Affichage des articles dont le libellé est Vũ Hán. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Vũ Hán. Afficher tous les articles

jeudi 15 juin 2023

Đặng Sơn Duân - Virus Vũ Hán : Đâu dễ chạy tội !

 

Ba bệnh nhân nhiễm Covid đầu tiên, còn gọi là bệnh nhân số 0 đã được các nguồn tin chính phủ Mỹ tiết lộ: Hồ Bôn, Vu Bình và Chu Nham. Cả ba người này đều làm việc tại Viện vi rút học Vũ Hán.

Chủ nhật vừa qua, tờ The Sunday Times cũng đăng bài điều tra cho biết vi rút biến đổi bị rò rỉ từ chính Viện vi rút Vũ Hán.

Những ai nói chuyện này cách đây ba năm sẽ bị Twitter, Facebook thông qua đám fact-check gán nhãn thuyết âm mưu, fake news…, còn hơn cả phạm húy.

lundi 20 février 2023

Covid : Sau ba năm, bí mật vẫn bao trùm lên virus ở Vũ Hán


Đăng ngày:

Les Echos phân tích : « Ba năm sau, năm vấn đề hãy còn bỏ ngỏ ». Đúng ba năm trước, không ai chú ý đến cái chết của một ông già 87 tuổi ở Trung Quốc. Đó là nạn nhân đầu tiên của một bệnh dịch mới sau đó đã gieo kinh hoàng trên Trái đất : Covid-19. Nay những nấm mồ đã chồng chất, và SARS-CoV-2 được biết đến nhiều hơn. Các vac-xin được chế tạo trong thời gian kỷ lục giúp giảm nhẹ tác động của đại dịch, nhưng những hiểu biết về căn bệnh này vẫn còn rất ít.

Năm câu hỏi chưa có lời đáp thỏa đáng

dimanche 5 décembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Tròn hai năm hoành hành của cúm vũ hán!

 

Ngày 3.12.2019, ca bệnh sau này có tên là SARS-CoV-2 rồi Covid-19 đầu tiên trên thế giới được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Lúc đầu thì mọi người còn chủ quan, sau đó hoảng hốt khi nó làm chết nhiều người và lây nhanh, lây qua Hàn Quốc, Ý...

Nhưng đến hơn ba tháng sau, ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới nhận định dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Sự chậm trễ đối phó của WHO làm tốc độ lây càng nhanh. Châu Âu rồi Mỹ, Ấn Độ trở thành nơi cúm Vũ Hán hủy diệt kinh tế và cả sinh mạng con người.

lundi 30 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 53

 

Trưa nằm nghe bài hát từ cuộn băng đã nhão, bài hát có những câu như đang viết cho thời bây giờ, thời nhìn ngày trôi qua và tất cả trôi mất chẳng còn chi.

Ngày ngày nghe tin bạn bè, người quen lần lượt mất hút, biến mất trên đời. Cố nạp năng lượng tích cực để lạc quan, nhưng nhiều khi vẫn quẩn quanh với những ý nghĩ tiêu cực vì hiện thực chẳng thấy chi vui.

Đọc bài của một Bác sĩ- Tiến sĩ Y học Quan Thế Dân, người đã và đang điều trị cho rất nhiều người nhiễm dịch, ông viết: "Trong đời hành nghề gần 40 năm của mình, tôi chưa bao giờ thấy căn bệnh phổi nguy hiểm đến thế. Mới mắc, chỉ ho khan vài tiếng, vẫn khỏe mạnh. Nhưng chỉ một vài ngày sau là khó thở, phải nhập viện.

mercredi 25 août 2021

Báo cáo cho Biden về nguồn gốc Covid-19 chưa kết luận dứt khoát


Đăng ngày:

Hồi tháng 05/2021, tổng thống Biden đã yêu cầu ngành tình báo Mỹ « gia tăng nỗ lực » để xác định nguồn gốc đại dịch là do virus truyền qua loài vật, hay do rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Hôm qua 24/08, ông Biden đã nhận được bản báo cáo tối mật này, nhưng theo Washington Post, báo cáo này vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng. Wall Street Journal cho biết một phần là do Trung Quốc không cung cấp đủ thông tin.

Theo tiết lộ của hai quan chức với Washington Post, trong những ngày tới cơ quan tình báo Mỹ sẽ cố gắng công bố một phần của bản báo cáo. Reuters dẫn các nguồn tin nắm rõ hồ sơ nói rằng khả năng virus lây qua thú hoang ít có cơ sở.

samedi 17 juillet 2021

Từ giả thiết virus rò rỉ ở Vũ Hán Trung Quốc đến một quy định quốc tế về P4


Đăng ngày:


Là nhà nghiên cứu của King’s College ở Luân Đôn và Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình ở Stockholm, bà Lentzos hồi tháng Năm đã công bố bản đồ các phòng thí nghiệm P4 trên thế giới. Có 60 cơ sở được gọi là P4 (mầm bệnh loại 4) hay BSL-4 (biosafety level/mức độ an toàn sinh học) là nơi nghiên cứu về các virus gây những bệnh nguy hiểm như Ebola, đậu mùa…nằm tại 23 nước (25 tại châu Âu, 14 ở Bắc Mỹ, 13 tại châu Á), nhưng đến 3/4 không tôn trọng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn.

dimanche 4 juillet 2021

Nguyen Khan - Chống dịch hay chống giặc ?


Nếu chống giặc thì tăng cường sức người, sức của ra tiền tuyến là cần thiết.

Nhưng nếu chống dịch, thì di chuyển một lượng lớn con người từ vùng dịch này qua vùng dịch khác là tiếp tay cho dịch lan rộng, tạo điều kiện cho các biến chủng virus tạp giao thành những biến chủng mới nguy hiểm khó lường, chẳng khác gì tiếp tay cho dịch bùng phát dữ dội hơn.

Bởi dịch và giặc có nội hàm phá hoại khác nhau nên chiến lược và chiến thuật đối phó cũng khác hẳn nhau.

samedi 19 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nguồn gốc nhân tạo của virus Vũ Hán có cơ sở khoa học


Hiện nay, có hai giả thuyết về nguồn gốc của virus Vũ Hán [1]: từ thiên nhiên (gọi tắt là 'giả thuyết tự nhiên') và từ phòng thí nghiệm Vũ Hán (gọi tắt là 'nhân tạo'). Những chứng cớ khoa học gần đây có vẻ nghiêng về giả thuyết nhân tạo.

Cái note này chia sẻ một thông tin quan trọng để giải thích tại sao giả thuyết nhân tạo là có cơ sở.

Để dễ theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt vài dòng để các bạn ngoài di truyền học nắm rõ. Tất cả coronavirus đều có cấu trúc RNA với 3 mẫu tự U, C, G (con người chúng ta thì được cấu trúc bằng DNA với 4 mẫu tự A, T, C, G). Các mẫu tự này được sử dụng để viết thành chữ, và mỗi chữ có 3 mẫu tự, gọi là 'codon'. Ví dụ như chúng ta có thể có những codon như CCC, UCG, CGG, v.v. Những chữ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhiều chữ (codon) cấu trúc thành một bộ gen.

lundi 14 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao đã tiêm 2 liều vaccin mà vẫn bị nhiễm virus?


Tin tức về 54 người bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã được tiêm 2 liều vaccin Covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi.

Theo tôi thì có thể giải thích 'hiện tượng' này bằng 4 giả thuyết liên quan đến khoảng cách thời gian giữa 2 liều vaccin, sự khác biệt về hệ di truyền, tuổi tác, và biến thể của virus.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin 54 nhân viên của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới bị nhiễm virus Vũ Hán dù họ đã được tiêm 2 liều vaccin [1]. Theo một nguồn tin khác thì những người này đã được tiêm vaccin của AstraZeneca/Oxford, và thời gian giữa 2 liều là 4-5 tuần. 'Hiện tượng' này làm cho nhiều người đặt câu hỏi (tôi sẽ quay lại dưới đây) và hoang mang.

dimanche 13 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin của Tàu khác với vaccin của phương Tây ra sao?


Báo Tuổi Trẻ có bài 'Trung Quốc thừa nhận vắc xin kém hiệu quả' [1]. Cái note này trình bày vài tìm hiểu của tôi về các loại vaccin, để hiểu tại sao vaccin Tàu không có hiệu quả cao so với các vaccin của Mỹ, Đức, Anh.

Để hiểu vai trò của vaccin, chúng ta phải ôn qua vài dòng về cơ chế gây bệnh của virus Vũ Hán. Con virus Vũ Hán nằm trong gia đình coronavirus. Cấu trúc của các con virus này bao gồm 4 protein: nucleocapsid, envelope, membrane và spike.

Protein nucleocapsid có chức năng hình thành các chất liệu di truyền cơ bản, và có hình trái banh tròn. Bề ngoài của nucleocapsid là cái ‘bao thư’ (envelope) và màng nhầy (membrane). Còn cái protein ‘spike’ nó có hình dáng của một cái dùi cui, và nó cắm trên ‘trái banh’. Thành ra, nhìn con virus này thì chúng ta thấy nó giống như cái vương miện hình tròn. Chính vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên hơi vương giả là ‘corona’.

samedi 12 juin 2021

Chiến tranh lạnh mới Mỹ-Trung-Nga và nguồn gốc Covid


Đăng ngày:

Tuần báo L’Express dùng màu đỏ làm nền với lá cờ Trung Quốc ở phía trên, góc phải là các nhà nghiên cứu trong bộ đồ bảo hộ của, góc trái là một ngôi chợ ở Hoa lục, với dòng tựa « Rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay lây nhiễm từ loài vật ? Đi tìm nguồn gốc con virus ».


Courrier International đăng hình vẽ ông Joe Biden trong bộ áo đuôi tôm đang khiêu vũ, một chân mắc vào Tập Cận Bình mặc chiếc áo khoác dạ hội đỏ, chân kia đưa về phía Vladimir Putin trong trang phục nhạc công, chạy tít « Ngoại giao : Cuộc khiêu vũ của các đế chế ». Trang bìa tuần san L’Obs chia làm hai mảng, phần màu xanh có chân dung tổng thống Mỹ, phần màu đỏ là ảnh chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga đang bên nhau, với dòng tựa « Trung Quốc-Nga-Hoa Kỳ : Cuộc chiến tranh lạnh mới ».

mercredi 9 juin 2021

Một báo cáo Mỹ kết luận đại dịch Covid có thể do virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán


Đăng ngày:

Nghiên cứu này được phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California chuẩn bị vào tháng 5/2020, và được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra khi tiến hành điều tra về nguyên nhân đại dịch trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump.

Đánh giá của Lawrence Livermore dựa trên phân tích gien virus gây bệnh Covid-19. Cơ quan này từ chối bình luận với Reuters về bài báo của Wall Street Journal.

lundi 7 juin 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Tại sao lại phản ứng khác nhau về đại dịch ?


1. CHỦNG N ?

Việc Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo các chủng loại bom sinh học là mục đích công khai, không chối cãi.

Tướng Trì Hạo Điền, Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc giai đoạn tháng 3/1993- tháng 3/2003, trong Hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc Bàn về chiến tranh trong tương lai, tổ chức năm 2005, đã phát biểu: SỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ. Bài phát biểu của tướng Điền được tạp chí “Các vấn đề chiến lược” của Ấn Độ đăng lại ngày 15/4/2009.

Nguồn gốc Covid : Khả năng virus lọt ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ngày càng rõ


Nhật báo uy tín Le Figaro ngày 05/06/2021 đã dành hai trang lớn cho nghi vấn đại dịch đang hoành hành trên thế giới là do virus corona thoát ra khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán của Trung Quốc. Thụy My xin giới thiệu một trong số các bài viết.

( Adrien Jaulmes, Le Figaro 05/06/2021) Hơn một năm sau khi khởi đầu đại dịch đã làm đảo lộn cả hành tinh, lây nhiễm cho ít nhất 170 triệu người và làm trên 3,5 triệu người chết trên thế giới, bí ẩn vẫn bao trùm về nguyên nhân gây ra Covid-19.

Tất cả những câu hỏi và ý định điều tra đều vấp phải việc Trung Quốc nhất quyết từ chối cho biết bất kỳ một dữ liệu nhỏ nhoi nào, về đại dịch xuất phát từ lãnh thổ của họ. Thống kê không được truy cập hoặc đã bị xóa mất, các nhà khoa học, ngoại giao và nhà báo nước ngoài bị cấm vào, sự hung hăng từ chối của Bắc Kinh đến từ cấp cao nhất của bộ máy nhà nước, từ chính ông Tập Cận Bình.

vendredi 4 juin 2021

Nguyễn Thông - Tàu


Phải nói rằng bọn Tàu cộng cực giỏi khi chế ra vũ khí vi rút Vũ Hán khiến cả thế giới liêu xiêu, loay hoay chống đỡ, cầm chắc phần... thua (chứ không thể nào thắng được).

Nhưng nó cũng sản xuất ra vaccin Sino (China) ngay cả chính nó cũng không muốn tiêm, giờ đang rao bán khắp thế giới.

Tiêm vaccin tàu, không khác gì tiếp thêm sức mạnh cho vi rút. Cả vaccin pút nhích pút nhiếc (Sputnik V) của Nga cũng vậy, dân nó chê, còn nó cứ bán vung ra khắp địa cầu.

mercredi 2 juin 2021

Nguyễn Đình Bổn - Lẽ ra thế giới đã phải thức tỉnh từ 32 năm trước!


Đầu tháng 6 này không còn nhiều người nhớ, rằng những cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, đã xảy ra vào 32 năm trước tại trung tâm Bắc Kinh. Đó là thảm sát Thiên An Môn *.

Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã gục ngã dưới họng súng, bị xích xe tăng nghiền nát sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và phải "dọn sạch nó" trước ngày 4 tháng Sáu, 1989.

Trung Quốc đã khá thành công trong việc rửa sạch vết máu của tội ác, vết nhơ của lịch sử khi sau đó chính phương Tây đã đồng lòng giúp họ trỗi dậy, với niềm tin ngây thơ rằng sự thay đổi kinh tế sẽ kèm theo thay đổi chính trị, và một Trung Quốc giàu mạnh sẽ trở thành dân chủ.

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đóng cửa


Chính phủ hai nước Anh và Mỹ đã yêu cầu Trung Cộng để các chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc nghiên cứu lại nguyên ủy của bệnh dịch Covid-19. Trước đó Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh tình báo Mỹ gia tăng cuộc điều tra coi bệnh dịch có xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không, trình kết quả trong 90 ngày.

Liên hiệp Âu châu cũng yêu cầu phải tìm hiểu sâu xa hơn để hiểu đại dịch Covid-19 khởi sự từ đâu, bao giờ và như thế nào. Tổng giám đốc cơ quan Y tế Quốc tế Liên Hiệp Quốc (WHO) tuyên bố sẵn sàng gửi các chuyên viên qua Trung Quốc mở một cuộc điều tra mới.

Tập Cận Bình đang bị đẩy vào một thế phải chống đỡ trước dư luận sôi nổi khắp thế giới. Mối nghi ngờ không chỉ nhắm vào nguồn gốc cơn đại dịch mà còn tấn công thẳng vào chính sách bưng bít thông tin của chế độ cộng sản.

dimanche 30 mai 2021

Trung Quốc gây đại họa Covid cho thế giới vì lai tạo virus ở Vũ Hán ?


Đăng ngày:

Trung Quốc nắm chìa khóa về đại dịch Covid

Le Point đề cập đến « Điểm mới về xuất xứ SARS-CoV-2 ». The Economist quan tâm tới việc « Joe Biden ra lệnh cho tình báo điều tra về nguyên nhân Covid-19 ». Giả thiết con virus rò rỉ khỏi phòng thí nghiệm là rất có thể, nhưng còn xa mới chứng minh được. Một nhà nghiên cứu Pháp khi trả lời L’Express cho rằng « Khả năng biết được sự thật nằm trong tay người Trung Quốc ».


Le Point cho biết hai nhà nghiên cứu Pháp Étienne Decroly và Bruno Canard ở Marseille từ mùa xuân 2020 ban đầu cũng cho rằng chỉ là tin đồn, nhưng càng xem xét kỹ càng đặt ra nhiều nghi vấn. Cuối 2020, cả hai cùng với các chuyên gia quốc tế khác lập ra « nhóm Paris », nghiên cứu những dữ liệu hiếm hoi có được. Họ đánh động công luận, đăng ba lá thư ngỏ trên Wall Street Journal Le Monde.

mardi 25 mai 2021

Trung Quốc bác tin 3 nhà nghiên cứu nhiễm Covid từ 2019, tình báo Mỹ tiếp tục điều tra


Đăng ngày:

Báo Mỹ Wall Street Journal ngày 23/05, dựa trên một báo cáo của tình báo Mỹ, khẳng định ba nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm Vũ Hán ngay từ tháng 11/2019 đã có « những triệu chứng vừa giống Covid vừa giống cúm mùa ». Các nguồn thạo tin giấu tên nói với Reuters là vẫn chưa rõ ba chuyên gia này có phải nhập viện điều trị hay không.

Được hỏi về tiết lộ này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua nói rằng tin trên « hoàn toàn sai lạc ». AFP cho biết trước báo chí, ông Triệu nhắc lại thông cáo hôm 23/03 của Viện Virus học Vũ Hán khẳng định trước ngày 30/12/2019 không có ai ở viện này bị lây nhiễm virus corona.

dimanche 23 mai 2021

Đỗ Duy Ngọc - Virus Vũ Hán đã làm thay đổi thế giới


Tôi sinh ra trong thời Pháp thuộc, thời Việt Minh kháng chiến 9 năm chống Pháp. Lớn lên trong cuộc chiến tranh hai miền Nam, Bắc. Chứng kiến chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc và bọn Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam.

Nhiều người thân, bạn bè tôi đã chết trong các cuộc chiến tranh đó. Bản thân tôi cũng đã phải sống và là chứng nhân của các cuộc chiến. Tôi cũng đã xem, đã đọc nhiều cuốn phim, nhiều cuốn sách viết về hai cuộc thế giới đại chiến. Tôi cũng thường theo dõi cuộc chiến ở Trung Đông, Afghanistan, Iran, Irac...

Cuộc chiến nào cũng gây đau thương, mất mát, khổ đau, tàn phá, chết chóc. Thế nhưng, ở thế kỷ 21, cơn dịch bệnh Virus Vũ Hán có lẽ là một cuộc chiến tồi tệ nhất, khốn nạn nhất.