Affichage des articles dont le libellé est Hội nhập. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hội nhập. Afficher tous les articles

vendredi 21 juin 2024

Roman Reinekin – Việt Nam quá gắn bó với phương Tây, sẽ không có trục Moscow-Hà Nội


Mai Quốc Việt : Mời các bạn đọc báo Nga ngày 21/06/202 này, sau chuyến viếng thăm của tổng thống Putin - "Việt Nam quá gắn bó với phương tây về kinh tế, sẽ không có trục Moscow - Hà Nội" được viết bởi nhà báo Roman Reinekin.

Phần thứ hai trong chuyến công du Đông Á của Tổng thống Vladimir Putin là tới Hà Nội, nhìn bề ngoài có chút khác biệt so với phần đầu tiên là tới Triều Tiên, tất cả các nghi thức thân mật ở cấp cao nhất, các cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo và các cuộc họp tập thể ở cấp tùy tùng cấp bộ, việc ký kết các thỏa thuận đa cấp và các nghi thức về ý định...

Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt và đây là điểm mấu chốt.

Chúng ta phải nêu lên một sự thật tầm thường chẳng có gì cao cả Hà Nội không phải là Bình Nhưỡng, và đương nhiên không thể tin vào sự hình thành của trục địa chính trị Moscow-Hà Nội ổn định bền vững nào đó. Liên bang Nga và Việt Nam quá xa nhau cả về lợi ích, vị trí và vai trò trong phân công lao động toàn cầu cũng như về những kế hoạch trong thời gian ngắn và trung hạn.

mercredi 1 décembre 2021

Dạ Ngân - Văn hóa và bản sắc

 

Em kể, đang có kế hoạch đi đến điểm B mà xe hư. Hỏi vài người bạn để mượn xe, không ai sẵn sàng (theo em là nếu muốn giúp, họ sẽ thu xếp được). Em tự đi mua phụ tùng để chữa xe, khi ấy có một chàng ở đó. Chàng ta hỏi vì sao thân gái phải đi mua thứ ấy thứ ấy, biết ra, chàng nói sẵn sàng cho mượn xe.

Wow, kỳ lạ à nha, thiệt hôn? Hóa ra là một chàng Nam bộ Việt Nam, ngạc nhiên thêm và sau này chuyện ấy là một kỷ niệm của duyên.

Em đang học tiếng Việt Hà Nội, tiếng Việt Sài Gòn, có tìm hiểu thêm tiếng Việt xứ Quảng Nôm, đại loại thế. Yêu chàng Nam bộ thấp hơn mình gần 2 tấc, tủm tỉm hoài với giai thoại đũa lệch của xứ Việt Nam.

dimanche 16 mai 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Trạng Quỳnh và ‘cunning’


Trạng Quỳnh và hành vi Trạng Quỳnh từng là niềm tự hào của nhiều người Việt (kể cả tôi), nhưng nghĩ lại thì thấy xấu hổ thì đúng hơn.

Hồi còn nhỏ, tôi rất mê những câu chuyện về Trạng Quỳnh. Thời đó (thập niên 1960) tôi cứ tưởng Trạng Quỳnh là người thật, nhưng mãi đến sau này mới biết đó chỉ là một nhân vật hư cấu. Tuy nhiên, nhân vật đó đã hun đúc tinh thần tự hào dân tộc cho không biết bao nhiêu thế hệ học sinh.

Bọn con nít chúng tôi đọc những câu chuyện về đối đáp giữa Trạng Quỳnh và các sứ Tàu, mà thấy trong lòng dâng lên niềm tự hào về tánh thông minh và nhanh nhạy của dân tộc Việt.

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Đắc Kiên - Chính thể sẽ không tự thay đổi nếu người dân không trưởng thành


Cuộc họp tại Nghị viện châu Âu, Strasbourg (Pháp). Ảnh của báo Le Soir.
Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, hẳn nhiên là tin vui. Cũng giống như CPTPP, EVFTA được thông qua, chẳng khác nào thế giới văn minh giang rộng tay mời gọi Việt Nam đi tới vậy. 

Nhưng họ mời gọi rồi đấy, mình có vào hay không, hay bước vào với tư thế như thế nào thì lại là chuyện khác.

Khác thế nào? 

Lưu Trọng Văn - Niềm vui lớn với Kinh tế Sạch


Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua hai hiệp định riêng trong EVFTA, gồm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).

18 giờ chiều nay (12/2 - giờ Hà Nội), tại Pháp, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỉ lệ này với IPA là 407/188/53.

Sau hôm nay, khi được Hội đồng châu Âu phê chuẩn, FTA sẽ có hiệu lực. Còn IPA cần sự chấp thuận của toàn bộ các nước thành viên EU.

jeudi 16 mai 2019

Lê Mạnh Hùng - Chuyện về cái tên




Hoàng Tử Harry và cô hoàng tức Meghan đặt tên cho cậu con đầu lòng của họ là Archie thì lập tức có dư luận xầm xì rằng đặt tên như vậy là không đúng. Archie là một cái tên của tầng lớp hạ lưu không thể dùng cho một nhân vật hoàng tộc! (Hình: Dominic Lipinski via Reuters)

(Người Việt 16/05/2019)  Shakespeare trong “Romeo and Juliet” cho chàng Romeo nói với nàng Juliet rằng “Cái tên nào có ý nghĩa gì! Bông hồng mang tên gì cũng thơm vậy!” (What’s in a name? A rose by any other name would smell just as sweet!). Nhưng thật ra cái tên có một tầm mức rất quan trọng.

Trên một phương diện nào đó nó cho thấy vị thế của bố mẹ đứa bé trong xã hội. Ở một mức rộng lớn hơn nó cho thấy một phần tính chất của đất nước mà họ sống. Thành ra vừa qua tại Anh khi cậu hoàng tử Harry và cô hoàng tức Meghan đặt tên cho cậu con đầu lòng của họ là Archie thì lập tức có dư luận xầm xì rằng đặt tên như vậy là không đúng. Archie là một cái tên của tầng lớp hạ lưu không thể dùng cho một nhân vật hoàng tộc đứng hàng thứ bảy trong bậc thang thừa kế ngai vàng nước Anh.

Nói chung, theo các nhà xã hội học, mỗi một nhóm trong xã hội có khuynh hướng chọn một số tên thông dụng cho con mình. Thành ra ở Mỹ chẳng hạn, các cộng đồng trắng và đen chọn lựa tên cho con mình rất là khác biệt. Những tên thông dụng trong cộng đồng da trắng hầu như không được thấy tại cộng đồng da đen và ngược lại.

jeudi 17 mai 2018

Hội nghị Trung ương 7, một khởi đầu cho Đổi Mới chính trị ở Việt Nam ?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.


Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã họp Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban Trung ương khóa 12 vào tuần qua. Trong thời gian chuẩn bị sự kiện này, đã có những tin đồn lan truyền rộng rãi, là sẽ có những khuôn mặt mới được đưa vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất. 

Hai chiếc ghế được dòm ngó : một để thay thế ông Đinh La Thăng đã bị rơi đài, chiếc ghế thứ hai là của ông Đinh Thế Huynh, người đã « thôi giữ chức » để chữa bệnh dài hạn. Người ta cũng đồn rằng chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng sẽ bị thay thế vì lý do sức khỏe. Những đồn đoán này dựa vào thời gian dài vắng bóng của ông Quang hồi tháng Tám năm ngoái.

Tuy nhiên hội nghị kết thúc mà không có tân ủy viên Bộ Chính trị nào được bổ nhiệm ; còn ông Trần Đại Quang đã xóa tan tin đồn về bệnh tật qua việc điều hành phiên bế mạc một cách thành công. Thay vào đó, những gì người ta nhìn thấy là việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định những cam kết lâu dài về việc đổi mới Đảng.

jeudi 8 mars 2018

Trương Nhân Tuấn - Thông điệp “nối vòng tay lớn”



Các thủy thủ USS Carl Vinson trình diễn tại Làng trẻ em SOS ngày 06/03/2018.

Bắc Kinh tỏ vẻ “không vui” khi Hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại” chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ.

Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ Việt Nam hiện hành. Nước mắt đổ xuống không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64 năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) làm mất đi. “Rừng núi Việt Nam” đang nối lại với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người, trong ngày mới”... không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn. 

dimanche 17 décembre 2017

Trần Trung Đạo – Giặc Ân ngày nay không ở đâu xa



Tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280.728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau.

Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên Biển Đông. Nhưng cũng từ những khó khăn vất vả đó, những người tị nạn như tôi đã tìm đến nhau, giúp đỡ nhau và xây dựng nên một tập thể được gọi là Cộng đồng Việt Nam.

jeudi 9 novembre 2017

Việt Nam qua các mùa APEC

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang phát biểu trong diễn đàn doanh nghiệp APEC 2017 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2017.

Cách đây 11 năm Việt nam đã là nước chủ nhà của Thượng đỉnh APEC. Từ đó đến nay kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển. Nhân hội nghị APEC chính thúc khai mạc tại Đà Nẵng vào ngày 10/11 tới đây. RFI xin giới thiệu bài viết của tác giả Edmund Sim trên tạp chí The Diplomat, nhìn lại những thay đổi về kinh tế của Việt Nam giữa hai lần  đăng cai sự kiên quốc tế lớn này.
Hội nghị thượng đỉnh APEC quay lại với Việt Nam năm nay, sau 11 năm vắng bóng. Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng kể từ thượng đỉnh APEC năm 2006 tại Hà Nội, môi trường khu vực và toàn cầu đã thay đổi hẳn. APEC 2017 tại Đà Nẵng mang lại cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cơ hội để đối mặt với các đổi thay này.

APEC 2006 : Bắt đầu cuộc đua với thế giới

vendredi 7 juillet 2017

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên

Lính biên phòng Bắc Triều Tiên.

« Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có ». Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. « Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. ».

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới? Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.