Affichage des articles dont le libellé est Tố Hữu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tố Hữu. Afficher tous les articles

vendredi 5 juillet 2024

Sương Nguyệt Minh - Hoàng Cát và truyện ngắn Cây táo ông Lành

 

"Cây táo ông Lành" từ nửa thế kỷ trước bị người ta suy diễn cho là viết ám chỉ một ông lớn lãnh đạo văn nghệ.

Nhà thơ Hoàng Cát - tác giả của truyện ngắn này một thời khốn khổ. Nhà thơ Vương Trọng viết: "Mấy anh đồng hương xứ Nghệ  làm câu đối: " Thằng Cát viết điều hung / Ông Lành làm việc dữ", nhưng sau sửa lại để thay cho một lời phát biểu với cấp trên"Thằng Cát không viết điều hung / Ông Lành đừng làm việc dữ". Nhưng có lẽ cấp trên không thấu nên "việc dữ" cứ đến với Hoàng Cát, mà cái đòn đầu tiên là nhà máy cho về mất sức".

Chưa hết, sau đó Hoàng Cát bị treo bút, đời sống rất khó khăn... Trước đó, ông là lính trận ở chiến trường, bỏ lại một cái chân ở Mặt trận Quảng Đà, đi viện rồi ra quân. Là thương binh nặng, cụt chân trái phải lắp chân giả, tay cũng bị thương, nhưng chả hiểu sao bị xếp hạng nhẹ nhất trong thứ bậc thương binh, cho nên nỗi nhọc nhằn nhân lên gấp đôi, gấp ba. Khổ! Giá như viết là "Cây táo ông Hiền", hay "Cây táo ông Ngoan" thì chắc chẳng bị lên bờ xuống ruộng.

jeudi 4 juillet 2024

Vương Trọng - Hoàng Cát là thế


Tôi quen Hoàng Cát từ năm 1972, khi học lớp Bồi dưỡng sáng tác của Hội nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Lớp học được triệu tập từ đầu tháng 10, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, đi lại khó khăn nên học viên về rải rác, có người chậm đến ba tháng, nên hầu như tuần nào cũng xuất hiện thêm học viên mới.

Bữa trưa chúng tôi thường ăn đứng dưới giàn nho. Một lần vì thấy thức ăn quá "khiêm tốn", có người nói rằng ăn uống như thế này thì không nên đi học, tiếp đó ý kiến lan rộng, anh em đùa nhau bàn chuyện viết bài Phản chiêu sinh (nhại Phản chiêu hồn của Nguyễn Du) và mở đầu bằng câu: Sinh ơi, sinh đừng về!

Trong số người tham gia "hăng hái", tôi chú ý tới một anh nói tiếng Nghệ, trán cao, mắt đa tình, da trắng, người trông thư sinh, đẹp trai. Đó là Hoàng Cát. Tuy cả hai cùng nội trú, nhưng tôi ở khác phòng. Hơn nữa, trước đó tôi chưa được đọc thơ của anh, cộng thêm cái bản tính tôi làm quen rất chậm, nên hàng ngày chỉ gặp anh khi lên lớp và bữa ăn, chúng tôi chưa có dịp nói chyện riêng. Và trong mấy tuần đầu, tôi không hề biết anh là thương binh cụt chân, phải đi bằng chân gỗ. Là vì bước chân của Hoàng Cát bao giờ cũng ngay ngắn, đàng hoàng, không hề khập khiễng một chút nào.

dimanche 2 juin 2019

Nguyễn Huy Cường - Tuyệt vời Tố Hữu



Cách đây 73 năm, người Cộng sản gộc này làm bài thơ được chép nguyên văn dưới đây. Xin miễn bình luận thêm.Mời các bạn đọc nhé.

THƯA CÁC ÔNG NGHỊ


Thưa các ông nghị gật!
Đừng bôn ba lật đật uổng công!
Nghị ngày xưa là nghị bạc nghị đồng
Nghị "bíp tết", nghị "sâm banh", "phó mát"


Nghị ô-tô, nghị cô đầu chầu hát
Nghị "uẩy xừ" không biết cái chi chi
Nghị chuyên môn ra nghị viện ngủ khì
Khô hết Nước, tan hết nhà "ùy" tất.