Đa số là những bài có xu hướng đấu tranh cho dân chủ. Mấy tuần gần đây họ truyền nhau những bài viết về ông Trump và 'triều đại Trump', nhưng gần như tất cả đều là tin xấu.

vendredi 18 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Rón rén đề nghị !


"Nghị định 144 bỏ hoàn toàn việc dùng từ "cấp phép" vốn gây dị ứng về sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước với hoạt động văn hóa văn nghệ, được thay bằng từ "văn bản chấp thuận" (nghe như quơ tay trúng má!).

Và điểm mới được đông đảo dư luận hoan nghênh nhất ở thời điểm này, là nghị định mới hoàn toàn không còn nhắc tới các khái niệm: "tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam" (hay được gọi "ca khúc trước 1975"), người biểu diễn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (ca sĩ hải ngoại)."

***

Nhân việc nghị định 144 vừa ký, từ nay xem các ca khúc của Việt Nam Cộng Hòa là... của chung, các ca sĩ hải ngoại là... một nhà, tui xin rón rén đề nghị áp dụng cho mọi ngành văn học nghệ thuật luôn.

jeudi 10 décembre 2020

Don Hồ - Chí Tài & Phương Loan


Cuối cùng thì cũng phải chấp nhận tin anh Chí Tài đã ... không còn nữa !

Hai giờ sáng đêm qua nghe mấy người bạn ở bên Sài Gòn báo cho hay, còn bán tin bán nghi.

Nhắn tin đại cho chị Phương Loan là vợ anh Chí Tài coi chị còn thức không:

- [Chị Phương Loan ơi...]

Và chỉ vậy thôi, không dám đá động gì tới anh Chí Tài.

mercredi 9 décembre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Nghệ sĩ Chí Tài bất ngờ ra đi vì đột quỵ, một sự trớ trêu


Chí Tài, một trong những nhân vật văn nghệ nổi tiếng ở hải ngoại, mới qua đời ở Sài Gòn vài giờ trước. Theo tin từ báo chí trong nước, anh bị đột quỵ trong lúc tập thể dục. Anh thọ 62 tuổi.

Ở hải ngoại vào thập niên 80s và 90s, ban nhạc Chí Tài qui tụ nhiều nghệ sĩ có tiếng như ca sĩ Phương Loan (sau này thành hôn với Chí Tài), nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, nghệ sĩ Kiều Linh, nhạc sĩ Trúc Hồ, v.v…

Chí Tài còn mở studio thu thanh cho nhiều ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại. Sau này, anh được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn phát hiện có năng khiếu hài, nên chuyển sang đóng vai hài cho các show Thúy Nga. Có thể nói không ai ở hải ngoại mà không biết đến Chí Tài.

samedi 21 septembre 2019

Nguyễn Quang Duy - Cách mạng Việt Nam: Cấp tiến chống Bảo thủ


Bạn đọc nhận xét “biết người, biết ta” nên không thể hy vọng vào thay đổi chính trị tại Việt Nam. Quả đúng nếu xem “ta” chỉ gồm vài tổ chức đấu tranh èo uột, chia năm xẻ bảy, chẳng ai phục ai, còn cộng sản nắm quân đội, công an, nhân lực, tài lực đất nước.

Nhưng nếu biết “ta” gồm những người cấp tiến muốn thay đổi chính trị, muốn hướng đến tự do, còn “người” là thành phần bảo thủ kềm hãm thay đổi thì rõ ràng một cuộc cách mạng cấp tiến đang diễn ra tại Việt Nam.

Bài viết này giúp trả lời hai câu hỏi của bạn đọc J. Trần:

(1) Ai là người đi tiên phuông (tiên phong cách mạng)?

(2) Vũ khí nào tốt nhất để đi tiên phuông (tiên phong cách mạng)?

vendredi 30 août 2019

Nguyễn Quang Duy - Thoát Trung mà thoát cái gì?


Ý kiến về cách tổ chức đấu tranh cách mạng

Thứ Sáu tuần rồi 23/08/2019, một người bạn của tôi là từ Hoa Kỳ sang thăm có kêu gọi tôi ủng hộ phong trào thoát Trung, do tổ chức anh đang vận động.

Tổ chức của anh là một tổ chức đấu tranh cách mạng, theo chủ thuyết nhân bản, thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1992. Xin nêu rõ điều này để tránh hiểu lầm với các tổ chức khác, vì những điều tôi góp ý là nhìn chung cho các tổ chức đấu tranh cách mạng. Cảm thấy cuộc trò chuyện khá thú vị, tôi xin viết lại, cũng vừa để ghi nhớ vừa để chia sẻ cùng bạn đọc.

Nhân bản kiểu cách mạng

Chữ nhân bản có hai nghĩa và khá thú vị hai nghĩa lại có phần đối nghịch. Nghĩa thứ nhất là sinh sản hay sao chép. Thí dụ con giống cha không thể giống ông hàng xóm hay nhân bản tế bào gốc con trừu thì thành con trừu dolly, không thể thành con bò hay con heo.