Một
trong những nguyên nhân của cuộc chiến mà từ cửa miệng người ta hay nói, là
“Nga đánh Ukraine vì Ukraine định vào NATO”. Hoặc có một cách nói khác: “Nếu
Nga không đánh Ukraine thì Ukraine sẽ vào NATO.”
Vậy
điều này có gì đúng và có gì sai? NATO có muốn kết nạp Ukraine không? Tại sao
Putin lại sợ việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và xa hơn nữa, trở thành
thành viên của NATO?
Zbigniew
Brzezinski trong cuốn Bàn cờ lớn: Trong
mắt thế giới nói chung và trong mắt châu Âu nói riêng, Nga không bao giờ là
châu Âu, vì thế, “Nga cần Ukraine để trở thành châu Âu.”
Theo
dự án Vườn Trung Quốc được đặt trong Vườn Bách thảo Quốc gia ở
Washington, một ngôi chùa màu trắng sẽ được dựng lên, xung quanh là
những ngôi nhà kiểu Trung Hoa mang những cái tên thơ mộng với những hòn
non bộ. Dự án được giới thiệu năm 2011 với sự hiện diện của phó tổng
thống Joe Biden, ngoại trưởng Hillary Clinton và chủ tịch Trung Quốc
thời đó là Hồ Cẩm Đào. Bắc Kinh đề nghị tài trợ toàn bộ, khoảng 100
triệu đô la, và vật liệu xây dựng được đưa sang theo đường ngoại giao,
được miễn kiểm tra hải quan.
Đôi lời: Vì bận rộn với công việc chính, hơn một
tuần qua Thụy My chưa đăng lại các bài điểm báo của mình trên blog. Có những
người, kể cả người nổi tiếng, đã trích lại một số đoạn trong bài mà không buồn
ghi nguồn, cứ như là của họ dù công việc điểm báo rất công phu, rất mất thì
giờ. Thụy My xin phép lần lượt đăng lại ở đây cho các bạn nào chưa đọc trên
RFI, thân ái.
The Economist nhắc lại, tháng 8/2014 quân đội Ukraina đã
phải chịu đựng một trong những thảm kịch lớn nhất kể từ khi giành độc
lập. Các quân nhân Ukraina bị quân thân Nga bao vây ở Ilovaisk thuộc
Donetsk, khi cố vượt thoát đã có ít nhất 366 chiến sĩ thiệt mạng - trong
một vụ được người Ukraina gọi là thảm sát. Có lẽ không phải tình cờ khi
các tướng lãnh Ukraina quyết định tổ chức phản công vào ngày
29/08/2022, đúng tám năm sau sự kiện trên.
Kherson : Quân Ukraina vượt được những phòng tuyến đầu tiên
Ông
Gorbachov đã từ trần. Nói về ông, thì kẻ khen, người chê. Những lời ca ngợi thì
cũng ngút trời, những lời chửi bới thì cũng khủng khiếp.
Nói
về ông thì biết bao nhiêu cho vừa vì ông là người đã
làm thay đổi dòng lịch sử nhân loại. Tôi muốn nói đến chuyện chúng ta
thấy gì, rút ra cái gì.
Liên
Xô là thành trì của Chủ nghĩa Xã hội (ngày hôm trước của Chủ nghĩa Cộng sản, do
vậy chúng ta cũng hay nói các nước xã hội chủ nghĩa là các nước cộng sản). Nếu
thành trì mà sụp đổ thì chủ nghĩa cộng sản cũng sụp đổ.
Chắc
khoảng năm 1986 gì đó, thầy Đỗ Bính khoa mình đi học khóa bồi dưỡng giáo viên
ngắn hạn ở Liên xô về. Khi mình hỏi về Gorbachev, mắt thầy sáng lên, và vẫn
theo thói quen, nói nhỏ với mình, rất nghiêm trọng: “Dân Nga họ bảo là Lênin
tái sinh cậu ạ”.
Vốn
đã thích Gorbachev, nghe thầy Bính nói thế mình càng tò mò, nên tất cả những gì
gọi là perestroika (Cải tổ)glanos (sáng
tỏ) đều đọc rất kỹ. Hồi đó trên báo Nhân Dân đăng loạt phóng sự của Thành Tín
(chính là cụ Bùi Tín) về perestroika rất hay, mình đọc như nuốt từng chữ.
Thế
rồi, mơ được ước thấy, tháng 10 năm 1987 mình cũng được đi Liên Xô, học lớp bồi
dưỡng giáo viên ở trường đại học an ninh Liên xô, mang tên Dzeczinski, ở số 9,
Khavxcaia.
Mình
hóng xem Việt Nam có gửi điện chia buồn tới Nga hay gia đình ông Gorbachev không,
nhưng mà chưa thấy, sau hai ngày và mai là đám tang diễn ra.
Để
ý thấy toàn lãnh đạo các nước phương Tây chia buồn thôi, cả Putin nữa (không có
oán trách). Toàn bộ các nước cộng sản đều chưa/không có chia buồn. Chắc vẫn hận ổng
tới tận lúc chết?
Việt
Nam chắc phải hóng Trung Quốc xem thế nào, vì
Trung Quốc cũng đang im lặng?
Ngày
ông Mikhail Gorbachev (1931-2022), cựu tổng bí thư cộng sản cuối cùng của Liên
Xô qua đời, ông nhận được nhiều lời bình từ hai phía ca tụng và căm ghét.
Những
người chống cộng thì nhìn ông như một con người dũng cảm đã hy sinh xé toang
bức màn đen của thế giới song cực. Còn những người yêu cộng sản thì căm hận ông
vì đã mang tội làm sụp đổ thành trì cách mạng vĩ đại của phía Đông thế giới.
Đứng
giữa những điều đó, Gorbachev còn hiện ra với tính cách của một nhà cách mạng của thế giới cộng sản nhưng đầy chất lãng
mạn của người nông dân vùng Privolnoye, miền Nam của nước Nga.
Ngày
này 31 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử
chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Tôi
quan tâm chính trị từ rất sớm, viết ra điều này có thể ít ai tin. Nhưng đó là
sự thật.
Tôi
còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với 3 người bạn cùng
trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi cứt gà lên ảnh Mao Trạch
Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ. Hành động này của
chúng tôi đã bị cô giáo Đỗ Bích Vân (mấy năm sau là phát thanh viên đầu tiên
của chương trình truyền hình quân đội) phạt úp mặt vào tường.
Gorbachev
là nhân vật gây tranh cãi. Phương Tây coi trọng ông nhưng thế giới cộng sản thì
căm ghét, cho ông là tội đồ gây nên sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Vậy đánh giá thế nào là khách quan, khoa học nhất?
Thường
thì dân mấy nước cộng sản còn lại đều không biết Liên Xô ở những năm cuối đời
đã là một con bệnh rất nặng. Lý do bị phương Tây cấm vận, chống phá chỉ là phụ,
mà sự kiệt quệ đến từ bản chất chế độ là nền kinh tế
kế hoạch không tạo nên được động lực phát triển.
Nó
quản trị nền kinh tế một cách duy ý chí, không dựa trên nhu cầu thực tế mà dựa
trên kế hoạch do một số cá nhân cơ bản là dốt nát tạo nên. Điều đó đương nhiên
dẫn tới sự kiệt quệ của nền kinh tế. Anh em bò đỏ đừng có cãi. Bởi vì các nước cộng
sản hùng mạnh nhất bây giờ đều phải khắc phục những điểm yếu nói trên thì mới
khá được.
Mỗi
chánh khách đều để lại một di sản sau khi họ qua đời, và cái di sản lớn nhứt mà
ông Mikhail Gorbachev (1931-2022) để lại là kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh, sự
tan rã của Liên Xô và sự suy sụp của chế độ toàn trị.
Ông
đã có dịp thăm Việt Nam (lúc chưa là tổng bí thư), nhưng những cải cách của ông
bên Nga đã được làm theo [một phần] ở Việt Nam.
Ông
để lại cho đời nhiều câu nói mang tính 'wisdom' mà tôi lược dịch dưới đây. Một
trong những câu tôi tâm đắc là "Hòa
bình không phải là sự thống nhứt trong đồng dạng mà là trong đa dạng, trong
đốisánh và hòa giải những khác
biệt." Việt Nam rất cần học lời nói này.
Một người đã được Gorbachev ân xá từ
Siberia trở về, Natan Sharansky mới viết trên báo Washington Post rằng ông ta
chỉ muốn cho chế độ cộng sản “có bộ mặt con người.”
Cái
quan định luận, nhiều người ca ngợi Mikhail Gorbachev khi ông qua đời, nhưng
nhiều người ở Nga và Trung Quốc vẫn chỉ trích ông vì tội làm cho chế độ cộng
sản và đế quốc Liên Xô tan rã.
Một
lãnh tụ đảng Cộng sản trong quốc hội Nga, Nikolai Kolomeitsev, vẫn gọi
Gorbachev là một “tên phản bội” đã “hủy hoại quốc gia.” Trong điện văn
chia buồn, Tổng thống Nga Vladimir Putin, công nhận Gorbachev “tạo ảnh hưởng lớn lao trong lịch sử thế
giới,” mặc dù đã từng kết tội ông gây ra “thảm họa lớn nhất trong thế kỷ 20” vì làm Liên Xô sụp đổ.
Ông
Gorbachev, người đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh và giải phóng nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam, khỏi sự thống trị của Liên Xô, vừa qua đời đêm 30/08.
Không
có ông, kinh tế bao cấp Việt Nam rất có thể vẫn còn ngự trị. Công việc chính
của gia đình vẫn là hóng xem hôm nay Mậu dịch có bán hàng không để dậy từ 5 giờ
sáng đi xếp hàng mong mua được 300
gram thịt/tháng hay vài ký gạo mốc, thậm chí là vài lạng
muối. Nghĩ lại không hiểu sao sự phi lý ấy có thể tồn tại mãi.
Trên
phương diện giáo dục, ông đã mở ra cơ hội tiếp xúc với học vấn từ Phương Tây
cho hàng triệu người Việt.
Gorbachev
nhiều năm sống trong mờ mờ tối quáng gà, chả thấy rõ gì hết. Thế rồi thời thế
đẩy ông tới cánh gà sân khấu, nơi lùng nhùng màn nhung ẩm mốc lâu ngày không
giặt, có cầu dao điện. Ông quyết định kéo cầu dao lên.
Ánh
sáng.
Ông
không phải là nhà chiến lược tài ba để tính trước, nếu cầu dao kéo lên, đất
nước Liên bang cùng các đồng minh phe của ông sẽ ra sao trước Glasnosch - ánh
sáng công khai và minh bạch.
Dù
bạn cho đó là một sáng kiến tốt hay tồi, là công hay tội, thì ông cũng là người
đã tạo ra sự thay đổi to lớn đối với chính trị và xã hội thế giới, ảnh hưởng
đến hàng triệu người.
Gorbachev
nhận ra sự bất cập của nền kinh tế kế hoạch tập trung. Các nhà máy sản xuất
theo kế hoạch từ trung ương phân bổ xuống, không làm hơn không làm kém. Hàng
hóa sau đó được trung ương phân phối xuống các địa phương theo quota, người dân
được cấp tem phiếu để mua.
Ông
đề nghị cải tổ, điều chỉnh nó theo hướng kinh tế thị trường. Theo đó, ngoài
nghĩa vụ đáp ứng các kế hoạch của nhà nước, các nhà máy được sản xuất để cung
cấp cho thị trường bằng công suất dư thừa của mình.
Mikhail
Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cuối cùng, Tổng thống Liên Xô duy
nhất đã từ trần hôm qua, ngày 30/08/2022 thọ 91 tuổi.
Năm
1989 Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô Gorbachev đã quyết định rút quân đội Liên Xô khỏi
Afghanistan sau 10 năm sa lầy tại chiến trường này.
Năm
1989 Tổng thống Liên Xô Gorbachev đã quyết định không đưa quân đội Liên Xô can
thiệp vào tình hình nội bộ Ba Lan khi nước này thay đổi chế độ chính trị, mở
đường cho sự sụp đổ hoàn toàn Hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Công
lao lớn nhất của Mikhail Gorbachev (được gọi thân mật Gorby) là ông đã có những
quyết định đặc biệt góp phần quan trọng hàng đầu để chấm dứt, xóa bỏ chế độ
cộng sản nghèo đói lạc hậu mất dân chủ.
Chế
độ này bị xóa bỏ không chỉ ở Liên Xô (nơi được coi là thành trì cộng sản đời
đời bền vững) mà còn nhiều nước khác trên thế giới.
Gorby
từng nói thẳng, chủ nghĩa cộng sản là sự lừa dối khủng
khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Ông đã vạch ra điều mà nhiều kẻ tìm
mọi cách tô son trát phấn cho thứ này.
Ngày
30.08.2022, Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng của Ủy ban
Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và là Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô
Viết đã qua đời tại Bệnh viện Lâm sàng Trung ương (Central Clinical Hospital) ở
Moscow, thọ 91 tuổi.
Ông
là nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991, và là lãnh tụ đầu tiên
của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Những
nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ông được trao
Giải Nobel Hòa bình năm 1990, là nguyên nhân chính trong việc làm sụp đổ Đảng
Cộng sản Liên Xô (CPSU) và Liên bang Xô viết tan rã.
(Reuters 30/08/2022) – Cựu tổng
thống Liên Xô Mikhail Gorbatchev đã qua đời ở tuổi 91. Các hãng tin Nga hôm nay
30/08/2022 dẫn lời các lãnh đạo bệnh viện cho biết như trên.
Tựsự của một trí thức người Việt ở Thụy Sĩ về một người bạn Nga, nhưng câu chuyện
của anh không là riêng tư. Hãy suy ngẫm điều anh nói:
“Những duyên nợ giữa người Nga và người
Ukraine chưa bao giờ được giải tỏa một cách thỏa đáng. Vết thương lịch sử đối
với người Ukraine chưa bao giờ được hàn gắn, trong khi giấc mơ bá quyền của
người Nga dưới thời Putin lại càng rõ ràng đối với những quốc gia từng nằm
trong Liên bang Xô Viết.
Với thời gian, bạn tôi trở nên cực đoan
và dân túy hơn. Cái gì cũng Nga và Putin. Mọi xấu xa đều do Phương Tây và Mỹ.
Tôi hiểu, vết thương nội tâm nơi bạn tôi, khi mà Nga không còn vị thế nào nữa
trên thế giới, đã khiến bạn tôi thay đổi, theo chiều hướng tiêu cực và nguy
hiểm.
Le Figaro hôm nay 22/12/2021 dành nhiều trang báo để kỷ niệm 30 năm Liên Xô sụp đổ. Tờ báo chạy tựa « Ba mươi năm sau, nước Nga trong bóng tối Liên Xô ». Ở trang trong có các bài viết « Nga
bấu víu quá khứ cộng sản và đế quốc », « Ukraina rạn nứt giữa hoài nhớ
thế giới Xô viết cũ và ý hướng độc lập », « Iekaterinbourg, thành phố
của Boris Eltsine không quên người hùng của mình ».