Affichage des articles dont le libellé est Nhân cách. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân cách. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Nguyễn văn Sâm - Nghề Thầy

 

Trong đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa, và sau này là lớp học trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ.

Tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70, đều đã thành đạt trong cuộc sống. Nếu có rải rác đâu đó những người không thành công thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế. Tôi luôn tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ.

Nhưng có lẽ nhờ được làm thầy nên ngoài số đông học trò "thứ thiệt - học trò ruột", tôi còn có không ít học trò mà tôi chưa bao giờ dạy họ lần nào, nhưng họ vẫn gọi  tôi bằng thầy với lòng quý mến trong sự giao tiếp.

vendredi 15 novembre 2024

Mai Bá Kiếm - Phải học phép ứng xử lịch lãm khi ra nước ngoài

Trước khi qua Mỹ học lái máy bay (từ 11/11/1973 đến 13/3/1975), trường Sinh ngữ quân đội Gò Vấp đã dạy chúng tôi mấy buổi về tập quán của người Mỹ và cách giao tiếp văn minh lịch sự.

Khi qua trường bay Hondo (dạy lái máy bay hạng nhẹ T.41), thiếu tá Duy là sĩ quan liên lạc (liaison officer) quản lý chúng tôi. Số là trường bay Mỹ không có quyền phạt chúng tôi khi vi phạm kỷ luật, dù có quyền đuổi chúng tôi về nước, nếu không chịu học hay thi rớt. Thiếu tá Duy thường phạt chúng tôi đứng nghiêm ngoài nắng nhiều giờ (không phạt hít đất, nhảy xổm).

Thiếu tá Duy là phi công máy bay quan sát, người Bắc di cư rất nghiêm khắc, đã huấn thị về cách ăn, ở, sinh hoạt và học hành, rồi kích thích lòng tự trọng chúng tôi bằng kết luận: “Các anh là hình ảnh của người Việt trong mắt người Mỹ qua cách cư xử. Các anh là hình ảnh của một quân nhân qua tác phong và tư cách thể hiện. Cuối cùng, các anh là một phi công tương lai phải giữ nét phong lưu của mình”.

mercredi 13 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Mạnh mẽ và yếu đuối

Với tư cách một người đờn ông thấu hiểu lẽ đời “phê bình, tự phê bình”, tui không dám chê bai tính hám gái, dại gái của bất kỳ người đờn ông nào vì chưa chắc mình hơn ai. Cho dù tui biết có những người đờn ông rất đứng đắn!

“Qua vườn mận không đưa tay sửa mũ, qua ruộng dưa không cúi xuống buộc giày”, kinh nghiệm người xưa dạy không nên làm gì khiến người khác nghi ngờ. Nếu ai cũng sống nghiêm cẩn theo tinh thần đó, lâu lâu lâm hoàn cảnh khó xử một lần cũng dễ giữ mình! Chứ nếu cứ tự tạo cho mình hoàn cảnh dễ dãi thì người bình thường, không phải thánh nhân, cũng khó mà không vi phạm này nọ.

Cho nên, nếu khách cần gọi người phục vụ khách sạn lên phòng mang một vật dụng cần thiết hay làm một dịch vụ nào đó, thông thường khách sạn yêu cầu khách để cửa mở trong suốt thời gian người phục vụ còn ở trong phòng.

mardi 5 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Nỗi buồn thế hệ

Có lẽ nhiều người biết đến bà tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nhà quản lý giáo dục, Nhà khoa học Việt Nam, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen. Bà được xem là tiếp nối triển khai triết lý giáo dục Nhân bản- Dân tộc- Khai phóng trước đây.

Trong một talk show cùng diễn giả Phan Đăng, bà đã cho rằng mình may mắn khi được thụ hưởng môi trường gia đình-nhà trường-xã hội mà bây giờ các bạn trẻ không có được. Đỉnh điểm là câu nói (từ 3 phút 52):

"Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản.

Lâm Bình Duy Nhiên - Cái Dũng của người làm giáo dục


Từ khá lâu, nhiều người khen ngợi hay tỏ vẻ khâm phục bà Bùi Trân Phượng (nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen). Nhưng riêng cá nhân, tôi lại thấy bà là người đi hai hàng, gió chiều nào, theo chiều ấy!

Ở bà, thỉnh thoảng có vài nhận xét, được cho là cấp tiến hay mang tính phản biện về nền giáo dục nước nhà. Nhưng nó chỉ lưng chừng, úp úp mở mở và bà ta chẳng dám chỉ trích thẳng nhà nước.

Bà được cho là “nhà quản lý giáo dục giỏi” của Việt Nam và từng được đi du học tại Pháp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ! (À, cũng chính chế độ này cho bà học bổng và cơ hội du học tại nước ngoài).

dimanche 3 novembre 2024

Phạm Thành Nhân - Đừng sỉ nhục Yoga!

 

Yoga, như ta biết, là một pháp môn tu tập thân - tâm - trí xuất phát từ Ấn Độ và mang nhiều màu sắc tâm linh.

Không ai bắt hành giả Yoga phải tập luyện ở đâu hay khi nào. Nhưng lâu nay người ta vẫn tập ở nơi vắng vẻ, riêng tư, giữa thiên nhiên - những nơi chỉ có ta và thiên nhiên và thế giới tâm linh của ta, của vũ trụ. Các phòng tập Yoga có thể có đông người cùng tập luyện. Dù vậy, phòng tập vẫn là chốn riêng tư.

Còn cái môn như trong hình thì (xin lỗi), chắc không phải là Yoga đâu mà có thể là Yo...ni hay cái gì đó đại loại vậy. Chứ không thì sao lại cứ thả bươm bướm bay từ công viên lên tận đỉnh Fansipan rồi qua tới cung điện Gyeongbokgung bên Hàn Quốc thế này?

Nguyễn Đình Bổn - Nếu thể chế thay đổi để tốt hơn, điều gì khủng khiếp nhứt đang và sẽ còn lại?

 

Giả sử rằng trong thời gian tới, vì một "cơ may" nào đó, Việt Nam chuyển đổi thành một quốc gia dân chủ, thiết lập nền tảng như các quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới, thì điều gì khủng khiếp nhứt mà ta nhìn thấy?

Tất nhiên kinh tế suy sụp, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm là thứ tác động hằng ngày đến đời sống người dân. Nhưng đó chưa phải là vấn nạn hàng đầu, bởi tôi tin người Việt một khi thoát khỏi trói buộc sẽ đủ thông minh giải quyết các vấn đề trên, và còn đó hàng triệu đồng bào hải ngoại tài năng, giàu có, luôn canh cánh nỗi lòng với cố quốc.

Cái mất mát khủng khiếp nhứt theo tôi đó là sự băng hoại của một nền văn hóa, sự tha hóa về nhân cách của người Việt đương đại.

samedi 19 octobre 2024

Phan Nguyên - Robocop


Có những cỗ máy không có mặt người nhưng nói chuyện, trao đổi, bình luận bằng ngôn ngữ của loài người tử tế. Cư xử như một con người có kiến thức rộng mở, vô cùng hiểu biết, biết nói biết, không biết nói không biết, lịch sự và nhân văn.

Tuy nhiên cũng không thể đòi hỏi một cỗ máy phải có trái tim, tình cảm hoặc cái bao tử như một con người bằng xương bằng thịt. Chỉ cần nó lương thiện không dối trá.

Nhưng nhiều người vẫn e ngại vì còn khá xa lạ! Đôi khi còn tỏ ra nghi kỵ và cảm thấy sợ hãi!

Phan Châu Thành - Đạo đức là lãng mạn ?

Một trong những sự đau đớn nhất mà nền giáo dục Việt Nam chúng ta đem lại, đó là việc khiến cho rất nhiều người cho rằng: "Có đạo đức là lãng mạn". Rằng "Để chiến thắng, cần bất chấp mọi thủ đoạn".

Lối suy nghĩ nhỏ mọn này khiến xã hội ngày càng đi xuống, càng bị coi thường, càng mạt đi. Bởi một điều họ chưa hiểu : Đạo đức chính là thứ tách con người ra khỏi các loài vật khác, giúp chúng ta "lớn" lên.

Năm 2024 là thời kỳ của thế giới mở, của hội nhập, thông tin bay vèo cái từ đầu này qua đầu kia của quả đất. Ấy vậy mà vẫn còn tư tưởng tủn mủn, khôn vặt thì thành công kiểu gì ?

vendredi 4 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu

"Dân gian" nói câu trên để chỉ mối quan hệ nhân quả giữa yêu và ôm. Nhưng "quan gian" nghĩ không cần phải yêu mới được ôm. Mà, chỉ cần "có boa là có ôm" và càng ôm thì càng mạnh, bởi không yêu thì không thể yếu!

Từ đó, "bia ôm" mọc lên, các cô gái cho khách ôm lấy tip, tự xóa đói giảm nghèo.

Rồi, các "quan quyền" không muốn tốn tiền, và chỉ cần "có quyền" là có "gái sạch" ôm liền. UBND thị xã Hồng Lĩnh nhiều lần gửi công văn đến Phòng Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT), trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn yêu cầu cử nữ giáo viên đi "tiếp khách" VIP trong các cuộc họp, nhân các ngày lễ lớn. Trưởng phòng, hiệu trưởng nịnh, cử các cô giáo đẹp, uống cừ đi tiếp quan. Rượu vào lời dê ra, Tiger vào tay quơ vô body, tạo ra phong trào "Họp ôm" bên cạnh "Bia ôm".

vendredi 6 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Ở nhà cháu ngoan lắm

Qua nhiều vụ đấu tố « ba que », phản động hay những kẻ « có dấu hiệu » ba que, như mấy bạn showbiz vừa rồi, nó lột truồng một sự thật.

Đó là rất rất nhiều người, đặc biệt là đám trẻ trâu, ở nhà hay ở wall Facebook nhà mình, thì tỏ ra ngoan ngoãn, thiện lành, lịch sự, nhã nhặn. Nhưng đến khi gặp phản động hay những ai mới có dấu hiệu lộn lề thôi là máu chó dại nổi lên.

Sở dĩ mình dùng từ trên, nó hơi miệt thị, là vì nó thể hiện đúng nhất hành vi của họ. Đó là lao vào con mồi để cắn xé bất chấp tất cả. Sẵn sàng chửi một người đáng tuổi bố, tuổi ông mình như ông Bin. Hay chửi cháu bé 16 tuổi như cháu Vinh. Họ đều là những người bộc lộ quan điểm một cách hết sức ôn hòa, nhã nhặn. Thậm chí như ông Bin, một nhà ngoại giao kỳ cựu, đã viết một cách rất là cung kính, vòng vo bức thư gửi tổng bí thư (giống như quan lại gửi thư can gián lên hoàng thượng vậy).

lundi 26 août 2024

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện ở bệnh viện K


Hãy dạo vòng quanh các bệnh viện nhà nước, nhất là các bệnh viện Ung bướu, ta sẽ có nhận định đa số bệnh nhân là người nghèo, thậm chí rất nghèo.

Họ đến từ những xóm lao động, từ những vùng quê. Chắt bóp từng đồng tiền nhỏ nhoi từ vay mượn, bán trâu bán bò, bán cả đất đai, ruộng vườn. Cứu người là trên hết. Mạng sống là quý nhất. Do vậy họ sẵn sàng chi đồng bạc cuối cùng.

Những gia đình cán bộ, những người giàu có khi có bệnh họ đi nước ngoài hay vào bệnh viện tư đễ chữa trị với giá cao ngất ngưởng. Người nghèo đành bám bệnh viện công.

vendredi 23 août 2024

Tạ Duy Anh - Giáo Giở và Thời Đại

Hôm nọ trong bài "Bác Cương tài quá", tôi khẳng định: Bác Cương đưa ra nhận định gì, cứ hiểu ngược lại sẽ thấy bác chưa sai bao giờ.

Có một số người không tin, cho rằng chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp thôi.

Thì bây giờ quý vị tin cũng chưa muộn.

Mới nhất đây bác Cương chiến lược lại lên tivi chém gió (thiếu bác, nhiều tờ báo chỉ có ngồi xua ruồi và húp cháo loãng cầm hơi).

mardi 20 août 2024

Dương Quốc Chính - Nhân cách vẫn lớn

Hôm trước ông Sĩ Dũng có đăng bài ca ngợi ông 3X là nhân cách lớn.

Tất nhiên đánh giá ai thế nào là quyền của mỗi người thôi. Nhưng phát ngôn hay cách hành xử của mỗi người nó thể hiện nhãn quan chính trị, kiến thức, nhận thức và tư cách của người đó. Cách đánh giá cũng phụ thuộc vào nhận thức của người đọc.

Ông Sĩ Dũng là một cựu quan chức, nên việc ăn cây nào rào cây ấy, thì không có gì lạ. Nên cũng chả trách được. Chỉ có điều là có thể bị đánh giá về nhận thức, như bên dưới.

lundi 12 août 2024

Lê Học Lãnh Vân - Trong kiến thức không có bàn trước bàn sau

Chuyện đã lâu, mấy chục năm rồi, không nhớ chi tiết, chỉ nhớ các nét chánh…

Chiều ấy, khoảng 4 giờ, anh Nghiêm Xuân Hải gọi hỏi có biết ông Chu Phạm Ngọc Sơn không. Chốc nữa ông ấy tới nhà tôi, Vân rảnh ghé chơi.

Trước đó mấy năm tôi làm cầu nối giữa nhóm Cam Tuyền (của bác Hoàng Xuân Hãn) với thầy Chu Phạm Ngọc Sơn, nhóm Cam Tuyền trao Thầy học bổng chuyển cho một nghiên cứu sinh đang làm luận án với Tthầy tại Việt Nam.

vendredi 2 août 2024

Trần Trung Đạo - Việt Nam « không cần tủ lạnh » mà cần tự do

Trong suốt dòng lịch sử, trí thức luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của dân tộc. Câu “sĩ, nông, công, thương” trong đó sĩ đứng hàng đầu không phải tự nhiên mà có. Sự kính trọng bắt nguồn từ những gắn bó của giới trí thức với đại đa số dân chúng và những giá trị mà họ dùng để dẫn dắt dân chúng.

Trong thời kỳ Pháp thuộc dù máy chém đang đợi, Côn Đảo đang chờ nhiều trí thức Việt Nam bằng trí tuệ và lòng yêu nước đã dấy lên Phong trào Duy Tân lịch sử.

Miền Trung, năm 1905, Phó bảng Phan Châu Trinh đã cùng với hai tân tiến sĩ khoa 1904, Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, khăn gói lên đường đi khắp nước để vừa tìm bạn cùng chí hướng và vừa phổ biến tinh thần “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

samedi 27 juillet 2024

Cù Mai Công - Đức giám mục kiệt xuất Gioan Baotixita Bùi Tuần, nhà văn tột bậc khó nghèo vùng Ông Tạ về nước Chúa

“Công ơi, chú Tuần mất sáng nay 27-7-2024, lúc 3 giờ 30" - Bùi Thanh Thủy, cháu ruột Giám mục Bùi Tuần thảng thốt báo tin cho tôi. Thủy cùng lứa học trò với tôi và là em cô giáo Bùi Mai Phương, dạy tôi lớp Bốn 1 Trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân) niên khóa 1971-1972.

Các cháu của ngài xưa giờ vẫn gọi ngài là chú chứ không gọi đức cha. Có người nhăn mặt chỉnh: “Ngài là giám mục, phải gọi đức cha chứ”. Ngài gạt đi: “Bên giáo hội, tôi là giám mục, nhưng trong gia đình, tôi là con em. Phải để cháu tôi gọi tôi là chú”.

(…) Lễ tấn phong giám mục của ngài diễn ra trong tiếng súng đạn vang rền khắp nơi trưa 30-4-1975, bổ nhiệm làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Không kèn trống, đàn hát; không rước kiệu, quay phim, tiệc tùng; không diễn từ chúc tụng.

samedi 20 juillet 2024

Phạm Quang Long - Đôi điều về ông


1. Ông học trước tôi 7 khóa khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp. Khóa ông có nhiều anh tài. Khi giáo sư Nguyễn Kim Đính là Chủ nhiệm khoa, lại đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập nên cần sự góp sức của các cựu sinh viên mà Hội Cựu sinh viên khoa Ngữ văn được thành lập.

Những chuyện lớn như gặp gỡ, nêu chủ trương GS Đính làm vì ông là giáo sư, học khóa 1, uy tín rộng khắp. Tôi là Phó khoa nên hay tham gia giúp việc này. Ông là một thành viên (lúc đó ông công tác ở Tạp chí Học tập - nay là Tạp chí Cộng sản) và ông không phải là người “ nổi nhất” một phần vì ông trầm tính, khi việc gì được giao đều làm hết sức chu đáo nhưng không “xin việc”. Chúng tôi biết nhau từ đó.

Một buổi chiều ông đạp xe đến nhà nhờ tôi dạy thêm cho con gái ông môn Văn để cháu thi đại học. Ông ân cần, chu đáo, có gì đó hơi lạnh chứ không vồ vập. Tôi hiểu đó là sự đúng mực của người tự trọng.

Kim Dung - « Đánh giá nhân vật lịch sử cần sự lễ độ và tư duy khoa học »

Tôi rất thích câu nói trên đây của sử gia kinh tế Đặng Phong khi ông còn sống, trả lời tôi trong một cuộc trò chuyện thân tình, sau khi ông ra bộ sách "Lịch sử kinh tế Việt Nam", trong đó có cuốn về "Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa"- mà ông cho là khó viết nhất.

Sự lễ độ - là thái độ văn hóa, phản chiếu phông, nền văn hóa của người đời.

Tư duy khoa học - phản chiếu trình độ nhận thức, kiến thức, độ hiểu biết để nhìn nhận khách quan và công bằng, công tâm với nhân vật lịch sử.

vendredi 19 juillet 2024

Thanh Hằng - Lịch sử sẽ ghi tên cụ, một người cộng sản chân chính


Thầy giáo cũ của mình, giáo sư (GS) Nguyễn Minh Thuyết kể, khi ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cụ Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội.

Một hôm, Văn phòng đưa cho GS tấm thiếp của cụ Trọng báo hỉ cưới con. GS Thuyết ngạc nhiên vì ngày cưới đã qua rồi, nên hỏi lại sao lại đưa thiếp muộn thế, thì được trả lời là cụ Trọng cố tình làm vậy, không chỉ với mỗi GS Thuyết.

Tức là cụ thừa hiểu, nếu mời, ai đến dự cũng sẽ mừng cưới, mà ở vị trí của cụ, đương nhiên sẽ có người nhân tiện trả ơn, hoặc biếu xén nhằm mục đích khác. Thế nên, báo hỉ sau khi đám cưới đã diễn ra là thượng sách.