Là tên của cô sinh ziên luật khoa của đại
học Charles University, thủ đô Prague, Cộng hòa Tiệp.
Nàng được 25 cái xuân xanh. Chi tiết cá
nhân thấy đề cao 1.81 mét nhưng không ghi trọng lượng, nhưng nhìn hình thấy chắc
là nhẹ hều.
Krystyna Pyszková sinh trưởng ở thị trấn
Třinec chỉ có 30 ngàn dân, cách 20 km là biên giới Ba Lan. Có thể đoán mò rằng
gốc của nàng là một cô gái đồng quê cao gơ thiệt thà chất phác truyền thống
chăng?
Trong thập niên 60, Jean Clémentin, một trong những ký giả cột trụ của tờ « Canard Enchainé »
(Con vịt buộc) mang bút danh Jean Manan, làm việc cho tình báo Tiệp
Khắc StB với mật danh « Pipa ». Clémentin gặp gỡ các nhân viên tình báo
Tiệp nhiều lần tại các nhà hàng khác nhau ở Paris, và đã trao gần 300
bản tin mật, từ tin tức về quân đội Pháp ở Đông Dương cho đến quan hệ
Pháp-Đức, sức khỏe của tổng thống De Gaulle. Không chỉ cung cấp thông
tin, đôi khi ký giả này còn tung tin giả do StB soạn thảo.
Theo yêu cầu
của nhà sử học Jan Koura, hiệu phó trường đại học Charles ở Praha, hồ sơ
trên 1.500 trang về « Pipa » được giải mật năm 2019, và tuần báo L’Obs đã nhờ dịch một số ra tiếng Pháp.
Một em bé trước tác phẩm của nghệ sĩ David Cerny nhằm kỷ niệm 50
năm "Mùa Xuân Praha", khi xe tăng Liên Xô tràn vào thủ đô Tiệp Khắc. Ảnh
chụp ngày 21/08/2018.
Tháng Tư năm 1968, ông Alexandre Dubcek,
tổng bí thư đảng Cộng sản Tiệp Khắc loan báo về « chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt người », cho phép tự do báo chí và đa đảng. Toàn thể dân tộc Tiệp Khắc tràn trề hy vọng về làn gió tự do. Tuy
vậy ngay từ tháng Tư, Brejnev đã ra lệnh chuẩn bị cho cuộc xâm lăng
Tiệp Khắc. Tổng bí thư Liên Xô tuyên bố đầy đe dọa : « Mỗi đảng Cộng sản có
thể tự do áp dụng các nguyên tắc mác-xít lênin-nít và chủ nghĩa xã hội
tại nước mình, nhưng không thể tự do đi chệch khỏi các nguyên tắc này
nếu còn muốn là cộng sản ». Đảng
đứng trên Tổ quốc, đó là nguyên tắc của nhà nước toàn trị độc đảng do
Lênin áp đặt kể từ ngày 07/11/1917.
Nhà sử học tên tuổi Stéphane Courtois chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản, tác giả cuốn « Lênin, người sáng tạo chủ nghĩa toàn trị » (NXB Perrin, 2017), trên báo Le Figaro đã thuật lại vụ đàn áp Mùa Xuân Praha cách đây vừa đúng 50 năm, ngày 21/08/1968.
Vào
lúc quá nửa đêm 20/08/1968, một đạo quân hùng hậu gồm 450.000 binh lính
từ Liên Xô, Hungary và Đông Đức, 6.300 chiến xa, 800 phi cơ và vô số
khẩu đại bác, tràn vào Tiệp Khắc, quốc gia nhỏ bé có 15 triệu dân.
(France24 21/08/2018)Trong đêm 20 rạng sáng 21/08/1968,
trên 250.000 quân của Liên Xô và Hiệp ước Vacxava đã tràn sang Tiệp Khắc, để đè
bẹp một cách thô bạo « Mùa Xuân
Praha » và « chủ nghĩa xã
hội với khuôn mặt nhân văn » của Tiệp.
Người Tiệp Khắc bao
vây các chiến xa Liên Xô trên đường phố Praha
Biểu
tình trước nhà ga Zurich, Thụy Sĩ cuối tháng 8/1968 phản đối quân Liên Xô tràn
vào Tiệp Khắc và đàn áp tàn bạo Mùa Xuân Praha. Ảnh STR/Keystone/MAXPP.
(Audrey Parmentier, LaCroix 21/08/2018)Ngày
21/08/1968, những chiếc xe tăng của Liên Xô đã đè bẹp cuộc nổi dậy ở Praha,
Tiệp Khắc cũ. Cuộc cách mạng này là điềm báo cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng
sản gần 40 năm sau đó.
Chúng ta đang ở vào năm 2018, và những bức ảnh đen trắng
được chuyền trên các mạng xã hội.
Năm mươi năm sau, cuộc đàn áp Mùa Xuân Praha hôm 21/08/1968
vẫn luôn hiện diện trong ký ức người Tiệp Khắc. Sự kiện này cũng làm rung
chuyển đời sống chính trị của toàn bộ các quốc gia Trung Âu.