Affichage des articles dont le libellé est Chủ quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ quyền. Afficher tous les articles

lundi 4 novembre 2024

Tuấn Khanh - « Việt Nam cần giáo dục ngư dân » : Trung Quốc xấc xược, nhưng không còn ai chỉ thẳng mặt kẻ thù !

Trung Quốc vừa trả lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện các tàu hải cảnh nước này đã tấn công tàu cá ngư dân Việt ở gần Hoàng Sa, đánh đập, bắt cóc, giam thuyền và người.

Theo đó, Trung Quốc nói rất trịch thượng là "Việt Nam cần giáo dục ngư dân của mình không xâm phạm vùng biển của nước khác".

Trước đó Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã "giao thiệp nghiêm khắc" với tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội về sự kiện này. Và câu trả lời này của phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, rõ ràng cũng là một cách "giao thiệp nghiêm khắc", không ngần ngại đáp trả công khai với Việt Nam, ngoài ra còn thể hiện thái độ anh cả trong tuyên bố.

dimanche 6 octobre 2024

Trương Nhân Tuấn - Ngư dân Việt ở Hoàng Sa bị Trung Quốc hành hung dã man : Việt Nam có tỉnh trí nhìn lại ?


Về vụ ngư dân Việt đang đánh cá tại ngư trường truyền thống của Việt Nam tại Hoàng Sa bị hải cảnh Trung Quốc đánh dã man hồi cuối tháng Chín. Theo hình ảnh đăng lên báo thì ta thấy người thì bó tay, người thì nằm băng ca.

Theo lời khai của nhân chứng thì 40 người Trung Quốc đu lên tàu Việt Nam rồi dí đánh dân Việt bằng dùi cui, bằng ống tuýp sắt. Họ đánh từ sau lưng, đánh lên đầu, lên tay. Phải quỳ lạy họ mới buông tha. Kết quả có 4 người bị thương, có người bị gãy tay. Trung Quốc cũng tịch thu hết tất cả dụng cụ trên tàu cùng vài tấn cá, sau đó đuổi tàu Việt Nam đi chỗ khác.

Phát ngôn nhân ngoại giao Việt Nam sau vụ này có “giao thiệp nghiêm khắc với Trung Quốc”. Hội Thủy sản Việt Nam có gởi công văn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tố cáo Trung Quốc cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân và kiến nghị cần tăng cường hỗ trợ ngư dân khi đi đánh cá trên biển.

mardi 27 août 2024

Trương Nhân Tuấn - Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ?


Trên phương diện sử học, vàng hay đỏ, cờ nào cũng là của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam.

Ngày 15 tháng Tám 1945, đế quốc Nhật thua trận phải đầu hàng Đồng minh. Văn kiện đầu hàng được ký kết giữa Nhật, quốc gia chiến bại, với Mỹ cùng các quốc gia đồng minh chiến thắng, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên chiến hạm Missouri của Mỹ đậu ngoài vịnh Tokyo

Ngày độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) trùng hợp với ngày "Nhật ký kết văn kiện đầu hàng Mỹ và Đồng minh". Theo tôi đây không phải là sự ngẫu nhiên. Nhật thua trận và ký văn kiện đầu hàng là chuyện có thật. Còn chuyện "toàn dân Việt Nam nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập" có phải là một sự kiện lịch sử "có thật" hay không ?

mercredi 7 août 2024

Đặng Sơn Duân - Máy bay không người lái Trung Quốc hoạt động gần Việt Nam

Kể từ đầu tháng Tám, Trung Quốc đã hai lần triển khai máy bay quân sự không người lái WZ-10 xuống vùng biển phía nam của Việt Nam.

Cụ thể, vào ngày 02.08, máy bay WZ-10 đã bay từ Hải Nam dọc bờ biển Việt Nam xuống khu vực cách Cam Ranh khoảng 100 hải lý trước khi quay đầu về. Thông tin này được Reuters đưa tin ngày 05.08, dựa trên dữ liệu từ các trang theo dõi hoạt động của máy bay.

Đây được cho là lần đầu tiên một máy bay không người lái Trung Quốc bật tín hiệu khi hoạt động ở khu vực biển gần Việt Nam.

jeudi 18 juillet 2024

Lưu Trọng Văn - Tuyên bố về Biển Đông hợp lòng dân


Ngày 17-07 giờ địa phương (rạng sáng 18-07 theo giờ Việt Nam), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông (VNMC).

Việt Nam biết chắc chắn Trung Quốc sẽ phản ứng với tuyên bố này.

Nhưng đã đến lúc, dù muộn, phải minh bạch lằn ranh đỏ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

lundi 24 juin 2024

Lưu Trọng Văn - Đội quân « tiên phong » ?

Không ít người ở Việt Nam hân hoan trước thông tin khoảng 13.800 triệu phú đã di cư khỏi Trung Quốc trong năm 2023.

Gã nghĩ khác.

Cuộc di cư với khối tài sản không nhỏ và bộ phận tinh hoa này của Trung Quốc chính là mối lo ngại, thậm chí báo trước thảm họa cho nhiều quốc gia khác. Đây là cuộc di cư chứ không phải làn sóng đầu tư. Trong năm 2023, số 13.800 triệu phú Trung Quốc ấy đến đâu?

dimanche 23 juin 2024

Lưu Trọng Văn - 1.500.000 cây xanh cho biển đảo

 

Sáng qua, tại một vườn ươm cây ở Đồng Nai xuất hiện nhiều xe tải nhà binh và nhiều chàng lính thủy.

Các chàng lính thủy “đêm nay khi trăng lặn tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi, tạm biệt em yêu” ấy đến đây nhận hàng chục ngàn cây phi lao giống để đem ra đảo, trong đó có các đảo ở Trường Sa.

Dự lễ trao tặng hàng trăm ngàn cây trong con số kế hoạch 1.500.000 cây xanh cho biển đảo này là các doanh nhân theo lời kêu gọi của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP HCM tặng cây cho Biển đảo và Trường Sa.

mardi 30 avril 2024

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

jeudi 11 avril 2024

Ngô Nhân Dụng - Kishida và Marcos Jr. gặp Biden

Các chính phủ Mỹ sau này đã rút kinh nghiệm của “Đường Phòng thủ Acheson”, cho nên đã ký các hiệp ước bảo vệ Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Australia.

Ngày Thứ Ba 9 tháng Tư, chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov, chuẩn bị cho Tổng thống Vladimir V. Putin sẽ đến Bắc Kinh cầu viện. Tuần trước, bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet L. Yellen đã nhắc nhở các công ty Trung Quốc sẽ bị chế tài nếu giúp mua vũ khí cho cuộc chiến của Nga.

Ông Tập Cận Bình sẽ phải chọn, nếu ủng hộ Nga, một đồng minh thất thế, thì sẽ lãnh các hậu quả do lệnh cấm vận của Mỹ. Trong khi đó, lãnh tụ hai nước đồng minh ở Á Đông cùng qua Mỹ để thúc đẩy hợp tác mật thiết với nhau hơn.

vendredi 5 avril 2024

Nguyễn Xuân Diện - Thương tiếc tiến sĩ Mai Ngọc Hồng

 

Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng sinh năm 1942, vừa tạ thế hồi 20 giờ 10 ngày 04/04/2024, hưởng thọ 83 tuổi.

Ông nguyên là Trưởng phòng Sưu tầm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng chính là người hiến tặng tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một chứng cứ rất quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

jeudi 4 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đài Loan thẳng thừng từ chối hỗ trợ của Trung Quốc sau động đất

 

Ngay sau khi trận động đất “thế kỷ” xảy ra ở Đài Loan, Trung Quốc ra tuyên bố hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân và xử lý hậu quả. Tuy nhiên, chính quyền Đài Loan lạnh lùng tuyên bố “Chúng tôi không cần”.

Trong khi đó, Đài Loan lập tức đón nhận tình cảm từ Philippines và Nhật Bản, hai quốc gia đầu tiên gửi lời chia sẻ cũng như công bố hỗ trợ.

Nhưng Bắc Kinh cố đấm ăn xôi !

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Báo của nước nào ?

 

1. Quan điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rất rõ ràng. Phát biểu tại cuộc họp khẩn của Liên Hiệp Quốc về Ukraine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang tuyên bố:

“Chúng tôi luôn tin tưởng vào tầm quan trọng của việc cần bảo đảm tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Các nguyên tắc đó bao gồm chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào. Trong đó, tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia là nguyên tắc thiêng liêng và tối thượng nhất.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Sỹ Tuyến - Tháng Hai…

 

Năm 1979, Trung Quốc tiến hành "chiến dịch xạ kích tự vệ" hay "Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến" (Cuộc chiến tự vệ đánh trả Việt Nam).

Người "anh cả Đỏ" từng là "đồng chí" một thời ra tay "dạy bài học" cho người "anh em" một cách tàn bạo sau nhiều năm căng thẳng với đủ trò phá hoại: cấm vận, "bảo vệ người Hoa", xê dịch cột mốc, mồ mả; thu gom rễ cây, móng trâu bò...

Trước đó, người Ba Lan (1939) còn đau thương hơn nhiều, bởi cả hai cường quốc bắt tay nhau xâu xé với Hiệp ước Molotov-Ribbentrop ( Đức Quốc xã và Liên Xô), rồi người Phần Lan (1939-1941), Tiệp Khắc (1968)...vô cùng thấu hiểu.

samedi 20 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Loạt bài Hoàng Sa nhằm đâm sau lưng Việt Nam ?

 

Trên BBC có đăng một loạt bài nói về chủ đề 50 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa. Nhiều người Việt khen "hay", riêng tôi thì thấy "đắng cay thế nào"!

Họ khen hay vì họ không thấy con dao găm pháp lý mà BBC đang đâm sau lưng Việt Nam.

Về sự kiện "ai nổ súng trước" ?

Nguyễn Thông - Hoàng Sa

 

Cứ phải nói hẳn thế này: Nỗi đau bị mất Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa là nỗi đau mất nước. Cứ kiểu "đấu tranh" như vừa qua và bây giờ, có khi mất vĩnh viễn.

Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương, "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc" là nỗi đau của người tử tế. Không được cầm thanh gươm nghìn cân ra trận để đòi vùng đất vùng biển bị mất về thì chí ít cũng bày tỏ niềm đau ấy, tỏ thái độ rõ ràng.

Nhưng người dân chỉ làm được thế thôi, chứ có muốn đòi, quyết đòi, quyết giành lại hay không thì phải do nhà cầm quyền. Những văn mẫu phát ngôn hết sức chung chung mơ hồ của người phát ngôn, nói thẳng ra, đối với kẻ xâm lược, không có giá trị gì cả.

vendredi 19 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

Quốc Việt - Chiến hạm Nhật Tảo, những giờ cuối cùng

 

20 giờ ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ ...

Chuyến hành quân cuối cùng

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!". Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.

mardi 16 janvier 2024

Lê Xuân Nghĩa - Muốn có hòa bình đúng nghĩa cần phải có lòng dũng cảm

 

- Ukraine, quốc gia chỉ có 42 triệu dân nhưng đang quyết chiến với Nga, quốc gia láng giềng với gần 150 triệu dân là cường quốc quân sự số 2 thế giới.

- Đài Loan chỉ gần 24 triệu dân, nhưng sẵn sàng nghênh chiến với Trung Quốc, cũng là quốc gia láng giềng và là siêu cường thứ 2 của thế giới.

- Israel thì chỉ chừng 10 triệu dân, nhưng ngay lập tức tấn công bất cứ láng giềng nào xâm phạm chủ quyền, giết hại người dân của họ. Dù cho các láng giềng đó có dân số cả vài trăm triệu người.