Affichage des articles dont le libellé est Kinh tế thị trường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kinh tế thị trường. Afficher tous les articles

lundi 7 octobre 2024

Lưu Trọng Văn - Hạnh phúc gặp người giàu chính đáng

Lang thang ở thác Liêng Chi Nha, tiếng K’ho nghĩa là thác Bụi, gã gặp một chàng lỏng khỏng mặc áo quần đúng nghĩa bụi đang lụi cụi chăm sóc đám cây sầu riêng.

Tên: Phan Văn Tuấn. Quê: Đức Thọ Hà Tĩnh. Mạch đời: Bỏ quê nghèo vào Lâm Đồng tìm các chủ vườn thành đạt vừa làm thuê, cuốc mướn vừa học hỏi. Khi tích cóp được vài mảnh đất Tuấn cắm dùi khởi nghiệp quyết đổi đời.

Một lão chủ vườn sầu riêng nhỏ nhẻ tai gã: Thằng đó coi vậy chớ gớm lắm đó. Hiện nó là thằng nông dân chảnh nhất vùng này, vì dám mở miệng với đám thương lái sừng sỏ bao năm lũng đoạn giá cả sầu riêng: Giá vậy đấy, không mua thì thôi.

samedi 3 août 2024

Nguyễn Hoàng Dũng - Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường


Sáng 02/08/2024 (giờ Hoa Kỳ), Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam như dự đoán lạc quan trước đó của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Và cho dù quan hệ ngoại giao hai nước đã được nâng lên mức cao nhất: Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Bộ Thương mại Mỹ giữ nguyên lập trường cho rằng, bất chấp nhiều nỗ lực và thành tựu gần 30 năm nay (tính từ lúc Mỹ bỏ cấm vận thương mại và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, 28/01/1995), nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa vận hành theo nguyên tắc thị trường đầy đủ.

Điều này có nghĩa, dưới nhãn quan của Hoa Kỳ, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn “định hướng xã hội chủ nghĩa” quá nhiều. Tức là Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, đúng hơn là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã can thiệp quá sâu hoặc nâng đỡ hơn mức “trong sáng” cho các doanh nghiệp Nhà nước, thay vì để mặc các doanh nghiệp này cạnh tranh công bằng, sòng phẳng với các doanh nghiệp tư nhân.

mercredi 19 juin 2024

Hoàng Quốc Dũng - Putin sang thăm Việt Nam, Việt Nam được quà gì?

Putin sang Việt Nam. Về chuyện này, trên mạng và báo chí lề trái - phải có rất nhiều bài. Tôi sẽ nói riêng về một vấn đề.

Như các bạn đã biết, để có được một số đặc lợi trong thương mại với các nước, Việt Nam ta cứ mòn mỏi yêu cầu các nước, đặc biệt là Mỹ, công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường (KTTT). Xin mãi vẫn chưa được. Các doanh nghiệp hay nhân dân nói chung rất hy vọng một ngày nào đó sẽ được. Từ đó hàng của ta sẽ được hưởng chế độ thuế má ưu đãi hơn, sẽ bán được nhiều hơn, lãi hơn, mang lại nhiều công ăn việc làm hơn, có nhiều cơm hơn…

Nhưng việc công nhận KTTT có những tiêu chí của nó, đòi hỏi chúng ta (ít nhiều) phải đáp ứng được. Đáp ứng được toàn diện thì khó quá, nhưng nếu quan hệ tốt thì tất nhiên có thể được hưởng sự “châm chước”.

dimanche 16 juin 2024

Nguyễn Thông - Vàng, lại nói về vàng

 

Ở xứ này, bất cứ thứ gì đều có thể làm con người phát điên. Chẳng hạn vàng.

Nói chi thì nói, vàng chỉ là hàng hóa, dù có được xem như loại hàng đặc biệt đi chăng nữa, nó vẫn là hàng hóa. Chính những nhà quản lý kinh tế với tư duy quản trị quá lỗi thời đã biến vàng từ hàng hóa vật chất thành thứ phi vật chất, từ giá trị thực thành giá trị ảo.

Do không thực thi kinh tế thị trường đúng nghĩa (mặc dù nhà cai trị luôn kêu gào các nước công nhận nền kinh tế xứ này là kinh tế thị trường) nên có những việc nhẽ ra chỉ cần xử lý rất đơn giản thì các ông bà ấy vẽ ra đủ trò, đủ cách vớ vẩn nhố nhăng, không theo bất cứ quy tắc nào. Thích là nhích. Chính sách đi từ thất bại này đến thất bại khác, còn dân thì lãnh đủ. Vàng là ví dụ cụ thể.

dimanche 14 avril 2024

Nguyễn Thông - Chuyện đời còn nóng (3)

 

Ở phần 2, nhà cháu nói về vàng, giá vàng, chưa xong, giờ biên nốt.

Chỉ mỗn chuyện giá vàng, để nó tự bình ổn lên xuống theo quy luật kinh tế thị trường, xóa bỏ và chấm dứt sự chênh lệch giữa giá trong nước và ngoài nước. Có thế thôi mà cả hệ thống chính trị, bộ máy quản lý và điều hành cứ cà cuống loay hoay mãi.

Thủ tướng, thống đốc ngân hàng, bộ tài chính, thuế, hải quan, quản lý thị trường, bộ này ngành nọ, nói tóm lại tất tần tật nhảy múa với vàng, hết chỉ thị lại nghị quyết, hết chỉ đạo tới họp bàn, vẫn như gà mắc tóc. Giá vàng cứ bốc hỏa, tăng vùn vụt từng ngày, chênh lệch ngày càng cao, chóng mặt. Nói như ông hàng xóm nhà tôi, vàng nó đ*o chịu xuống, bởi nó quyết không đi theo lối kinh tế thị trường có đuôi xã hội chủ nghĩa.

mercredi 10 janvier 2024

Nguyễn Thông - Vàng, ngân hàng và kinh tế thị trường có đuôi

 

Chờ mãi chờ mãi, chả thấy các nhà kinh tế, những đấng bậc giáo sư tiến sĩ, những chuyên gia tài chính ngân hàng lên tiếng vạch vòi bản chất của vụ giá vàng ầm ầm lên đỉnh hôm 27.12.

Thực ra cũng có đôi lời phân tích này nọ nhưng chủ yếu là ve vuốt, bênh cho cách điều hành của các đương sự chịu trách nhiệm về mảng ngân hàng, tài chính, rằng thì là mà thế này, rằng thì là mà thế nọ.

Cách nay gần nửa tháng, ngày 26.12.2023, giá vàng vọt lên hơn 79 triệu đồng/lượng. Sáng hôm sau, được đà, vàng đắc chí vượt luôn mức 80 triệu, điều chưa từng thấy trong lịch sử xứ này kể từ khi có… vàng.

mardi 26 décembre 2023

Huy Đức - Vinashin và sự phản bội công cuộc cải cách theo hướng thị trường

 

Sáng 01-01-2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù “có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.

Theo ông: Sự sụp đổ đó “đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi...”.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trân trọng đề nghị: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra”.

dimanche 7 mai 2023

Tạ Duy Anh - Hộ chiếu 4.0 và cụ Mác

 

Khi gửi hồ sơ dịch vụ cấp độ 4 dưới sự hướng dẫn của con gái, đến cơ quan phụ trách việc cấp hộ chiếu cho công dân, thú thực tôi rất...nghi ngờ hiệu quả thực chất.

Nhưng mà mọi thứ đều ở mức hoàn hảo. Thủ tục gì thiếu, lỗi, được máy thông báo ngay để người làm hộ chiếu bổ sung, chỉnh sửa. Khi hồ sơ được nhận, lập tức có thông báo qua tin nhắn và hộp thư, cực kỳ chi tiết. Từ đây, có thể vừa uống cà phê vừa chém gió mà vẫn biết hồ sơ của mình đang ở đoạn nào.

Đúng như thời gian dự kiến, khoảng 10 ngày, bưu điện chuyển hộ chiếu gắn chip về tận nhà. Tổng cộng hết 270.000 đồng, gồm 200.000 đồng phí dịch vụ theo quy định, 40.000 đồng chụp ảnh tại hiệu và 30.000 đồng phí bưu điện.

jeudi 13 avril 2023

Phó Đức An - Xộ khám vì sao ?

Nhân đọc bài của đệ Đoàn Bảo Châu có nói về một cây viết dùng con chữ của mình để nói sai sự thật. Anh viết : ”Người đọc luôn nhận ra ngay một ngòi bút uốn éo, không chính trực. Người viết sách nghĩ mình nhiều chữ rồi coi thường người đọc, để vì một lý do nào đấy rồi cho ngòi bút "ưỡn ngực", "ngoáy mông" hòng làm hoa mắt dư luận. Đặt bẫy khiến một người tiêu dùng phải vào tù, ấy vậy mà còn bênh được…”

Sự việc kể trên liên quan đến một doanh nhân nước giải khát giàu sụ vừa mới dính pháp luật. Ám chỉ của anh rất rõ ràng, nội dung tiếp theo lão không đăng tải tiếp. Lão muốn bàn về chuyện các đại gia đất Việt lần lượt xếp hàng vào khám, tại sao vậy?

Theo lão đánh giá, đại gia Việt có một nét tương đồng. Giàu lên đều “cao cao tại thượng”, tự mình tách ra khỏi quần chúng. Nhưng quên câu “uống nước nhớ nguồn”, quên rằng sự giàu có hôm nay của mình là đến từ quần chúng. Phải biết trân trọng từng người tiêu dùng, tuyệt đối không thể có một bộ mặt vênh váo nhìn đời.

dimanche 11 décembre 2022

Dạ Ngân - Thương sách

 

Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, mỗi đầu sách ra đời, ấn bản hàng vạn. Hồi ấy các nhà văn tỉnh bơ, mừng bản thân cuốn sách ấy chứ không mừng số lượng.

Dân nghèo thê thảm, nghịch lý thay, mỗi đầu sách là số lượng trong mơ vậy đó. Nước Mỹ thiên đường có lẽ cũng in chừng ấy với những cuốn sách vừa vừa.

Vì sao? Không ai nghĩ sách rơi vào hư vô. Không. Đường đi của mỗi cuốn sách rõ ràng nhờ hệ thống thư viện. Thư viện như mao mạch, tỉnh, huyện và các cơ quan văn hóa, cùng với người đọc ở hai nơi đông người đọc nhất là môi trường của ngành giáo dục và quân đội. Hàng vạn bản sách ra, nói theo ngày nay là “trong vòng một nốt nhạc!”

mercredi 2 novembre 2022

Huy Đức - Định hướng "xã hội chủ nghĩa" nào

Tôi không hề định kiến với "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng "kinh tế thị trường" theo loại xã hội chủ nghĩa nào.

Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc "xếp hàng cả ngày". Chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.

Vài tuần trước, khi đọc bài phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, tôi cứ băn khoăn. Sau 30 năm kể từ Hiến pháp 1992, bộ trưởng của ta vẫn muốn làm tư lệnh, làm CEO hay muốn làm chính khách. Bộ trưởng là người làm chính sách cho cả một ngành vận hành hay bộ trưởng muốn đứng ra điều hành từng công việc từ địa phương, cơ sở.

jeudi 23 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (2)

 

Do sau tháng 4.1975, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tại Sài Gòn vẫn còn cơ sở sản xuất hoạt động tốt, nên các chủ doanh nghiệp này được tập hợp trong một tổ chức có tên là Ban Liên lạc Công thương, tiền thân của Sở Thương nghiệp và Sở Công nghiệp sau này.

Người đứng đầu ban này vào năm 1982 có bí danh là Ba Nam (Trần Minh Triết), vị thứ như một Giám đốc Sở. Có thể kể một số nhà “tư sản dân tộc” được tập hợp trong Ban liên lạc công thương lúc bấy giờ như ông Trần Văn Bảy, Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh Việt Long, ông Phùng Văn Quý, Giám đốc nhà máy sứ Thiên Thanh, ông Phạm Văn Thạnh, chủ hãng đắp vỏ xe Phạm Hiệp …

Cũng từ sự hiện diện của những doanh nghiệp như trên mà chính quyền thành phố thiết lập mô hình các công ty, xí nghiệp công tư hợp doanh, với cơ sở sản xuất và một phần vốn của tư nhân, phần khác của nhà nước, và đặt dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước.

dimanche 22 août 2021

Nguyễn Thông - Thời cơ không muốn


Báo Thanh Niên (nơi tôi từng tòng sự 20 năm) sáng nay 22.8 ra thông báo sẽ tự đình bản báo in 3 tuần, tới sau ngày 15.9 mới xem xét khả năng quay trở lại.

Các bạn tôi ở đó đã cố hết sức rồi, cực chẳng đã mới phải chọn cách ấy. Nghĩ rất thương. In ra không được đem đi bán (phát hành), không có người mua, dẫu tiền núi cũng cạn. Tự chủ tài chính, tự hạch toán để nuôi mình, đã đứng vững được khá lâu, nay gặp cơn đại dịch mới ra nông nỗi này.

Đó là tin buồn cho bản báo, nhưng cũng nói lên thực trạng của báo chí trong đại dịch. Đây cũng là kết quả tất yếu của báo chí quốc doanh bao năm nay vừa phải ép mình thông tin theo định hướng, vừa không cạnh tranh nổi mạng xã hội, giờ thêm dịch như nhát búa đóng cái đinh cuối vào hòm sự nghiệp để tiễn đưa. Tôi nói báo chí nói chung chứ không phải riêng Thanh Niên.

mardi 1 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Cánh tả “quốc hữu hóa” tài sản của người Mỹ như thế nào ?


Cuộc cách mạng Reagan-Thatcher bùng nổ từ đầu thập niên 1980 đã mở màn cho một xu hướng không thể đảo ngược : “tư nhân hóa” nền kinh tế và hồi sinh kinh tế thị trường, lan tỏa trên toàn thế giới.

Trước đó, nhất là từ sau 1945, xu hướng chung là “quốc hữu hóa”, lấy cảm hứng từ kinh tế kế hoạch của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngay đến cái nôi của kinh tế thị trường là Anh quốc, khi phái tả lên cầm quyền thì “các đỉnh cao chỉ huy” xương sống của nền kinh tế như Điện lực, Viễn thông, Khai khoáng, Dầu khí… cũng nhất loạt bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Mỹ, dù phái tả lên nắm quyền từ rất sớm, vào đầu những năm 1930 với chính quyền F. D. Roosevelt, chính phủ can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế và xâm phạm nghiêm trọng tự do cá nhân, nhưng không có chuyện quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân. Điều đó không có nghĩa là tài sản tư nhân không bị quốc hữu hóa.

mercredi 18 novembre 2020

Chu Mộng Long - Về vấn đề học phí : Tằng tắng tăng…

Không cần nói đạo đức nghề nghiệp, bài này tôi luận sòng phẳng về kinh tế thị trường, dù đó là thị trường giáo dục.

Khi vừa lên chức Bộ trưởng, ông Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: "Học phí thấp thì không thế đòi hỏi chất lượng giáo dục cao". Đúng tư chất chuyên gia kinh tế làm giáo dục. Kể cả cách tư duy ấy cũng rất phù hợp với kinh tế thị trường. Giáo dục, theo xu thế toàn cầu, không thể không nằm trong kinh tế thị trường. Các triết gia hậu công nghiệp gọi là "kinh tế tri thức" - tri thức được xem là một mặt hàng, được trao đổi theo quy luật cung - cầu.

Nôm na, người học muốn có tri thức phải bỏ tiền ra mua tri thức. Nhiều giáo sư tiến sĩ rởm hào hứng với điều này. Và thế là một cuộc cách mạng về giá cả: giá học phí, giá sách tăng vọt. Khi bị dư luận phản ứng, nhiều nhà giáo dục vin vào câu của Bộ trưởng mà biện minh cho hành vi của con buôn giáo dục.

samedi 17 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Nghèo đói không phải là định mệnh !


Đó là tinh thần của ngày hôm nay 17-10 - Ngày Quốc tế xóa nghèo (International Day for the Eradication of Poverty). Đây cũng là Ngày vì người nghèo của Việt Nam.

Con người sinh ra vốn bình đẳng về cơ hội. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi gia đình có những hoàn cảnh khác nhau, mỗi người có những năng lực khác nhau, nên con người không thể có bình đẳng về thu nhập.

Nắm bắt được cơ hội, một quốc gia có thể thành phú cường. Bỏ mất cơ hội, một quốc gia có thể rơi vào lụn bại. Nhưng con người cũng phải dựa vào nhau để sống, nên nếu không có ngoại bang hoặc cường bạo trong nước bức hiếp, tước đoạt hoặc kiềm chế, thì con người khó mà rơi vào cảnh khốn cùng. Cho nên, nghèo đói không phải do thiên định.

samedi 18 juillet 2020

Người đàm phán, cú lăn xuống sàn mà không tỉnh và hai ước mơ không thành


Hai trưởng đoàn đàm phán ký tắt Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 14/7/2000 tại Nhà Trắng.

(Cafef.vn 13/07/2020) Căn nhà có cổng hẹp xây kiểu cũ trên một con phố khuất ở Hà Nội, dưới tán cây trước cửa có mấy chị bán rau quả đang úp nón ngủ trưa, là nhà của ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA).

Năm 2000, vị trí của ông Lương là ở ngay chính trung tâm mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ. Khi đó, giới doanh nhân Việt Nam có lẽ ít ai không biết tên ông. Có người còn hứa: "Mai kia ông chết, tôi sẽ lập bàn thờ".

Lời hứa không phải điều gì quá đáng, vì bản BTA mà ông Lương đàm phán và ký kết với nước Mỹ đã mở ra cho Việt Nam, từ thế bị vây tứ bề, cánh cửa hội nhập kinh tế thế giới - điều mà ngày nay chúng ta tưởng rằng hiển nhiên phải như vậy.

vendredi 27 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Đâu là tính chính danh của quyền lực ?


Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên sự « chính danh - légitime ». Không có chính danh thì nói không ai nghe.

Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu như là « quyền lực » của « quyền lực chính trị », tức là « thẩm quyền » áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.

Sự « chính danh » trong chính trị có thể có thể được hiểu như là điều « hợp pháp » hay « hợp hiến ». « Légitime » nguyên thủy bắt nguồn từ Latin « legitimus », có nghĩa là « xác định bằng luật », « phù hợp với luật lệ ».

vendredi 5 juillet 2019

Hoàng Hải Vân - Sở Khanh trong kinh tế thị trường


Hàng may mặc Việt Nam bán tại Big C (siêu thị Cora của Pháp được người Thái Lan mua lại).

Báo chí nói đại gia Thái Lan thông báo tạm ngưng nhập sản phẩm dệt may Việt Nam vào siêu thị Big C đang khiến cho các nhà cung cấp “choáng váng”. 

Doanh nghiệp điêu đứng, một loạt công nhân có khả năng mất việc làm, đó là lời tố khổ từ phía các nhà cung cấp. Big C chính thức lên tiếng trấn an, rằng tạm ngừng thôi để “tái cấu trúc”, chớ không có ngừng vĩnh viễn. 

Hai bên, một bên lên án, một bên giải thích, chưa có bên nào trưng hợp đồng để chỉ ra hợp đồng có bị vi phạm hay không. Giờ kinh tế thị trường rồi, việc giải quyết nên căn cứ vào hợp đồng. Vì ta không biết các điều khoản trong bản hợp đồng đó được ghi như thế nào, nên chỉ đưa ra vài giả định : 

mercredi 15 mai 2019

Trung Quốc trả đũa Mỹ: Lợi bất cập hại !

Các gian hàng thực phẩm Mỹ tại hội chợ SIAL ở Thượng Hải, ngày 14/05/2019.

Theo Reuters ngày 15/05/2019, Trung Quốc không có bao nhiêu phương tiện để trả đũa Hoa Kỳ mà không tự hại chính mình. Và Washington sẽ không giảm áp lực, để buộc Bắc Kinh phải sửa đổi chính sách thương mại của mình, thậm chí cả mô hình kinh tế.

Chính quyền Trung Quốc hôm thứ Hai 13/5 loan báo tăng thuế hải quan từ ngày 1/6 đối với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, thấp hơn nhiều so với số 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế.

Hoa Kỳ còn tấn công trên nhiều mặt trận khác, từ việc gởi các chiến hạm đến eo biển Đài Loan, hoặc siết chặt khiến tham vọng cao ngất trời của các tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE (Trung Hưng Thông Tấn) nay xuống còn bằng 0.

Đó là lý do khiến chính quyền Bắc Kinh tập trung sức lực để cố ký cho được một thỏa thuận, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại hao mòn, có nguy cơ ngăn cản kinh tế phát triển – theo một nguồn thạo tin. Tuy vậy cũng không thể nhượng bộ Mỹ quá nhiều, trước tinh thần dân tộc chủ nghĩa.