Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 30 tháng Tư. Afficher tous les articles

vendredi 11 avril 2025

Trung Dũng – Tháng Tư, những câu ngắn


1.

Ba tao đã thng ba mày

Bây gi bi trn c mày ln tao

Đn bom, gươm súng tha nào

Vn còn mc kt trong bao t mình.

vendredi 4 avril 2025

Lâm Bình Duy Nhiên - Sự vĩ đại phù phiếm

 

Tôi biết một số người Việt tại Hoa Kỳ. Dân đi vượt biên cũng có, dân đi HO cũng nhiều.

Lúc trước, họ chỉ bảo với nhau cách khai gian chính phủ Mỹ để hưởng thêm các khoảng tiền trợ cấp. Nhiều người là dân HO, lớn tuổi. Họ sống tại các thành phố thuộc tiểu bang California, trong đó không ít tại Little Saigon.

Họ vui lắm vì tưởng “qua mặt” và “khôn” hơn người Mỹ khi chiêu trò, mánh mung, khai gian hay xin đểu chính quyền. Có người còn hồ hởi nói “tụi Dân chủ dễ lắm”!

mercredi 2 avril 2025

Võ Xuân Sơn – Không đồng ý việc Trung Quốc diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tôi nhớ, trong hồi ký của Frank Snepp có nói đến cuộc thương thuyết giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

Theo đó, phía Bắc Việt và Việt Cộng nói sẽ pháo kích bao nhiêu phát đạn (tôi không nhớ rõ số liệu) vô Dinh Độc Lập. Theo tinh toán của phía Mỹ, thì với “sai số cho phép”, Đại sứ quán Mỹ cũng sẽ trúng hàng ngàn phát pháo kích. Lúc đó, Mỹ rất lo ngại việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tử thủ, dẫn đến cuộc pháo kích làm mất mặt nước Mỹ kia.

Theo những nguồn tin khác, trước khi Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút quyết định, đã có kẻ đại diện cho chính quyền Bắc Kinh khi đó, đến và yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh tử thủ, họ sẽ thay thế Mỹ chống lưng cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, để tránh một cuộc tắm máu cho Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng.

lundi 31 mars 2025

Lưu Trọng Văn - "Chúng ta cùng nhau trên một dòng chảy"

 

Ngày 30 tháng 3, tròn một tháng nữa tới ngày 30 tháng 4 lịch sử. Tại Sài Gòn diễn ra một cuộc gặp mặt lắng nghe nhau giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị.

Người cao tuổi nhất là nhà sử học Nguyễn Đình Tư - 105 tuổi. Người ít tuổi nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 49 tuổi. Thật thú vị, cả hai đều tên… Tư.

Danh sách các nhà hoạt động văn hóa xã hội ngoài hai người tên Tư còn có: Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, tiến sĩ Mạc Văn Trang, đạo diễn Nguyễn Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Đỗ Trung Quân, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nghệ sĩ Thành Lộc, các NSND Trần Minh Ngọc, Hoàng Yến, Bạch Tuyết, Thanh Thúy, nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà văn Bích Ngân, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu và gã, một người viết Facebook.

samedi 29 mars 2025

Ngọc Vinh - Vẫn là "giải phóng" nha bà con !

Không có gì thay đổi cả. 

Nếu nói lái, nó sẽ có nghĩa khác và cái nghĩa đó, không ai thấm thía bằng dân miền Nam – một miền Nam tan hoang sau giải phóng vì một nhân vật: Lê Duẩn.

Ông Duẩn mất đã 39 năm nhưng chưa thấy các sử gia nghiêm túc và trung thực đặt bút nghiên cứu về ông – một nhân vật đặc biệt trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Không phải viết theo kiểu tô hồng, dạng như "ông là bộ óc vĩ đại đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". 

jeudi 27 mars 2025

Lê Học Lãnh Vân – Thống nhất


Báo Thanh Niên, ngày 26/03/2025 đăng bài về việc đại tướng Phan Văn Giang kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị kỷ niệm lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.

Ông Phan Văn Giang chỉ đạo: “Thời gian đến, ngày diễn ra lễ kỷ niệm không còn dài, cần nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm tương xứng với quy mô, tầm vóc của lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất”.

Trong toàn bài viết đó, không có cụm từ giải phóng!

lundi 24 mars 2025

Châu Văn Thi - Ngày cuối cùng…

Tôi khẽ chạm tay vào cuốn lịch, nơi những đề tài của tháng trước và những dự định sắp tới vẫn còn nguyên vẹn như một thói quen khó bỏ. Tôi nhẹ nhàng xếp nó vào thùng đồ, khép lại một chương của cuộc đời.

Bàn bên kia, tiếng gõ phím lách cách của anh bạn đồng nghiệp đang hoàn thành nốt phần việc còn lại. Tôi chào từ biệt rồi ôm thùng các-tông chứa đựng kỷ niệm rời khỏi văn phòng.

Vị sếp già đứng đó, đôi tay ông đặt lên vai tôi, như muốn giữ lại giúp tôi những giọt nước mắt đang chực trào: "Cảm ơn bạn vì những đóng góp tuyệt vời. Chúng ta sẽ trở lại, nhất định sẽ trở lại. Chúng tôi sẽ đấu tranh để đưa các bạn trở lại!"

Hoàng Linh - TPHCM mở hội hoa đăng


Sở Văn hóa & Thể thao TPHCM đề xuất bắn pháo hoa 15 phút tại khu vực đầu hầm sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức vào các tối thứ Bảy trong 5 tuần liên tiếp, tính từ ngày 19/04 đến ngày 31/05. Thời gian bắn lúc 21 giờ đến 21 giờ 15.

Tôi thích ý tưởng bắn pháo hoa vào thứ Bảy hàng tuần, bởi các lẽ sau.

Nhiều bạn chê sao dân Sài Gòn nhậu nhiều quá, chê đúng nhưng dân Sài Gòn không nhậu thì biết làm gì.

jeudi 20 mars 2025

Dương Công Quan – Ngày này tháng này

* Quá khứ là một phần của lịch sử.  Quá khứ là những thân cây mà hiện tại là chiếc lá. Nếu có chiếc lá phủ nhận những thân cây kia thì chẳng khác nào phủ nhận một phần thân thể đã tạo ra.

* 20/03 là ngày sinh nhật của Thu Ba. Cách đây 50 năm, khởi đầu là ngày 20/03/1975 những chiếc xe đò chở chật cứng người từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy vào Nam đã chạy ngang qua thị trấn Bình Định là nơi tôi đang trấn giữ. Ngày bà xã tôi Thu Ba tròn 20 tuổi đang mang bầu đứa con đầu lòng của chúng tôi. Tin tức trên báo chí trên đài phát thanh nghe được là Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ từ đèo cả Tuy Hòa.

Không khí ngộp thở bao trùm, người dân của thị trấn cũng đã lục đục gồng gánh nhau đu theo những chiếc xe đò chạy loạn. Họ chỉ biết chạy về hướng Nam. Chạy và chạy mà không biết sẽ chạy về đâu khi phía sau lưng là chiến tranh rượt đuổi. Hai vợ chồng tôi cũng vậy. Tôi không thể đi vì nhiệm vụ phải ở lại. Tôi đưa Thu Ba lên một chiếc xe đò theo đoàn người chạy loạn để về Ninh Hòa. Dù sao đó ở đó có còn nhà ba má của tôi.

mardi 11 mars 2025

Đặng Đình Mạnh - Chiến thắng ngày 30 tháng Tư để làm gì ?

Chiến thắng ngày 30 Tháng Tư để làm gì rồi phải ca ngợi hoặc thực hiện những điều mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã từng thực hiện cách nay 50 năm?

Tương tự như vài video với nhân vật chính là ông Tô Lâm, trong đó, ông bày tỏ sự tiếc nuối về thành tựu trong thập kỷ 60 của Sài Gòn, đô thành một thời của chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Theo lời ông Tô Lâm trong video, lân bang khi ấy như Tân Gia Ba đã nhìn về Sài Gòn với sự ngưỡng mộ như thế nào…

Vài bạn đã gởi cho tôi các video ấy, nay lại hồ hởi gởi cho tôi thông tin Bộ Chính trị của đảng Cộng Sản trong nước quyết định miễn học phí giáo dục, từ mầm non đến hết trung học với ngụ ý đầy tích cực.

lundi 10 mars 2025

Ngọc Vinh - Ba mươi tháng Tư : « Giải phóng » hay « thống nhất » ?


Theo tôi biết, cả bộ máy đang chuẩn bị cho ngày lễ 30-4 năm nay. Công tác chuẩn bị được tiến hành từ năm ngoái.

Vì là lễ kỷ niệm tròn nửa thế kỷ nên chính quyền sẽ làm lớn. Các đài phát thanh truyền hình đã cho phỏng vấn nhân chứng ngay từ bây giờ. 

Không biết anh Tô chỉ đạo ngày lễ thế nào? Lấy chủ đề thống nhất làm chính hay chủ đề giải phóng?

jeudi 6 mars 2025

Nguyễn Thông - Vào kỷ nguyên mới chưa?

Nghe “mới” ai mà chẳng thích. Họa chỉ có gỗ đá hoặc kẻ khư khư bám lấy cái cũ lỗi thời để vinh thân phì gia thì mới lạnh lùng, dửng dưng, không muốn “vào”. Vào kỷ nguyên mới không có nghĩa xóa bỏ hết thứ cũ, nhưng những gì đã quá vướng víu, cản trở, tai hại thì nên bỏ.

Tôi rất ghét câu dạy đời “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” bởi nó rất hồ đồ. Có những thứ quá khứ cần bị đào sâu chôn chặt mới vươn tới tương lai được, vào kỷ nguyên mới được.

Những nhà lãnh đạo, cầm quyền nước này đã không ít lần chủ trương “gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Đó là nhận thức, tư duy cởi mở, nhất là ở một nước từng chiến tranh liên miên với nhiều kẻ thù. Chỉ có điều, chủ trương ấy bị “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, không được thực thi tử tế. Điều đó ta có thể thấy rõ nhất trong quan hệ của nước này với Trung Quốc và Mỹ. Tôi không cần nhắc ra đây, bởi hầu như ai cũng rõ.

jeudi 6 juin 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Từ La Cambe nghĩ về 30 tháng Tư

LBDN : Kỷ niệm 80 năm D-Day (6/6/1944). Một trong những bài viết tâm đắc nhất, khiến tôi luôn cảm động và suy tư nhiều mỗi khi đọc lại.

(NCTG) “Sử sách ghi lại những sự kiện đã xảy ra không nhằm khơi dậy lòng thù hận giữa các dân tộc. Họ cố gắng nhiều để loại bỏ những sai lầm trong quá khứ. Họ không khẩu hiệu, kêu gọi hay khích động lòng tự tôn dân tộc hay cổ súy cho chủ nghĩa dân túy. Họ nhìn vào tương lai. Họ Lớn khi họ biết Tha thứ”.

Mùa hè năm 2018, vợ chồng tôi lái xe từ Thụy Sĩ sang vùng Normandie (Pháp), để đi dọc theo các bãi biển nổi tiếng từng là vết tích bi hùng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng tôi chọn Cabourg làm nơi nghỉ. Đây là một thành phố nhỏ, nằm giữa Deauville thơ mộng và Caen nơi có Đài Tưởng niệm Đệ Nhị Thế Chiến và cuộc Đổ bộ Normandie giàu cảm xúc.

mercredi 8 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Bảy mươi năm, 2024 – 1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy!

Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả. Còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt kháng Pháp giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)! 

mercredi 1 mai 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chê người nên nghĩ đến ta

 

Như thường lệ 30/04, cả nước lại ăn mừng chiến thắng. Bốn mươi chín năm rồi vẫn như cũ : cờ quạt, mít-tinh, discours khí thế hào hùng rung chuyển trời đất...

Ngày 30/04 cứ tưởng là ngày vui nhất, ngày hạnh phúc nhất của dân tộc, nhưng nào ngờ đó lại là ngày đen tối, ngày chiến thắng của cái ác mà lúc đó người ta lại tưởng là cái thiện.

Thực ra cái ác đó nó đã có ở Liên Xô cách ngày 30/04/75 hàng nửa thể kỷ. Nhưng vì bị bưng bít thông tin nên lúc đó chúng ta không biết và cứ hùng hục oánh nhau, bất kể mất mát về tiền của và nhân mạng để đưa cái ác lên ngôi.

Dương Quốc Chính - Ngày chiến thắng

 

Mình thấy bên Trạm Đọc dùng từ Chiến thắng này rất là dại dột. Nội dung 10 cuốn sách mà các bạn nêu đa phần là quá cũ và một chiều, không làm cho độc giả thấy được góc nhìn toàn cảnh về ngày 30/4.

Mình hiểu các bạn không thể nêu những cuốn sách không được xuất bản ở Việt Nam như Bên thắng cuộc hay Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (The final collaps - Cao Văn Viên)...

Nhưng sách xuất bản trong nước vẫn còn một số cuốn khác, mới hơn, cho thấy các góc nhìn khác nữa. Như cuốn Giải phóng của nhà báo Ý, Cuộc tháo chạy tán loạn của Frank Snepp (nhân viên CIA tại SG lúc đó)...

Dương Quốc Chính - Chữa lành

 

Đợt nghỉ lễ này đang có trend chữa lành, thấy ai cũng bảo đi du lịch là đi chữa lành, tất nhiên đa số là troll thôi. Nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ trend thật của nhiều người.

Bây giờ nhiều người, đặc biệt là các cháu gen Z, quá là mong manh yếu đuối, động tí là phải chữa lành.

Chữa lành kiểu này chắc do các thợ thiền khuấy lên để cày tiền ở các trại thiền?

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Tiểu Vũ - Ký ức một thời bé dại

Thế hệ chúng tôi toàn những đứa sinh ra sau chiến tranh. Thời điểm 30 tháng Tư có đứa chỉ một vài tuổi hoặc vừa sinh ra. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên như cây như cỏ giữa cảnh non nước thanh bình quê hương không có đạn bay súng nổ hỏa châu rơi...

Bốn mươi chín năm trôi qua, những đứa trẻ ngày ấy nay đã trở thành những gã trung niên nếm trải nhiều sự đời cùng và chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi của thời cuộc. Tuổi thơ đã đi qua, nhưng ký ức thì còn giữ lại.

Tôi nhớ xóm tôi có một số người đi "học tập cải tạo" trên trại An Điềm, trại Tiên Lãnh. Ở nhà các bác gái dành dụm tiền mua đồ tiếp tế, một tháng đi thăm nuôi chồng một lần. Thế mà kiên trì thăm nuôi suốt nhiều năm ròng rã cho đến ngày các bác ấy ra trại rồi đi Mỹ theo diện HO. Bạn bè cùng tuổi tui cũng theo gia đình qua Mỹ. Trong đó thằng Kim, con Lộc, thằng Dũng, con Nga đến giờ tui vẫn chưa gặp lại. Mà nếu gặp lại thì chắc gì nhận ra nhau ngày xưa ở chung xóm.

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…