Affichage des articles dont le libellé est Vũ lực. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Vũ lực. Afficher tous les articles

mercredi 1 février 2023

Phúc Lai - Vài điểm về cuộc chiến tranh Nga tiến hành chống Ukraine ngày 01/02/2023

 

1. Nhà sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ General Atomics đang đề nghị bán cho chính phủ Ukraine hai máy bay không người lái Reaper MQ-9 với giá một đô la, để giúp nước này tự vệ khi chuẩn bị cho một cuộc tấn công dự kiến của Nga.

Thỏa thuận sẽ yêu cầu Kyiv chi khoảng 10 triệu đô la để chuẩn bị và vận chuyển máy bay tới Ukraine, và khoảng 8 triệu đô la mỗi năm để bảo trì và duy trì các máy bay không người lái kiểu cũ, hiện không được sử dụng ở Ukraine.

Đề xuất sẽ bao gồm một trạm điều khiển mặt đất để vận hành máy bay không người lái ở hầu hết mọi nơi, theo một bức thư gửi cho The Wall Street Journal nghiên cứu. Đề xuất này được Linden Blue, giám đốc điều hành của General Atomics là công ty sản xuất Reapers, đưa ra cho tùy viên quân sự  Ukraine ở Washington vào tuần trước.

vendredi 23 septembre 2022

Thích Thanh Thắng - Bá đạo Nga-Trung

 

Putin đang cùng binh độc vũ bằng cách ra lệnh “động viên” để tiếp tục dồn sức xâm lược một quốc gia độc lập, có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Cùng lúc “động viên” khoảng 300.000 quân, Nga cho công bố thiệt hại quân nhân là 6.000 so với 60.000 số quân thiệt hại của Ukraina.

Tại sao thiệt hại 6.000 quân mà Nga phải tăng quân cao hơn cả số quân lúc phát động chiến tranh xâm lược?

dimanche 6 mars 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Phát động chiến tranh Nga-Ukraine, ông Putin làm cho nước Nga mạnh lên hay yếu đi ?

I. TIẾNG NÓI TRUNG LẬP

1. Lập trường của Nhà nước Việt Nam về tranh chấp quốc tế là rất rõ ràng. Phátbiểu tại Liên hợp quốc về chiến tranh Nga – Ukraine, đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh:

"Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm.

jeudi 12 juillet 2018

Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông : Nước thứ ba có thể can thiệp ?

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh.

Trung Quốc có sử dụng vũ lực hay cưỡng chế ở Biển Đông hay không ? Đối với người Việt nhất là ngư dân mưu sinh trên biển, thì đây là một câu khẳng định chứ không phải ở thể nghi vấn. Tuy nhiên theo phân tích của tiến sĩ Constantinos Yiallourides (*) trên The Diplomat, sức nặng của từ ngữ là rất đáng kể.

Căng thẳng thường xuyên tăng lên tại Biển Đông trong những năm gần đây do các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc, ngày nay đã trở thành một chuỗi các căn cứ quân sự hoàn chỉnh, được trang bị các phi đạo, thiết bị chiến tranh điện tử, hỏa tiễn chống hạm tầm xa và hỏa tiến địa-không.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ hôm 03/06/2018 đã ra một thông cáo chung, truyền đạt « sự phản đối mạnh mẽ » của chính phủ các nước này « về việc sử dụng vũ lực và cưỡng bức cũng như các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng, và lợi dụng tính chất tranh chấp cho mục đích quân sự tại Biển Đông ».