Affichage des articles dont le libellé est CLB Lê Hiếu Đằng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est CLB Lê Hiếu Đằng. Afficher tous les articles

lundi 15 mars 2021

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng nhân 33 năm cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông


Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sáu chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo 100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ tại đây. Bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngoan cường và dũng cảm chiến đấu để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền.

Mặc dù vậy, do chiếm ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công của hải quân Trung Quốc đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam bị cháy, bị chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân Trung Quốc bắt đưa đi và nhiều người bị thương.

mercredi 17 février 2021

Tuyên Bố của CLB Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979


Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã đưa 60 vạn quân cùng các phương tiện chiến tranh tối tân, đồng loạt tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Quân xâm lược Trung cộng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào ta, tàn phá tất cả các thành phố, làng mạc nơi chúng tấn công, chiếm đóng.

Hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động từ ngày 17/2/1979 đến nay vẫn còn tiếp diễn, trên bộ còn nhiều hài cốt của chiến sĩ, đồng bào ta bị quân Trung Quốc tàn sát chưa được quy tập về nghĩa trang.

jeudi 12 mars 2020

CLB Lê Hiếu Đằng -Tưởng niệm thảm sát Gạc Ma 14-3 (1988-2020)


TƯỞNG NIỆM VỤ THẢM SÁT GẠC MA (14/3/1988 – 2020), XIN THẮP NÉN NHANG LÒNG ĐỂ TRI ÂN, TƯỞNG NHỚ 64 LIỆT SĨ GẠC MA VÀ NHỮNG TỬ SĨ, ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN TRONG CÔNG CUỘC GIỮ GÌN LÃNH THỔ, LÃNH HẢI CHO ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM HÔM NAY VÀ MAI SAU.

CLB LÊ HIẾU ĐẰNG

NHỚ LẠI VỤ THẢM SÁT GẠC MA 

“Một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỷ XX đã xảy ra. Cuộc thảm sát tàn bạo ấy diễn ra ở bãi đá Gạc Ma, được biết đến trên các bản đồ của phương Tây với tên gọi Johnson South Reef, thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam)”. Ông James G. Zumwalt là con trai Đô đốc Elmo Zumwalt - tư lệnh Hải quân Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam đã viết như trên. 

mardi 18 février 2020

Đinh Hoàng Thắng - “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979


Một đơn vị pháo của Việt Nam chống trả quân xâm lược Trung Quốc trên biên giới ở Lạng Sơn hôm 23/2/1979.

Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sĩ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc từng bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh.

Con số 100.000 chiến sĩ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”.

dimanche 16 février 2020

CLB Lê Hiếu Đằng - Tại sao sử « chính thống » chỉ có 11 dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979 ?



Cầu Kỳ Lừa bị giặc xâm lược Trung Quốc phá hủy năm 1979.

TƯỞNG NIỆM 41 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Hàng năm cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, NoU, Nhóm Vì Môi Trường, Hội anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) ở Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và ở Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược.

Năm nay do dịch bệnh COVID 19 nên mỗi người Việt Nam yêu nước sẽ tự tưởng niệm Liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược (17/2/1979-1989) theo cách riêng của mình.

Các thành viên CLB Lê Hiếu Đằng xin tri ân và thắp một nén nhang lòng tưởng niệm cho tất cả đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược Việt Nam khởi đầu ngày 17/2/1979! Và xin có nhận định sau đây về việc ghi nhận cuộc chiến nói trên trong sách Lịch sử Việt Nam “chính thống”:

samedi 12 janvier 2019

Tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng



Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”. 

Việc cưỡng chế nhà cửa được tiến hành gấp rút, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh “vong gia thất thổ” trong khi chỉ còn hơn ba tuần là đến tết cổ truyền của dân tộc, gây một chấn động lớn trong dư luận. Đó là một hành động vô cảm – hơn nữa, tàn nhẫn.