Affichage des articles dont le libellé est Dân quân biển. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Dân quân biển. Afficher tous les articles

vendredi 19 novembre 2021

Biển Đông : Bắc Kinh đã tổ chức dân quân biển như thế nào

 

(Nathalie Guibert, LeMonde 18/11/2021) Một điều tra của đơn vị tư vấn Mỹ CSIS mô tả việc quân sự hóa ngày càng tăng các đoàn tàu đánh cá chuyên phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích Trung Quốc trên Biển Đông.

Trợ cấp của nhà nước, các nhánh tuyển mộ có tổ chức, những sở hữu chủ có liên quan đến chính quyền Bắc Kinh : một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington công bố hôm 18/11 đã vén lên chiếc màn bí mật về tổ chức mới của dân quân biển Trung Quốc (hải thượng dân binh, hay « haishang minbing »), nhánh vũ trang của chính sách bành trướng hung hăng do Bắc Kinh tiến hành ở vùng biển sát cạnh.

Trên Biển Đông, những tàu có vẻ ngoài dân sự này nổi tiếng là thường sách nhiễu ngư dân Philippines, cắt đường các chiến hạm Mỹ, hay tập trung hàng mấy chục chiếc trước một số bãi đá ngầm tranh chấp để gây áp lực lên các nước ven biển. Xuất hiện từ năm 1974, dân quân biển đã giúp Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

mardi 23 mars 2021

Mai Thanh Hải - « Biển này là của tao, đảo này là của tao »


1. Đầu tháng 7.2019, mình viết loạt bài nhân kỷ niệm 30 năm tiểu đoàn DK1 (Vùng 2 Hải quân). Báo vừa đăng, lãnh đạo gọi: “Cấp trên yêu cầu giải trình”.

Thế là mình phải bỏ dở quy trình kiếm thằng cu, hì hục gõ 3 trang A4, báo cáo quá trình tác nghiệp, lần mò gặp gỡ các nhân chứng, lấy tài liệu... Và cuối báo cáo, ghi thẳng kiến nghị “Đây là những chuyện thật, tài liệu công khai và tuyên truyền để bạn đọc hiểu về rõ thêm về quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng - Nhà nước và nhất là Quân đội, cùng các thế hệ cựu chiến binh - cựu quân nhân. Yêu cầu cơ quan chức năng không gây khó dễ vô lý cho cơ quan báo chí và người làm báo”.

Vụ này, sau không thấy nhắc lại nữa, nhưng các cựu chiến binh - nhân vật của mình thì rất bức xúc: “Họ đến hỏi chúng tao từng ly từng tí. Bộ đội nhà giàn đóng quân 30 năm nay, cả thế giới biết, có đ*o gì phải sợ sệt, lo lắng”.

jeudi 27 juin 2019

Lực lượng hải quân giấu mặt của Trung Quốc trên Biển Đông

Một tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá.

Quần đảo Trường Sa hiện có năm bên yêu sách chủ quyền, là nơi nóng bỏng nhất trên Biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling, giám đốc Asia Maritime Transparency Initiative trong bài viết « Hải quân giấu mặt của Trung Quốc » đăng trên báo Foreign Policy hôm 25/06/2019 khẳng định, các bằng chứng cho thấy những tàu được cho là tàu đánh cá Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp này là một phần của lực lượng dân quân biển mở rộng của Bắc Kinh.

Một số nhà phân tích tiếp tục nghi ngờ về sự hiện diện và các hoạt động của dân quân biển. Số khác, đặc biệt là có liên hệ với các định chế Trung Quốc và báo chí Nhà nước, tìm cách trưng ra những hình ảnh vệ tinh đã được cắt xén một cách nghệ thuật, chỉ sử dụng những dữ liệu có lợi cho mình, hoặc đơn giản là làm ngơ trước thực tế, tấn công vào những ai đưa ra bằng chứng về các hoạt động của dân quân biển.

Điều này không gây ngạc nhiên vì mục đích dùng đến dân quân biển là tấn công ở mức thấp hơn quân đội chính quy, làm phức tạp thêm sự đối phó của các bên khác - trong trường hợp này là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan cũng như Hoa Kỳ - qua việc giấu mặt sau lớp vỏ dân sự. Nhờ đó Bắc Kinh có thể chối bỏ mọi bằng chứng của các hành vi hung hăng trên biển. Tuy nhiên những bằng chứng này tự nó đã nói lên tất cả.