Affichage des articles dont le libellé est Nghèo túng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghèo túng. Afficher tous les articles

mardi 5 novembre 2024

Trần Thanh Cảnh - « Tối um »


Thực sự là tôi rất thích cách dùng từ này của ông Tô Lâm, để chỉ về tình cảnh mất điện của dân Cuba.

Xem phát biểu của ông Tô Lâm về chuyến đi Cuba, thấy ông nắm rất chắc tình hình của bạn: thiếu lương thực và thiếu năng lượng! Những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người! Nhẽ nào Cuba đang trở lại thời săn bắn hái lượm?

Những giải pháp mà ông Tô Lâm đề nghị giúp bạn, có thể nói là cũng chí tình rồi! Còn họ mà không thực thi nữa thì chắc cũng chịu.

Bùi Chí Vinh - Một tấm hình trơ trẽn


Ngy to mt tm nh

Nói rng Sài Gòn

Dân Vin Đông Hòn Ngc

Ngó vô hết hn luôn

Kéo cày quá tang thương

Đu chít khăn m qu

jeudi 17 octobre 2024

Kim Văn Chính - Về chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh

 

Ông này lặp lại ở nhiều nơi rằng : Hà Nội không có ăn xin!

- Khi tham dự hội nghị các thị trưởng ASEAN tại Lào, chủ tịch Hà Nội tự tin khẳng định trước bạn bè quốc tế: "Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư".

- Trong cuộc giao lưu với thanh niên, ông lại lặp lại:  "Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư".

mercredi 16 octobre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Từ giải thưởng Nobel kinh tế, lại nghĩ đến Việt Nam

“Tiền là Tiên là Phật ». Chẳng ai phản đối câu nói dân dã này của người Việt Nam. Nói tóm lại Kinh tế quyết định tất cả. Sự thành bại của một cá nhân, của một quốc gia phụ thuộc vào kinh tế.

Nhưng cái gì quyết định cho sự thành bại của kinh tế ? Câu trả lời nằm trong giải Nobel Kinh tế 2024.

Giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson vì những nghiên cứu của họ về tầm quan trọng của các thể chế đối với sự thịnh vượng của các quốc gia. Họ chỉ ra rằng các thể chế dân chủ, bảo vệ quyền sở hữu và hạn chế lạm dụng quyền lực, giúp thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế lâu dài. Ngược lại, các thể chế chiếm đoạt, tập trung quyền lực và tài sản vào một số giới nào đó thường kìm hãm sự phát triển kinh tế.

lundi 7 octobre 2024

Hà Phan - Sao lại nhẫn tâm không lo bảo hiểm y tế cho người bán vé số ?


Sáu tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Xổ số Miền Nam (từ Bình Thuận trở vào) hơn 9.000 tỉ !

Nhiều công ty bán hết gần 100 % số vé in ra, và mới đây khu vực này đã được tăng doanh số phát hành lên 13 triệu vé/kỳ mở thưởng.

Đóng góp chính vào lời khủng và doanh thu gần 70.000 tỉ chỉ trong 6 tháng, là hàng vạn "công nhân" bán vé số lặn lội ngày đêm, dãi nắng dầm mưa khắp hang cùng ngõ hẻm. Đại đa số họ là người nghèo, buông xấp vé hết tiền và bệnh tật luôn là gánh nặng khủng khiếp. Thế nhưng nhiều công ty Xổ số đề nghị mua bảo hiểm y tế cho họ thì Bộ Tài Chính từ chối, vì quy định không có !

lundi 30 septembre 2024

Thanh Hằng - Trẻ ăn cơm với gừng : Nếu không sai, tại sao lại xóa ?


Sau phóng sự về bữa cơm trắng với gừng của VTV24, ngày 27/09/24 UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có một báo cáo về vụ việc, không thừa nhận nội dung phóng sự.

Đặc biệt trong đó có đoạn về anh Hờ A Dê - nhân vật quan trọng trong phóng sự và là bố của cháu bé ăn cơm trắng với gừng - “tố” rằng anh đang chuẩn bị cơm với trứng cho con mang đi học, thì phóng viên hỏi nhà có gừng không rồi bảo anh lấy. Anh thái vài lát thì phóng viên bảo thái nhiều vào. Rồi vì vội nên anh Dê không kịp làm thêm trứng cho con đi học.

Tóm lại là đọc văn bản ấy, mọi người đều hiểu rằng từ việc gừng chỉ là gia vị trong bữa ăn của cháu bé 3 tuổi, theo dàn dựng đã trở thành thực phẩm chính bữa ăn, chứ không phải là học sinh khổ đến mức ăn cơm với gừng thái.

Nguyễn Thông - Chuyện rửa chân đi ngủ


Đọc báo sáng nay thấy tin gió mùa đông bắc (người quê tôi gọi là gió bấc) đã về. Chợt thương bà con ngoài ấy vừa chịu nạn bão số 3 và lũ lụt, tan nát nhà cửa, mất cả quần áo chăn màn sắp đối mặt với cái rét. Thương lắm. Mình nghèo, không giúp gì được người nghèo, tủi thân.

Đang bị đau, cũng chả thể viết gì, nhà cháu đưa lại bài đã biên cách nay gần chục năm.

Thời hoa niên của những đứa trẻ nghèo trôi qua trong nghèo đói và chiến tranh thường đầy những chuyện buồn. Có những lúc muốn rứt phắt ra, không nhớ nữa, không cho nó nằm trong đầu nữa mà chả được. Có lẽ chúng đã ăn vào từng tế bào não mất rồi.

jeudi 26 septembre 2024

Lưu Trọng Văn - Vé số đây!

 

Giữa trưa gã tìm nhà trọ của cựu thương phế binh Lê Văn Trí, cụ già bán vé số mà gã gặp ở café Chạm. Cụ Trí bảo, chỉ có buổi trưa cụ mới về nhà trọ ăn cơm, còn tối vẫn đi bán vé số đến tận 11 giờ đêm khi các hàng quán vãn khách mới về.

Số 13/47/2E hẻm Vườn Điều đường số 10 phường Tân Quy quận 7, nhà trọ của cụ ở đó. Gã quần quần đến nửa tiếng chưa tìm ra nhà. Nhưng quyết tìm cho ra chứ gã không chịu bỏ cuộc. Cuối cùng, một ngôi nhà nhỏ trên sân có hơn 20 chiếc xe đạp cà rịch cà tang cùng một đống dép mòn vẹt gót.

Cụ Trí cười một răng đón gã. Tưởng chỉ có ba cụ ở chung trọ, cùng cựu lính xưa, cùng bán vé số, ai ngờ gần 40 cụ ông cụ bà. Tất cả đều hành đúng một nghề: Vé số. Và tất cả nằm sàn gạch, không đệm, cụ này sát cụ kia.

lundi 16 septembre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Bác L’Abbé Pierre

Nước Pháp có một nhân vật đã thực sự vĩ đại, l’Abbé Pierre. Nói về ông thì không biết đến bao giờ mới hết. Công trạng của ông như trời, như biến.

Người Việt Nam nói chung cũng không biết nhiều về ông, nhưng ông thực sự đã nổi tiếng không những Pháp mà cả trên thế giới. Dưới đây là tóm tắt một phần cuộc đời và công trạng của ông.

L’Abbé Pierre, tên thật là Henri Grouès, là một nhân vật tiêu biểu trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất công xã hội ở Pháp. Sinh năm 1912, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những người nghèo, trở thành biểu tượng của sự đoàn kết tương thân và hào phóng.

lundi 26 août 2024

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện ở bệnh viện K


Hãy dạo vòng quanh các bệnh viện nhà nước, nhất là các bệnh viện Ung bướu, ta sẽ có nhận định đa số bệnh nhân là người nghèo, thậm chí rất nghèo.

Họ đến từ những xóm lao động, từ những vùng quê. Chắt bóp từng đồng tiền nhỏ nhoi từ vay mượn, bán trâu bán bò, bán cả đất đai, ruộng vườn. Cứu người là trên hết. Mạng sống là quý nhất. Do vậy họ sẵn sàng chi đồng bạc cuối cùng.

Những gia đình cán bộ, những người giàu có khi có bệnh họ đi nước ngoài hay vào bệnh viện tư đễ chữa trị với giá cao ngất ngưởng. Người nghèo đành bám bệnh viện công.

vendredi 9 août 2024

Cao Huy Thọ - Vinh quang thể thao đặt lên vai con nhà…nghèo !

Mang bất cứ sản phẩm nào đi dự thi, bao giờ người ta cũng tuyển chọn hàng tuyển xịn nhất của mình. Riêng với thể thao Việt Nam, đại diện đều là con nhà nghèo, thiếu ăn từ trong bụng mẹ!

Hầu hết mọi bài viết về các ngôi sao thể thao Việt Nam, bao giờ cũng bắt đầu là "...sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo...". Có thể kể một vài ví dụ như Ánh Viên, Nguyễn Thị Oanh, rồi mới nhất là xạ thủ Trịnh Thu Vinh.

Thu Vinh thi chung kết môn thứ hai của mình, và bắn càng lúc càng sa sút. Đó là điều hết sức bình thường, khi thể trạng của các ngôi sao thể thao con nhà nghèo đều "bứt" ở những thời khắc quyết định.

lundi 29 juillet 2024

Jimmy Nhựt Hà - Nhạc sĩ Phùng Trọng trong cảnh khó nghèo


Với những quý vị sống ở Miền Nam trước năm 1975, ít nhiều đã nghe qua danh xưng của ban Kích Động Nhạc Khánh Băng & Phùng Trọng.

Ban Khánh Băng & Phùng Trọng biểu diễn ở Olympia, Văn Cảnh, phòng trà Khánh Ly… và nhất là các Club Mỹ.

Tiếng trống Phùng Trọng, tiếng guitar Khánh Băng, tiếng bass Duy Khiêm, tiếng mandolin Lê Duyên, có nhiều lúc cùng với tiếng dương cầm Nguyễn Ánh 9, tiếng harmonica Tòng Sơn phối hợp với các giọng ca Mai Lệ Huyền, Kiều Loan, Ngọc Mỹ, Mary Linh, Kiều Oanh, Ngọc Vân, Hoàng Hạc, Duy Mỹ…đã tạo thành một sắc thái rất đặc biệt của ban Khánh Băng – Phùng Trọng những đêm Sài Gòn hoa mộng cũ.

samedi 13 juillet 2024

Tuấn Khanh – Lẽ ra…


Ông giáo sư nói không sai, quả có một bộ phận người Việt không cần những tiện nghi tối thiểu.

Họ đắp đổi bằng ý chí: Không nhà vệ sinh thì "chúng ta" có thể gói phân mang bỏ tạm ra đường.

Nhưng ai biết được. Có người bàn rằng có thể đằng sau câu nói "không cần tủ lạnh", là nỗi buồn ngút ngàn của một gia đình mỗi tháng phải đóng tiền điện quá sức thu nhập của họ đến trào nước mắt: Tổng công ty Điện lực EVN lại vẫn tiếp tục báo lỗ hơn 1 tỉ USD, dự báo 2024 lại bào sâu vào túi dân để bù lỗ.

samedi 29 juin 2024

Phan Thanh Sơn Nam - Thương nhớ vải vụn xưa


Gần 20 năm trước, giữa xứ người, tình cờ gặp một cô chắc cũng gần bằng tuổi mẹ mình. Trên tay cô là cái giỏ xách gợi lại cho mình một trời thương nhớ, cái giỏ xách nhỏ được kết từ những miếng vải vụn đủ màu sắc nhìn rất nghệ thuật.

Như có người đồng cảm, cô rơm rớm nước mắt kể về những ngày tháng cũ ở quê nhà. Những miếng vải vụn đủ loại màu sắc, khi thì xin người ta, khi thì mua lại với giá rẻ. Cô thức gần như trắng đêm kết lại thành bao gối, mền, rồi bán lại. Nhờ vậy mà cô có thêm chút tiền để nuôi con, khi chồng vẫn biền biệt chưa biết ngày về.

Ngày cả nhà được đi định cư, trong mớ hành trang ít ỏi, cô mang theo một ít đồ được kết từ vải vụn để làm kỷ niệm. Những người bạn tây của cô khen đó là những kiệt tác nghệ thuật. Mình nói, trong hoàn cảnh của cô, nuôi được một đàn con nên người, đó cũng là một kiệt tác rồi.

samedi 1 juin 2024

Thái Hạo - Bố thí cho ai thì được phước lớn?

Khoảng dăm hôm nay tôi không xem các clip về hành giả Minh Tuệ nữa, nhưng những gì đã thấy trước đó thì cho tôi biết rằng, trong hàng ngàn người đang vây quanh ông, thì tôn kính có, tò mò có, cầu phước có... Và có lẽ cầu phước là đông nhất chăng (?).

Vì họ nghĩ rằng ông là một vị thánh, là một Bồ tát hay Phật tái lai, và cúng dường cho ông thì sẽ được phước báu vô lượng. Vì thế, mới có chuyện lũ lượt tranh nhau mang đồ ăn thức uống tới, thậm chí xô đẩy, liều mạng xông vào để cố nhét vô cái nồi cơm điện của ông. Đồ ăn bày la liệt trước mặt ông, trông như nhà có đám giỗ.

Trong một video, ông nói, “Đừng có chen vào để chạm tay một cái, không có tác dụng gì đâu”. Tức, họ nghĩ chạm tay vào ông thì cũng sẽ được phước lớn !

dimanche 26 mai 2024

Làn - Người nghèo hay xui

 

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà trọ chật hẹp, trong một con ngách nhỏ ngoằn ngoèo, trong một con ngõ chật kín chen chúc.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu bí rìn rịt, muốn lên được phải trèo qua hàng chục bậc cầu thang tối như hũ nút chật ních.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà chung chủ, bị giới hạn thời gian giờ giấc, chung đụng với người khác từ khoảng sân, cái nhà vệ sinh hay cái hiên nhà. Sống trong nhà nhưng cứ phải nhìn trước ngó sau cố gắng không ảnh hưởng tới ai mà nín thở mong đừng ai ảnh hưởng tới mình.

Trần Thị Sánh - Tặng cờ làm gì khi chưa đầy một năm mà gần 100 người chết cháy!

 

Mấy đêm nay không ngủ được, cứ ám ảnh bởi vụ cháy làm 14 người chết.

Họ hầu hết đều nghèo khổ, đều ở các tỉnh xa về Hà Nội mưu sinh và còn rất trẻ. Có hai cháu vừa cưới được mấy tháng, vợ có thai hai tháng, có một đôi đang chuẩn bị cưới, có cháu mới tìm được việc … Mười bốn người đã chết đau đớn, oan nghiệt và không hiểu sao mình chết nhanh, chết trẻ như vậy?

Là thủ đô của cả nước, nhưng Hà Nội xây dựng tùm lum và vô chính phủ nhất. Đủ các kiểu nhà, chung cư mini, các kiểu cơi nới, vắt vẻo, dây điện lằng nhằng và mất an toàn miễn sao vừa ở, vừa cho thuê cửa hàng và thuê trọ.

Nguyễn Gia Việt - Người đàn bà tự thiêu ở Bình Dương

 

Tuổi Trẻ đưa tin, bà V.N.P.H (SN 1965, quê TP HCM), hiện ở trọ tại khu phố Đông Tư, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương bất ngờ cầm can xăng đổ lên người rồi châm lửa đốt.

Nguyên nhân là bà H buồn, nghĩ quẫn do phải chuyển phòng trọ.

Theo chồng bà H, cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn, đã ở trọ hơn 10 năm và không có thâu nhập ổn định. Ở phòng trọ hiện tại, bà H. có thể bán nước độ nhựt qua ngày. Còn khi chuyển phòng trọ mới, bà H. lo lắng không còn thâu nhập để trang trải cuộc sống.

vendredi 5 avril 2024

Tiểu Vũ - Nghèo

 

Không phải chỉ có Thương Tín nghèo, Duy Phương nghèo và một vài nghệ sĩ nào đó nghèo, mà hàng triệu triệu đồng bào mình cũng đang nghèo nha các bạn.

Trước khi nghèo thì các nghệ sĩ cũng đã từng rất giàu, từng ăn chơi xả láng sáng zề sớm rồi.

Còn đồng bào mình thì nghèo từ trong trứng nghèo ra, nghèo rất bền vững dù họ cố gắng thoát nghèo nhưng không thoát được. Vì vậy (nếu) một vài nghệ sĩ nào đó tự nhiên "nghèo" thì cũng không có gì để làm quá lên cả.

Thái Vũ - Nên biết xấu hổ, nếu có thể

 

Vì tỉnh mình là tỉnh phải cứu đói, phải nhận hỗ trợ gạo, dùng tiền thuế của Quốc Gia. Phải xấu hổ, thấy nhục nhã vì điều đó.

Cũng nên suy nghĩ phải quấy xem thế nào.

Một thằng mà mọi quốc gia dựng tượng nó, ngay trên quê hương nó, đã kéo đổ vứt đi rồi, nay ta dựng làm gì? It does not make any sense.