Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, Sergey
Lavrov, đã phàn nàn về những khó khăn trong việc bảo dưỡng máy bay của ông do lệnh
trừng phạt.
Lavrov nói, ngay cả những quốc gia « thân
thiện » cũng từ chối tiếp nhiên liệu cho những máy bay được giao cho ông.
Còn thư ký báo chí Điện Kremlin Peskov
thì nói rằng nguyên nhân Tổng thống Putin hạn chế công du quốc tế là do các nước
không hợp tác trong việc tiếp nhiên liệu cho chuyên cơ, chứ không phải là bị cô
lập ngoại giao. Cơ mà ông ta vẫn cố tình giấu đi nguyên nhân chính là Putin hiện
đang bị truy nã bởi Tòa Hình sự Quốc tế ICC.
Tui không giấu diếm gì tình cảm với nước
Nga, âm nhạc Nga, hội họa Nga (văn học Nga thì tui vốn lười đọc nên không biết
nhiều).
Nhưng ngay cả khi đó tui vẫn thấy nước
Nga có gì đó không ổn. Có thể từ tư duy Đại Nga nó làm hỏng người Nga chăng ? Một
người nhập cư hoàn toàn có thể có chỗ đứng ở Mỹ, Đức hay Pháp nhưng ở Nga hầu
như không thể.
Dù rằng Nga chỉ là “ngoại ô của châu Âu”
nhưng họ luôn tự coi họ ngồi lên đầu thiên hạ. Cũng không sao nếu họ chứng tỏ
được sự văn minh hơn hẳn. Nhưng sự thật thì ngược lại ! Và giờ thì cuộc chiến
tranh xâm lược của Putin phát động đã đạt được gì ? Nga chưa bao giờ bị khinh bỉ
và cô lập như vậy.
Hai
đề tài quan trọng nhất trong hội nghị BRICS là mở rộng để thâu nhận các thành
viên mới, và giảm bớt vai trò chế ngự của đô la Mỹ. Hội nghị không đưa ra một
quyết định nào cả.
BRICS
ghép các chữ đầu trong tên gọi Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ), China
(Trung Quốc) và South Africa (Cộng Hòa Nam Phi), gồm 40% dân số cả thế giới và
26 phần trăm Tổng Sản Lượng toàn cầu. Lãnh tụ năm nước mới tập họp ở
Johannesburg, Nam Phi trong ba ngày, gồm Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva
(B), Thủ tướng Narendra Modi (I), Chủ tịch Tập Cận Bình (C), Tổng thống Cyril
Ramaphosa (S). Đại diện Nga (R) là Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Tổng
thống Vladimir Putin không có mặt vì ông đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) kết
tội diệt chủng ở Ukraine. Chính phủ Nam Phi,
một thành viên của ICC, vì bổn phận sẽ phải bắt giam ông theo nguyên tắc. Ông
Putin đã gửi một video chào mừng, trong đó ông kết án Mỹ và khối NATO gây ra
cuộc chiến Ukraine – một điều không ai tin.
Từ ngày tiến hành chiến tranh xâm lược
Ukraina, nước Nga của Putin bị cô lập thê thảm trên trường quốc tế.
Cả thế giới chỉ còn năm, sáu quốc gia là
đồng minh của Nga, trong đó có Belarus, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Venezuela,
Nicaragua. Iran đang hằn học muốn trở mặt với Nga sau khi Ngoại trưởng Lavrov
tuyên bố công nhận 3 hòn đảo đang tranh chấp ở vùng Vinh Persian là của Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA).
Hôm 27/07/2023 tại Moskva đã diễn ra Hội
nghị Thượng đỉnh giữa nguyên thủ Nga và nguyên thủ các nước Châu Phi do Putin tổ
chức.
Theo
The Moscow Times, đây là Hội nghị mà ông Putin đặc biệt kỳ vọng và mong đợi,
nhằm thể hiện vai trò của Nga và cá nhân trong tình trạng đang bị thế giới cô
lập.
Nhưng
38 trong số 54 quốc gia châu Phi đã không cử các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của
họ đến hội nghị thượng đỉnh, sẽ được tổ chức vào ngày 27-28 tháng Bảy với sự
tham gia của Tổng thống Vladimir Putin.
Có
tổng cộng 27/54 quốc gia châu Phi tham gia. Năm 2019 là 45. Trong đó:
Khối
V4 (Vesegrád 4) hội tụ 4 quốc gia cựu cộng sản vùng Đông Trung Âu (Ba Lan,
Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia), mà tới thời gian gần đây Hungary còn nỗ
lực để chiếm vai trò thủ lĩnh, không còn sự thống nhất như trước.
Đó
là do thái độ của Budapest trong hồ sơ cuộc chiến xâm lược Ukraine do Liên bang
Nga khởi động.
Mới
đây nhất, một cuộc họp của các Chủ tịch Quốc hội 4 nước này, dự định sẽ diễn ra
vào thứ Sáu tuần sau, đã bị tuyên bố hủy vì Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Czech Markéta Pekarová Adamová và Chủ tịch Thượng
viện Miloš Vystrčil đã từ chối ngồi cùng bàn
với phía Hungary. Mạng Seznamzpravy.cz được biết rằng các lãnh đạo của lưỡng
viện lập pháp Ba Lan cũng sẽ không tham dự cuộc
họp nếu nó được tổ chức.
Bài viết kể ra trường hợp của một doanh nhân Pháp, cách đây ba năm
rất hào hứng khi đến làm việc ở Thượng Hải, nhưng nay cùng với 30.000
đồng hương đang sống trong khủng hoảng với chính sách zero Covid. Bây
giờ họ mới biết thế nào là độc tài : các trạm kiểm soát ở khắp ngả
đường, phải tải ba ứng dụng điện thoại để bị kiểm tra mọi lúc và một
loạt những quy định ngặt nghèo …Người vợ của doanh nhân trên đi sinh
con, cả nhà phải cách ly trong bệnh viện, và khi trở về đến 40 ngày sau
vẫn chưa đến được lãnh sự quán để khai sinh, em bé thành vô tổ quốc.
Một
người bạn Ý vợ cũng mới sinh con thì còn tệ hại hơn : bà mẹ bị buộc đi
cách ly trong lúc đang cho con bú vì dương tính với Covid, người cha ở
nhà ngồi ôm con nhưng sữa tìm mua không có… lãnh sự can thiệp cũng như
không. Nhờ tuần báo đăng lên trường hợp của mình, họ được cấp giấy và
lập tức mua vé máy bay về nước dù với cái giá cắt cổ, chẳng bao giờ muốn
quay lại Hoa lục.
Hôm
thứ Hai vừa qua Tổng Thống (TT) Vladimir Putin tuyên bố về sự kiện Phần Lan và
Thụy Điển muốn gia nhập khối NATO như sau:
“Đối với việc gia nhập (NATO) của các
quốc gia này, nước Nga không có vấn đề gì cả.
Cũng có nghĩa là không có sự đe dọa tức thời khi NATO bành trướng với sự tham
gia của các nước ấy”.
Lời
phát biểu nhu mì ôn hòa của một con gấu hiếu chiến quen bắt nạt những đối tượng
yếu thế, đã khiến phương Tây ngạc nhiên không ít.
Suốt
mấy mươi năm nắm quyền, Putin đã tạo cho mình một quyền lực sắt máu, y như
những bạo chúa Trung cổ.
Hiện
nay, mọi nhận định về cuộc xâm lược do y tiến hành, từ các nhà chính trị, các
chuyện gia... đều kết luận: chiếm hay không chiếm được Kyiv thì mọi chuyện đã
sụp đổ.
Người
dân Nga sẽ bước vào thời kỳ khó khăn kéo dài không biết bao lâu, và thậm chí
mệt mỏi hơn thời chiến tranh lạnh.
Hôm
nay thứ Tư Lễ Tro, một đại lễ của những người theo đạo Công Giáo, trong đó có tôi,
mở đầu mùa thương khó của Chúa Giê Su, xác tín rằng thân xác con người là bụi
tro, khi chết sẽ trở về tro bụi.
Trong
lịch sử nhân loại, không ít bạo chúa đã tìm đủ cách trường sinh bất tử trong vô
vọng. Bởi khi nắm được quyền lực và tiền tài, người ta ảo tưởng quyền lực giúp
họ muốn gì cũng được. Nhiều bạo chúa tự cho mình là thiên tử có quyền sinh sát,
nhưng cuối cùng cũng chết, khi chết cũng thành bụi tro để lại tiếng đời mai mỉa
:
Thông tín viên Carrie Nooten tường trình từ New York :
Đó
là một cuộc bỏ phiếu đã khiến các đại sứ của 193 quốc gia đứng dậy vỗ
tay kéo dài vang dậy trong phòng họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tất cả đều ý thức được thời điểm lịch sử. Một cuộc chiến tranh đã được
tuyên bố cách đó chưa đầy một tuần, một Hội đồng Bảo an bị trói tay vì
một ủy viên thường trực phủ quyết, mà đó cũng chính là kẻ tấn công… Rốt
cuộc, một cuộc họp Đại hội đồng đã tránh được bế tắc này, nhờ « Đoàn kết
vì hòa bình » - cũng là tên của nghị quyết.
Văn bản tố
cáo Nga tấn công Ukraina, lên án quyết định của Nga về việc có thể sử
dụng vũ khí nguyên tử bất kỳ lúc nào, lên án Belarus đã hỗ trợ kẻ gây
chiến. Có 81 nước bảo trợ nghị quyết, 141 nước bỏ phiếu thuận. Và chỉ có
4 nước đứng về phía Nga để bỏ phiếu chống là Belarus, Bắc Triều Tiên,
Erythrea và Syria. Giờ đây với cuộc bỏ phiếu này, Liên bang Nga chính
thức gia nhập câu lạc bộ các nước bị cả thế giới ruồng bỏ.
Trong khi thế giới mở cửa trở lại, thì Trung Quốc tự đóng cửa. Tập
Cận Bình không đến Roma ngày 30 và 31/10 để tham dự thượng đỉnh G20 cũng
như không đi Glasgow từ 01-12/11 dự hội nghị khí hậu thế giới COP26.
Tương tự đối với Senegal, nơi diễn ra thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi
cuối tháng 11. Tại châu Âu, ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thay mặt ông.
Đã tuyên bố chiến thắng virus, ông Tập phải tiếp tục Zero Covid
Tác
giả Nicolas Baverez nhắc lại, hồi thế kỷ thứ 15, Trung Quốc và châu Âu
tách rời nhau. Trung Hoa thời đó là đại cường số một thế giới, chủ
trương bế quan tỏa cảng, năm 1433 đột ngột kết thúc những chuyến thám
hiểm của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) từ Đông Nam Á đến bán đảo Ả Rập và
phía đông châu Phi. Cùng lúc đó, châu Âu tiến hành toàn cầu hóa lần đầu,
hướng về một nền kinh tế tư bản thâm dụng. Đế quốc Trung Hoa đóng cửa
và bắt đầu suy tàn, trong khi phương Tây nắm quyền kiểm soát lịch sử.
Theo thông tín viên Stéphane Lagarde ở Bắc Kinh, có thể coi đây là sự thừa nhận thế cô lập của Trung Quốc trên trường quốc tế.
« Đây
không phải là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình kêu gọi truyền thông Nhà
nước chưng ra hình ảnh tích cực về Trung Quốc. Cũng không phải lần đầu
những cán bộ đảng và các « chuyên gia cao cấp » được mời gọi ồ ạt tham
gia các cuộc họp quan trọng, những diễn đàn và hội nghị quốc tế, để cố
gắng giành cho được phần thắng trong trận chiến ngôn từ, chủ yếu với Hoa
Kỳ.
Hôm 2 tháng 9,
2019, một bạn Facebook đặt câu hỏi trong phần lời bình của bài Cơn Ác Mộng Của Tập Cận Bình: Hong Kong Trở
Thành Một Đài Loan: “Với nhãn quan và tầm nhìn của mình, chú cho rằng Tập
và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có những bước đi nào tiếp theo với nước Mỹ, thưa
chú?”
Nguyên văn câu
trả lời của tôi:
“Năm 2019 sắp
qua, trong năm 2020, mỗi bên, Trump và Tập đều có những ưu tiên cần phải hoàn
thành. Ưu tiên của Tổng thống (TT) Trump là tái đắc cử nhiệm kỳ hai, và ưu tiên
của Tập là phục hồi hay ít nhất giữ nền kinh tế không bị tụt nhanh hơn.
Reuters tối Chủ nhật 15/03/2020 dẫn một
nguồn tin thân cận cho biết, chính phủ Pháp đang chuẩn bị ra sắc lệnh để buộc
người dân Pháp ở nhà, hạn chế tối đa việc di chuyển để cố gắng ngăn chận nạn dịch
virus corona lan tràn trên toàn quốc.
Cho đến hôm nay, con virus từ Vũ Hán đã
làm cho 127 người chết tại Pháp và 5.423 người bị lây nhiễm (tăng 900 ca trong
vòng 24 giờ), khiến chính quyền buộc lòng phải loan báo vào tối thứ Bảy 14/3 ra
lệnh đóng cửa các quán cà phê, nhà hàng, quán bar và những cơ sở thương mại
không thiết yếu.
Tin khẩn : Thủ tướng Pháp Edouard
Philippe lúc 19h30 Paris loan báo đóng cửa tất cả những địa điểm tụ họp không
thiết yếu (quán cà phê, nhà hàng, rạp xi-nê, quán bar…) từ nửa đêm hôm nay
14/03/2020. Pháp chính thức bước sang giai đoạn 3.
Đến hôm nay tại Pháp đã có 4.499 người bị
nhiễm virus corona, 91 người tử vong.
Tổng cộng trên thế giới có 153.503 ca
dương tính (trong đó 85 có từ 10 ca trở lên), 5.789 người chết tại 42 nước.
(AFP 23/02/2020) – Chính phủ Ý loan báo cô lập
ít nhất 11 thành phố, chủ yếu tại Lombardia (miền bắc) sau khi phát hiện gần 80
người bị nhiễm virus corona và 2 trường hợp tử vong vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy
22/2.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố trước
báo chí : « Tại những vùng bị coi là ổ dịch, không ai được ra vào
trừ trường hợp đặc biệt ». Ông cũng loan báo đóng cửa các công ty và
trường học tại những vùng này, đồng thời hủy bỏ tất cả những sự kiện nơi công cộng
(lễ hội hóa trang carnaval, thi đấu thể thao, học sinh đi tham quan…).
Ổ dịch chính nằm quanh Codogno, cách
Milano 60 km. Tại thành phố này và 9 thành phố khác bên cạnh, tất cả các quán
bar, tòa thị chính, thư viện, trường học… đều đã bị đóng cửa từ tối thứ Sáu 21/2,
trừ các nhà thuốc tây.
Bệnh dịch virus corona chết người đã làm tê liệt một phần lớn Trung
Quốc, nhưng những thay đổi chưa bao giờ ấn tượng như thế tại đô thị đông
dân nhất và cũng thành phố cảng lớn nhất nước, đó là Thượng Hải (27
triệu dân).
Chấm dứt nạn kẹt xe và những vỉa hè đầy doanh nhân vội
vã đến văn phòng. Các đường phố bây giờ vắng tanh, buồn thảm, cửa sắt
những quán bar được kéo xuống và các tiệm buôn đóng cửa. Vài khách bộ
hành hiếm hoi lướt qua như những cái bóng, giấu mặt sau chiếc khẩu
trang.
Một khu phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc vắng lặng. Ảnh chụp ngày 28/01/2020.
Đăng ngày:
Các chuyên gia ước tính nạn dịch sẽ lên đến đỉnh điểm trong khoảng 10
ngày nữa. Hiện virus corona mới đã lây sang 15 nước, trong đó đáng ngại
nhất là trường hợp lây từ người sang người ở Đức và Nhật.
Trung
Quốc khuyến cáo công dân không ra nước ngoài trừ trường hợp cần thiết,
sau khi đã cho tạm ngưng việc đi du lịch theo đoàn. Khoảng 2.000 chuyến
tàu liên tỉnh đã bị hủy kể từ thứ Sáu 24/1.
Thủ đô Bắc Kinh 20
triệu dân trở thành một thành phố ma ngay trong dịp Tết, chính quyền
khuyến khích người dân ở nhà và nếu phải ra đường nên mang khẩu trang.
Tại các trạm xe điện ngầm, hành khách được các nhân viên mặc quần áo bảo
hộ kiểm tra thân nhiệt, và cả các nhà ga, khách sạn. Thậm chí tại lối
vào các khu nhà ở, khách đến bị bắt buộc cặp nhiệt.