Affichage des articles dont le libellé est Trương Duy Nhất. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trương Duy Nhất. Afficher tous les articles

vendredi 14 août 2020

Nguyễn Phạm Xuân - Lời nói sau cùng của Trương Duy Nhất


Hôm nay Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án nhà báo Trương Duy Nhất, và đã giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam đối với anh. Tại tòa Viện Kiểm sát từ chối tranh luận với các luật sư, bảo lưu ý kiến của mình. Khi được phép nói lời sau cùng, nhà báo Trương Duy Nhất đã nói:

“Chiểu theo các căn cứ pháp lý và những chứng cứ thẩm tra tại tòa trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, nếu có hiểu biết về pháp luật và còn chút lương tri thì không thể kết tội tôi.

Trong vụ việc này, tôi là người mang lại lợi ích lớn lao cho báo Đại Đoàn Kết, không phải là người gây thiệt hại. Không có bất kỳ hành vi sai trái nào, không vụ lợi hay động cơ gì cả và cũng không có tội phạm. Tất cả chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn nhằm dập tắt tiếng nói của Trương Duy Nhất. Đòn thù nhơ nhớp của các thế lực què quặt về tư duy, lú lẫn về trí tuệ.

mardi 10 mars 2020

Việt Nam : Các tổ chức phi chính phủ tố cáo việc kết án blogger Trương Duy Nhất



Blogger Trưưong Duy Nhất tại tòa án Hà Nội, ngày 9/03/2020. Vietnam News Agency / AFP
Đăng ngày:


Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris tố cáo một bản án « hoàn toàn bất công ». Ông Daniel Bastard, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố : « Lập luận được đưa ra để kết án nặng nề ông Trương Duy Nhất là không thể chấp nhận được ». Theo thông cáo của RSF, nhà báo tự do này phải trả giá cho việc hành nghề khi sở hữu « những thông tin quý giá », và chính quyền Việt Nam muốn « trấn áp để làm gương ».
 
Phóng viên Không biên giới nhắc lại, ông Trương Duy Nhất được trông thấy lần cuối vào ngày 26/01/2019 tại Bangkok, Thái Lan, nơi ông đang chờ đợi Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc xét hồ sơ. RSF cho rằng blogger này bị bắt cóc, và hai tháng sau có tin ông Nhất đang ngồi tù ở Hà Nội.

vendredi 22 mars 2019

RSF kêu gọi Việt Nam công bố lý do bắt blogger Trương Duy Nhất


Trong thông cáo đề ngày 21/03/2019, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris kêu gọi chính quyền Việt Nam làm rõ tình trạng của blogger Trương Duy Nhất, bị mất tích từ cuối tháng Giêng và đến hôm thứ Tư thì được biết đang bị giam tại Hà Nội.

Ông Daniel Bastard, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới đề nghị Việt Nam nhanh chóng cho biết về tình hình của ông Trương Duy Nhất, vì sao lại bị bắt tại Thái Lan. Ông Bastard tuyên bố : « Hiện nay, tất cả đều cho thấy ông Nhất bị bắt giam vì hoạt động báo chí. Cũng rất cần thiết định rõ vai trò cụ thể của chính quyền Thái Lan trong vụ này ». 

samedi 16 mars 2019

RSF đòi Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn của blogger Bạch Hồng Quyền

Blogger Bạch Hồng Quyền

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 15/03/2019 ra thông cáo yêu cầu chính quyền Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn chính trị của blogger Bạch Hồng Quyền, người được cho là nhân chứng trong vụ nhà báo Trương Duy Nhất mất tích. 

Thông cáo cho biết mới đây cảnh sát Thái Lan đã khám xét chỗ ở của blogger Bạch Hồng Quyền, sống lưu vong tại Bangkok từ tháng 5/2017. Được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) bảo đảm quyền tị nạn, ông đã giúp đỡ nhà báo Trương Duy Nhất xin quy chế tương tự vào đầu năm nay. Tuy nhiên một ngày sau khi nộp đơn, ông Nhất đã mất tích hôm 26/1 tại một trung tâm thương mại ở Bangkok.

jeudi 7 février 2019

Trương Duy Nhất, blogger của RFA mất tích ở Thái Lan



(AFP 05/02/2019) Ông Trương Duy Nhất, một blogger người Việt của RFA, một đài phát thanh do Hoa Kỳ tài trợ đã mất tích sau khi trốn sang Thái Lan. Đài này hôm thứ Ba cho biết như trên, trong lúc các nhà đấu tranh nhân quyền bày tỏ lo ngại là ông Nhất bị bắt cóc.

Ông Trương Duy Nhất viết hàng tuần cho ban Việt ngữ RFA, cung cấp các thông tin từ một đất nước thiếu tự do báo chí, đã liên lạc với các biên tập viên hôm 26/1, một ngày sau khi xin tị nạn tại Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Bangkok.

dimanche 6 janvier 2019

Trương Duy Nhất - Chính khách & Đại gia



Đại gia Trần Bắc Hà đang phục vụ ông Nguyễn Tấn Dũng.

(Viết tiếp chuyện phu nhân Bộ trưởng)
Về nhân cách và liêm sỉ của một chính trị gia (như câu chuyện phu nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh), đã nói ở bài trước. Phần này, nói thêm về một phía khác: các doanh gia Việt.

Hầu hết giới doanh gia máu mặt, không gắn với anh Ba, anh Tư, chú Bảy, bác Năm nào đó hàng Bộ Chính trị coi như vứt. Hoặc chí ít, loại tầm tầm trung gia mới nổi cũng phải cặp kè được vài ông trung ủy (trung ương ủy viên). Tầm tỉnh thành, vào nhà Bí thư, Chủ tịch phải quen đến mức chó vẫy đuôi không sủa. Không được vậy, hốc cám mà ăn!

Trương Duy Nhất - Stop Trần Tuấn Anh!


Ông bộ trưởng và bà vợ Thủy Hương - vừa gây tai tiêng vì chận tất cả hành khách khác để bà này xuống trước, xe biển xanh đón tận chân cầu thang máy bay

Tôi từng nhiều phen chứng kiến, những chiếc xe 80B xịch ngay chân cầu thang máy bay đón một thằng... cò đất. Hoặc những thằng cò đất, và cả quan chức địa phương, bộ ngành tiền hô hậu ủng rồng rắn chờ rước những “thái tử đảng” từ khi chúng còn là những đứa trẻ con du học trở về, chưa thành Bộ trưởng như giờ.

Nhiều bận thấy những thằng trọc phú giàu lên nhờ đất, bưng cả mâm mì Quảng vào phòng chờ hầu Nguyễn Tấn Dũng bất chấp máy rà soát của hệ thống an ninh, như bưng vào bếp nhà nó vậy.

Mọi nguyên tắc an ninh, áp với ai, không phải với chúng.

jeudi 16 août 2018

Trương Duy Nhất - Tôn giáo bình phong?



Vụ 500 biển xe xanh sai đối tượng, vừa được chính Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận là cấp cho “doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo”.


“Doanh nghiệp bình phong”, chắc không cần nhắc lại. Nhưng vì sao, tổ chức tôn giáo nào lại được cấp biển xanh, hay đã hình thành những tổ chức “tôn giáo bình phong”?

Trương Duy Nhất - Khát vọng trở về



Bùi Tín. Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp.

Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.

Như nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác đang sống lưu vong, mà tôi đã có cơ duyên trò chuyện. Trong số họ, không phải ai cũng tự tìm đường ra đi, nhiều người thoát khỏi ngục tù là bị trục xuất với đôi dép tổ ong rời tổ quốc.

lundi 11 juin 2018

Trương Duy Nhất - Cảm ơn Sài Gòn (video)



Cảm ơn Sài Gòn đã cho tôi làm một ngọn sóng nhỏ, hòa cùng biển sóng cuồn cuộn sục sôi ấy. Đến giờ, vẫn nguyên cảm xúc ấy. Vẫn như đang bơi giữa biển người Sài Gòn mênh mông ào ạt ấy.

Chưa bao giờ xuống đường biểu tình. Là một nhà báo, trước nay, tôi luôn chọn cho riêng mình một phương cách khác. Nhưng lần này thì không thể không. Máu như sôi chảy hừng hực trong người.

mercredi 27 mai 2015

Blogger Trương Duy Nhất : Vào tù vì phản biện đáng được vinh danh

Blogger Trương Duy Nhất (áo sọc) cùng với vợ con và nhà báo Huy Đức tại sân bay Vinh sau khi được trả tự do ngày 26/05/2015.
Đăng ngày 27-05-2015

Nhà báo Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù vì tội danh « Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự, đã mãn hạn hôm qua 26/05/2015 và trở về Đà Nẵng ngay trong ngày.
Từng là phóng viên báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết, đến năm 2010 ông quyết định nghỉ việc để chuyên tâm viết blog « Một cách nhìn khác », trong đó có những bài viết chỉ trích các lãnh đạo cao cấp.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo, blogger Trương Duy Nhất qua điện thoại viễn liên tối qua.

RFI : Thân chào anh Trương Duy Nhất, mừng anh đã được tự do. Sau hai năm bị giam cầm vì những bài viết trên mạng, sắp tới anh có những dự định gì chưa ?