Affichage des articles dont le libellé est Hy Lạp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hy Lạp. Afficher tous les articles

mercredi 20 mars 2024

Lê Xuân Nghĩa - Có gì đó không bình thường

 

Hôm nay, cảng Alexandroupolis của Hy Lạp lần đầu tiên tiếp nhận các phương tiện chiến đấu hạng nặng với quy mô lớn nhất cho đến nay đến từ Hoa Kỳ, với khoảng 3.000 phương tiện được dỡ xuống.

Bao gồm xe chiến đấu Bradley, xe chiến thuật hạng nhẹ đa năng (JLTV), xe chống mìn (MRAP) và xe tăng M1 Abrams.

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ triển khai cùng lúc một số lượng phương tiện chiến đấu đến châu Âu lớn đến vậy. Toàn bộ thuộc sự quản lý và điều phối bởi Lữ đoàn thiết giáp số 3 thuộc Sư đoàn bộ binh số 4 của Quân đội Mỹ.

jeudi 1 octobre 2020

Địa Trung Hải : Thổ Nhĩ Kỳ dịu giọng với Hy Lạp


Đăng ngày:

Tuy Athens có được sự hỗ trợ của châu Âu, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại được hầu như toàn dân đồng tình ủng hộ, theo nhận xét của thông tín viên Anne Andlauer tại Istanbul.

« Ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ trước cửa hàng thiết bị điện thoại di động của mình, Oguz không tỏ dấu hiệu lo ngại nào về tình hình căng thẳng với nước Hy Lạp láng giềng ở phía đông Địa Trung Hải. Người bán hàng này nhiệt tình ủng hộ đất nước và tổng thống Erdogan.

samedi 19 septembre 2020

Thủ tướng Đức đứng trước áp lực tiếp nhận di dân trên đảo Lesbos


Đăng ngày:

Tại Đức, nơi từng tiếp đón nhiều người nhập cư từ năm 2015, chính phủ đang chịu áp lực khi nhiều tổ chức đòi hỏi tiếp nhận di dân từ trại Moria. Thông tín viên Pascal Thibault từ Berlin cho biết thêm chi tiết:

« Một thỏa thuận cần được tìm ra từ nay cho đến ngày mai - đảng Dân chủ Xã hội đưa ra tối hậu thư cho bà Angela Merkel. Các đồng minh của thủ tướng trong chính phủ liên minh đòi hỏi Berlin phải cam kết nhận một số đáng kể di dân trên đảo Lesbos. Đối với đảng SPD, việc tiếp đón khoảng 100 trẻ vị thành niên theo như đề nghị của Pháp và Đức tuần trước là chưa đủ.

dimanche 6 septembre 2020

Hy Lạp bác tin thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự cố ở Địa Trung Hải

Tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ngoài khơi các đảo Hy Lạp gây tranh chấp hiện nay giữa hai bên.. REUTERS/Yoruk Isik
Đăng ngày:


Thông cáo của bộ Ngoại giao Hy Lạp khẳng định: « Các thông tin được tiết lộ về các thảo luận mang tính kỹ thuật ở NATO không đúng với thực tế (…) Việc giảm thang căng thẳng chỉ diễn ra khi nào tất cả các tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút lập tức khỏi thềm lục địa Hy Lạp ».

Từ ngày 10/08, Ankara đã đưa tàu thăm dò địa chấn Oruç Reis và chiến hạm hộ tống đến tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km. Đến cuối tháng Tám, căng thẳng tăng cao giữa Athens và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với Mỹ và sau đó với Nga, còn Hy Lạp tập trận với Pháp, Chypre và Ý.

mardi 10 mars 2020

Châu Âu yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng thỏa thuận về người tị nạn



Di dân từ Iran và Syria đang di tới Pazarkule, vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp. Ảnh chụp ngày 09/03/2020 REUTERS/Murad Sezer
Đăng ngày:


Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel sau khi trao đổi với tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại Bruxelles hôm qua cho rằng cuộc gặp này là một bước tiến quan trọng, hai bên cần áp dụng toàn bộ các điều khoản của thỏa thuận năm 2016 về người tị nạn. 

Theo thỏa thuận này, EU viện trợ 6 tỉ euro để Ankara giữ 4 triệu người tị nạn Syria trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên cuối tháng Hai, Thổ Nhĩ Kỳ loan báo sẽ mở biên giới cho di dân, với ý định gây áp lực đối với châu Âu. Ông Erdogan muốn các đồng minh NATO và Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột tại Syria

lundi 11 novembre 2019

Tập Cận Bình thăm Hy Lạp, mắt xích quan trọng "Con đường tơ lụa" tại châu Âu

Tập Cận Bình và thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thăm cảng Pirée, nơi Trung Quốc chiếm phần lớn vốn, ngày 11/11/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Athens từ tối qua 10/11/2019 trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày, hôm nay gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hy Lạp với mục tiêu tăng cường hợp tác song phương « trong tất cả mọi lãnh vực ».

Ông Tập Cận Bình hôm nay hội đàm với tổng thống Prokopis Pavlopoulos và thủ tướng Kyriakos Mitsotakis của Hy Lạp để ký các thỏa thuận hợp tác về giáo dục, hàng hải thương mại và năng lượng. Thủ tướng Mitsotakis vừa thăm Thượng Hải tuần trước cùng với đoàn doanh nhân 60 người, tuyên bố : « Chưa bao giờ tốt đẹp hơn bây giờ để mở ra một trang mới với Trung Quốc ». Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm này mang lại một « sức bật mới » cho quan hệ đôi bên và cho Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI) của Bắc Kinh.

Sau khi nhượng lại cho tập đoàn Trung Quốc Cosco hai bến tàu của hải cảng Pirée năm 2008, Athens nhanh chóng mở rộng hợp tác với Bắc Kinh. Trong 15 năm qua, các công ty Hy Lạp đã cho đóng hơn 1.000 chiếc tàu có trị giá trên 15 tỉ euro tại Trung Quốc. 

lundi 8 juillet 2019

Hy Lạp : Cánh hữu chiến thắng, hứa vực dậy đất nước

Thủ lĩnh đảng Tân Dân Chủ, Kyriakos Mitsotakis trước trụ sở đảng sau khi công bố chiến thắng của đảng cánh hữu, Athens, Hy Lạp, tối 07/07/2019.

Người dân Hy Lạp hôm 07/07/2019 đã khiến thủ tướng mãn nhiệm cánh tả Alexis Tsipras phải chấp nhận một thất bại cay đắng : đảng cánh hữu Tân Dân Chủ chiếm được đa số ghế tại Quốc Hội. Thủ lãnh đảng này, ông Kyriakos Mitsotakis sẽ trở thành thủ tướng, hứa hẹn vực dậy đất nước sau một thập niên khủng hoảng.

Theo kết quả kiểm 94% số phiếu, đảng Tân Dân Chủ giành được 158/300 ghế, đảng Syriza của ông Tsipras chỉ còn giữ được 86 ghế. Việc dồn phiếu cho ông Kyriakos Mitsotakis, con của một cựu thủ tướng, xuất thân từ một gia tộc nổi tiếng, cho thấy người Hy Lạp đã quay trở lại với truyền thống cũ. 

Alexis Tsipras đã làm đảo lộn xu hướng này khi lên làm thủ tướng ở tuổi 40, mang lại nhiều hy vọng cho một Hy Lạp đang hoang mang vì nguy cơ phá sản. Nhưng Tsipras sau đó đã phải chấp nhận các biện pháp nghiêm ngặt của các chủ nợ để tránh cho Hy Lạp phải ra khỏi khu vực đồng euro, và nay cử tri trừng phạt ông.

jeudi 4 juillet 2019

Trung Quốc mua cảng Pirée, dân Hy Lạp thất nghiệp

Cảng Pirée của Hy Lạp, hiện do Trung Quốc quản lý đến năm 2052, nơi những chuyến tàu container tấp nập đưa hàng đến các nước châu Âu.

Từ sau khi mua được hải cảng đầu tiên tại châu Âu là Pirée của Hy Lạp, tập đoàn Cosco (China Ocean Shipping Company) của Trung Quốc đã ăn nên làm ra, biến nơi đây thành cửa ngõ để đi vào châu lục. Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực cảng lại lên đến 80% !

Le Monde mô tả, ở phía tây cảng Pirée, những cần cẩu màu xanh lục và màu cam là chỉ dấu của cảng Drapetsona và Keratsini, những thành phố công nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở các ngõ vào bến cảng, nơi những chiếc tàu chở container chen chúc, ra vào liên tục, nhân viên được đón tiếp bằng những lá cờ đỏ của Trung Quốc.

Đầu cầu châu Âu của « Một vành đai, một con đường »

Ông Du Tăng Cảng (Yu Zenggang), người đứng đầu cơ quan quản lý cảng Pirée khoe : « Năm 2018 là một năm hoàn toàn thành công và thắng lợi. Những thành tựu kinh tế của cảng phù hợp với nền kinh tế Hy Lạp, và các khoản đầu tư trong tương lai của chúng tôi sẽ tạo ra thêm tăng trưởng và nhiều công ăn việc làm mới ».

mardi 20 novembre 2018

Châu Âu bắt đầu cảnh giác trước vòi bạch tuộc Trung Quốc

Đối thoại kinh tế cấp cao EU - Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh tư liệu chụp ngày 25/06/2018.

Phụ trang kinh tế của Le Figaro hôm nay 20/11/2018 cho biết « Châu Âu nay đã bảo vệ tốt hơn vốn quý công nghiệp của mình trước một Bắc Kinh háu ăn ». 
Hôm nay các nước châu Âu bàn bạc về cơ chế giám sát đầu tư nước ngoài trong những lãnh vực chiến lược. Dân biểu Franck Proust phụ trách hồ sơ này tại Nghị viện Châu Âu khẳng định : « Châu Âu không còn ngây thơ nữa ! ». Hệ thống trao đổi thông tin giữa các nước thành viên là bước khởi đầu để châu Âu đối phó với làn sóng đầu tư ồ ạt từ Bắc Kinh. 

Ý thức mới bắt đầu có được từ khi công ty Midea của Trung Quốc mua lại Kuka, nhà sản xuất robot hàng đầu của Đức. Sau vụ này, chính phủ Đức quyết định vào cuộc. Vào lúc Liên hiệp Châu Âu thương lượng một hiệp ước đầu tư với Bắc Kinh, đây là lúc để EU cứng rắn hơn. Ông Proust bực tức : « Các doanh nghiệp châu Âu ngày càng khó vào được thị trường Trung Quốc, trong khi Trung Quốc tha hồ liên doanh và chuyển giao công nghệ từ châu Âu về ».

lundi 19 novembre 2018

Hy Lạp: Hơn 12.000 người biểu tình kỷ niệm cuộc nổi dậy sinh viên 1973

Sinh viên đại học bách khoa Athens biểu tình ngày 17/11/2018 biểu tình kỷ niệm vụ đàn áp cách đây 45 năm.

Tại Athens, người dân Hy Lạp xuống đường hôm 17/11/2018 để kỷ niệm 45 năm vụ đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên đại học Bách khoa chống lại chế độ độc tài vào năm 1973. Hơn 12.000 người đã biểu tình một cách ôn hòa, nhưng sau đó đã xảy ra xung đột giữa các thanh niên với cảnh sát.

Từ Athens, thông tín viên Charlotte Stiévenard tường thuật :

jeudi 2 août 2018

Di dân : Bruxelles viện trợ khẩn cấp cho Hy Lạp và Tây Ban Nha

Người tị nạn đến bờ eo biển Gibraltar, Tây Ban Nha, ngày 01/08/2018.

Ủy ban Châu Âu mới đây quyết định viện trợ bổ sung cho Hy Lạp và Tây Ban Nha để đón tiếp di dân, gồm 37,5 triệu euro cho Athens và 30 triệu euro cho Madrid. Từ nhiều tháng qua, các nước này gặp khó khăn với việc tân chính phủ Ý từ chối không cho các tàu chở di dân cập cảng.

Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota gởi về bài tường trình :

vendredi 27 juillet 2018

Hỏa hoạn ở Hy Lạp : Chính quyền đặt nghi vấn cố ý phóng hỏa

Biển lửa tại Rafina gần Athens ngày 23/07/2018.

Chính phủ Hy Lạp tối qua 26/07/2018 loan báo đã yêu cầu tư pháp điều tra vì nghi ngờ vụ hỏa hoạn làm cho hơn 80 người thiệt mạng hôm thứ Hai 23/7 ở phía đông Athens là do cố ý phóng hỏa.

Thứ trưởng bộ Bảo vệ Công dân, Nikos Toskas, trong cuộc họp báo có mặt lãnh đạo ngành cứu hỏa và phát ngôn viên chính phủ Dimitris Tzanakopoulos, cho biết : « Một yếu tố quan trọng đã khiến chúng tôi phải mở điều tra » sau vụ hỏa hoạn ở Mati. Còn vụ cháy ở Kineta, ông cho rằng rất có thể do cố ý phóng hỏa. Ông Toskas nhấn mạnh là có « những bằng chứng », tuy nhiên không cho biết cụ thể.

vendredi 21 juillet 2017

Hy Lạp : Động đất làm 2 du khách thiệt mạng ngay trong mùa du lịch

Sau trận động đất trến đảo Kos, Hy Lạp, ngày 21/07/2017.

Vào lúc một giờ rưỡi sáng nay, 21/07/2017, một trận động đất với cường độ 6,4 độ Richter đã xảy ra tại đảo Kos của Hy Lạp, ngay trong cao điểm mùa du lịch, làm cho hai du khách thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Tâm chấn nằm cách đảo Kos 6,2 km, và cách thành phố duyên hải Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ 10 km.
Một trận sóng thần nhỏ được ghi nhận ở gần Bodrum, người dân Thổ Nhĩ Kỳ được khuyến cáo tránh xa các bãi biển tại đây. Nhưng đảo Kos của Hy Lạp mới là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Từ Athens, thông tín viên RFI Charlotte Stievenard tường trình :

vendredi 27 mai 2016

Hy Lạp thông qua các biện pháp khắc khổ mới để có thể vay thêm

Biểu tình tại Athens ngày 22/05/2016, phản đối những biện pháp khắc khổ mới của chính phủ.

Hy Lạp hôm qua đã thông qua các biện pháp khắc khổ mới do các chủ nợ đòi hỏi, để có thể được giải ngân khoản tiền vay trước khi hội nghị Eurogroupe diễn ra vào ngày mai 23/05/2016.

Dự luật được Quốc hội Hy Lạp thông qua quy định một cơ chế điều chỉnh tự động trong trường hợp ngân sách vượt mức trần, và các biện pháp bổ sung để đầy nhanh tư nhân hóa, tăng các loại thuế gián thu. Văn bản dày 7.000 trang hôm thứ Sáu tuần trước đã được thông qua ở cấp ủy ban, nhờ các lá phiếu của các đại biểu phe đa số gồm đảng cánh tả Syriza và đảng Anel.

dimanche 3 avril 2016

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị đón tiếp người nhập cư bị Hy Lạp gởi trả

Nhân viên UNHCR kiểm tra tình trạng những người nhập cư vớt được trên biển để đưa sang đảo Lesbos (Hy Lạp)

Ngày mai, thứ Hai 04/04/2016 thỏa thuận giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ về nhập cư sẽ được thực hiện, những người vào Hy Lạp bất hợp pháp sẽ bị gởi trả cho Ankara. Nhưng việc áp dụng thỏa thuận hãy còn mơ hồ, gây ra nhiều lo ngại, hơn nữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ít thông tin về vấn đề này.
Thông tín viên RFI tại Istanbul, Camille Lafrance tường trình :

samedi 21 mars 2015

Hy Lạp không muốn nhượng hẳn cảng Pirée, Trung Quốc lo ngại

Đăng ngày 02-02-2015

Trên bến cảng Pirée, hải cảng lớn nhất Hy Lạp, bóng dáng cồng kềnh của những chiếc tàu hàng mang dấu hiệu « Cosco » là biểu tượng cho sự hiện diện của Trung Quốc ở một trong những ngõ vào châu Âu bằng đường biển. Một sự cát cứ lâu dài, theo các chuyên gia, cho dù chính phủ của tân Thủ tướng Tsipras không muốn nhượng lại cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược này.

Gần hai tuần trước, cũng chính cảng Pirée đã được Thủ tướng phe bảo thủ mãn nhiệm, ông Antonis Samaras chọn lựa làm địa điểm chủ yếu cho chiến dịch tranh cử. Thủ lãnh của liên minh xã hội- bảo thủ, bao quanh là các quan chức Trung Quốc, đã tuyên bố khởi công công trường mở rộng cảng số 3, dự án đầu tư mới của Cosco trị giá 230 triệu euro.