Sự
ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo đất nước trong một thời gian khá
dài, gợi lên nhiều suy nghĩ, nhiều dư luận trái chiều.
Đó
cũng là điều bình thường với một người từng nhiều năm gắn bó cuộc đời mình với
vận mạng đất nước như ông.
Song,
với ông Trọng, điều nổi bật được công luận nhắc đến là công cuộc chống tham
những mà ông chủ trương, được nhiểu người ưu ái gọi ông là “người đốt lò vĩ
đại”. Đó là một trong những khác biệt quan trọng giữa ông và các người tiền
nhiệm, nó gợi lên nhiều cảm xúc khác nhau cho những ai vẫn còn quan tâm đến vận
mạng đất nước. Đến đời sống vẫn còn cơ cực của hàng triệu đồng bào, đến nhiều
bất hợp lý và bất công vẫn còn thách thức xã hội.
Đó là một tổ chức có tên Liên Hiệp các hội
UNESCO Việt Nam. Vậy tổ chức này là gì, ở đâu ra? Xin trích vài đoạn trong các
bài viết trên mạng và trên báo nhà nước.
"Một tổ chức có tên là Liên hiệp các
hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng
cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ
chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?"
"Hiện tại có rất nhiều các tổ chức
khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ
UNESCO Thư pháp Việt Nam…nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được
UNESCO ủy quyền hay không.
1. Như thế là bọn mất dạy – bè lũ Putox
này đã dấn tiếp thêm một bước nữa về vụ máy bay IL-76 rơi.
Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga,
Dmitry Polyansky cáo buộc Ukraine đã bắn hạ máy bay.
“Tất cả dữ liệu chúng tôi có ngày hôm nay
cho thấy rằng chúng tôi đang đối phó với một tội ác có chủ ý và được tính toán
kỹ lưỡng. Giới lãnh đạo Ukraine nắm rõ lộ trình và phương thức vận chuyển binh
lính đến địa điểm trao đổi đã thỏa thuận trước. Đáng lẽ nó phải diễn ra vào chiều
hôm qua, ngày 24 tháng Giêng.
Theo điều tra sơ bộ cho thấy, hành động
khủng bố này của Lực lượng vũ trang Ukraine được thực hiện bằng cách sử dụng hệ
thống tên lửa phòng không được phóng từ làng Liptsy, vùng Kharkov. Phần lớn chỉ
ra rằng đây có thể là những chiếc Patriot của Mỹ hoặc những chiếc Iris-T do Đức
sản xuất. Nếu điều này được xác nhận, các nước phương Tây cung cấp cho họ sẽ trở
thành đồng phạm trực tiếp trong tội ác này”,Polyansky nói.
Sau vụ Wagner nổi loạn, hình ảnh tổng thống Nga chiếm trang bìa tất cả các tuần báo kỳ này. Trên trang nhất Le Point là hình ông Putin cùng với ảnh nhỏ của năm nhân vật khác, với dòng tựa « Hàng tỉ đô, quyền lực và phản bội : Cuộc chiến của các băng nhóm ». Courrier International vốn
ưa thích dạng biếm họa, đưa hình vẽ Putin với vẻ hoảng loạn đang cỡi
trên một con gấu có chiếc cổ nứt toang hoác, nhận định « Nga : Điều tệ hại còn ở phía trước ».
L'Express đăng chân dung Vladimir Putin trong chiếc khung mạ vàng đã bị che đi phân nửa, chạy tít lớn « Hậu Putin đã bắt đầu ».L'Obs chọn tấm hình Putin đầy đăm chiêu, đặt trên nền bìa màu đỏ với những đường rạch chéo màu đen, với tựa đề « Putin, quyền lực rạn vỡ ». The Economist đưa ảnh Putin buồn rầu với đầy vết rạn như một chiếc bình sắp vỡ, thẳng thừng nói về « Sự nhục nhã của Vladimir Putin ».
Quân Nga có bước tiến tại Soledar, gây khó cho việc tiếp tế của Ukraina
Libération cho biết « Tại Soledar, những cuộc giao tranh thuộc loại đẫm máu nhất kể từ một năm qua ». Cho
đến nay, thành phố này được biết đến nhờ các mỏ muối, một loại vàng
trắng tinh khiết được khai thác từ hai thế kỷ qua. Trong ngôn ngữ
Ukraina, soledar có nghĩa là « muối trời cho ». Hàng triệu tấn
muối đã được sản xuất mỗi năm, trữ lượng có thể dùng cho hai ngàn năm
nữa. Nhưng nay thành phố 11.000 dân Soledar đang làm mồi cho một cuộc
chiến tranh đô thị ác liệt. Được biết thành phố bị Nga chiếm gần đây
nhất là Lyssytchansk tận đầu tháng Bảy.
Iran đàn áp người biểu tình, Trung Quốc mở cửa trong lúc đại dịch
đang lan tràn, cải cách chế độ hưu ở Pháp là những chủ đề được đề cập
nhiều nhất hôm nay.
Les Echos phân tích : « Ba năm sau, năm vấn đề hãy còn bỏ ngỏ ». Đúng
ba năm trước, không ai chú ý đến cái chết của một ông già 87 tuổi ở
Trung Quốc. Đó là nạn nhân đầu tiên của một bệnh dịch mới sau đó đã gieo
kinh hoàng trên Trái đất : Covid-19. Nay những nấm mồ đã chồng chất, và
SARS-CoV-2 được biết đến nhiều hơn. Các vac-xin được chế tạo trong thời
gian kỷ lục giúp giảm nhẹ tác động của đại dịch, nhưng những hiểu biết
về căn bệnh này vẫn còn rất ít.
Le Monde chạy tựa « Brazil : Dân chủ rung chuyển vì cuộc tấn công vào trung tâm quyền lực », với La Croix « Brazil : Dân chủ bị đặt trước thách thức », Libération nhận xét « Brazil : Dân chủ mong manh ». Le Figaro đưa tít chính « Hưu trí : Thủ tướng Borne lăng-xê, đảng LR sẵn sàng ủng hộ cải cách », « Hưu trí : Những sửa đổi cuối cùng » - tựa trang nhất của Les Echos.
Courrier International đặt câu hỏi « Phải chăng chết vì Covid bị cấm ở Trung Quốc ? ». Rất
nhiều thân nhân những người quá cố tố cáo các bệnh viện ở Hoa lục dùng
thủ đoạn để ngăn trở khai lý do tử vong thực sự. Một người dân ở Trùng
Khánh kể : « Cha tôi qua đời vào sáng sớm 25/12, bệnh viện nói rằng
nếu khai chết vì Covid thì bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí nằm viện
rất ít, còn khai do bệnh hô hấp sẽ được hoàn trả nhiều hơn ». Có những bác sĩ cho biết bị yêu cầu sửa lại lý do tử vong.
Le Figaro dành ba trang báo nói về « Chiến lược của Ukraina để mở rộng oanh kích sang Nga ». Theo
một viên chức Pháp, tổng thống Volodymyr Zelensky mỗi lần trao đổi với
các đồng nhiệm phương Tây, sau khi nói về những vũ khí mà Ukraina đang
cần, đều không quên đề cập đến « kế hoạch hòa bình » gồm 10 điểm của
mình, và tỏ vẻ thất vọng khi không được lắng nghe. Để gây tiếng vang,
quân đội Ukraina trước hết muốn chứng tỏ họ có thể khiến Nga phải chịu
thiệt hại nặng nề.
Hàng trăm lính Nga thiệt mạng vì Himars : Cuộc tấn công gây rúng động
Những
thách thức đối với Pháp và thế giới trong năm mới, tình hình chiến sự
Ukraina và đại dịch Covid tại Trung Quốc tiếp tục là những chủ đề được
báo chí Pháp khai thác. Việc Matxcơva hôm qua nhìn nhận có 63 lính Nga
thiệt mạng trong vụ tấn công vào thành phố Makiivka ở miền đông Ukraina
là sự kiện được tất cả các nhật báo lớn chú ý hôm nay.
Trong bài viết đầu năm « Chúc mừng 2023 : Từ ngưỡng mộ đến cảm hứng », Les Echos cho rằng sự hứng khởi mà người Ukraina, phụ nữ Iran và phong trào phản kháng ở Trung Quốc mang lại là một món quà cho năm 2023.
Đôi lời : Thụy My nghỉ phép, nên
sẽ tiếp tục đưa những bài điểm báo đã đăng trên RFI trong thời gian qua nhưng
chưa đăng lại trên blog để lưu trữ, hầu hết liên quan đến chiến tranh Ukraina.
Mong những bạn đã đọc trên trang RFI thông cảm cho, cám ơn các bạn.
Đăng ngày:
Ba bài học từ các diễn biến trong năm 2022
Các tuần báo đều đã ra số đúp và nghỉ Tết, chỉ riêng Le Point ra số cuối năm. Tuy vậy trên trang web thường có cập nhật những vấn đề thời sự. L'Obs rút ra « Ba bài học năm 2022 cho năm 2023 ». Năm
vừa qua đã đảo lộn tất cả những dự báo trong hầu như tất cả mọi lãnh
vực, thế nên tuần báo cho rằng tốt nhất nên học hỏi những kinh nghiệm từ
năm cũ.
L'Obs tuần này chạy tựa « Cải cách hưu bổng : Vì sao Macron muốn áp đặt », L'Express giải thích « Khoa học nói gì về giấc ngủ ». Courrier International ra ba số nhập một trước khi nghỉ tết sớm, với chuyên đề « Hạnh phúc ». Le Point ra số đúp « Các nhà độc tài đã kết thúc như thế nào », thuật lại những ngày cuối cùng của Hitler cho đến Kadhafi, và đưa ra kịch bản sụp đổ của Putin. Trang bìa The Economist dùng
màu nền xanh nhạt với chân dung tổng thống Volodymyr Zelensky cùng hai
vị tướng, xung quanh là những bông tuyết trắng, chạy tựa « Cuộc chiến tranh mùa đông ».
Sự trả thù hèn hạ vào thường dân Ukraina nhằm hủy diệt ý chí
Do đa số báo đã lên khuôn trước trận bán kết Pháp-Maroc, trên trang
nhất là các vấn đề trong nước như cải cách hưu bổng, dược phẩm thiếu,
khủng hoảng của phe cực tả...tuy nhiên trên trang web đều có ngay nhiều
bài viết. Riêng Le Figaro và Libération kịp thay ảnh bìa Les Bleus đang vui mừng sau chiến thắng, chạy tựa lớn « Tập trung cho trận chung kết » trước đội Achentina của Messi Chủ nhật tới, và 20 Minutes với dòng tít « Giấc mơ lớn màu xanh ».
Không còn bị phong tỏa, nhưng Bắc Kinh lại trở nên thành phố ma
Thông tín viên Le Monde cho
biết bốn ngày sau khi dỡ bỏ những biện pháp phong tỏa, điều nghịch lý
là cuối tuần qua Bắc Kinh lại trở thành một thành phố ma, như hồi tháng
2/2020 hay tháng 5/2022. Chỉ trong 72 tiếng đồng hồ, số lượng lây nhiễm
tăng vọt. Không ai biết được con số chính xác, vì các ca-bin xét nghiệm
bỗng dưng biến mất.
Nhật Bản 1905, Ukraina 2022 : Nga thất bại vì khinh địch
Bài phân tích của Les Echos khẳng định « Các nhà độc tài không thể sống sót sau những cuộc chiến thất bại ». Tác
giả bài viết mạnh dạn so sánh chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 và cuộc
chiến ở Ukraina năm 2022. Đã có biết bao thay đổi trong 117 năm qua, về
quân sự lẫn địa chính trị. Nhưng trong cả hai trường hợp, Nga đã chọn
lựa chiến tranh với một đối thủ được cho là yếu hơn rất nhiều, và cả hai
cuộc phiêu lưu quân sự đã diễn ra rất tệ hại - cho dù kết luận này có
phần vội vã trong cuộc xâm lược Ukraina.
Ukraina : « Nghĩa địa hỏa tiễn » Kharkov, bằng chứng tội ác chiến tranh Nga
Về tình hình Ukraina, Le Monde nhận thấy « Tại Kherson, những dấu hiệu khởi đầu cho một cuộc di tản mới của thường dân » : được
tái chiếm không có nghĩa là được sống yên ổn, quân Nga liên tục bắn
sang từ bên kia sông. Còn tại Kharkiv, « nghĩa địa hỏa tiễn » là bằng
chứng cho các cuộc tấn công của Nga.
Ngoài Courrier International đặt ra vấn đề « Có nên hợp pháp hóa cocain ? », các tuần báo Pháp kỳ này dành trang bìa cho những nhân vật rất khác nhau. L'Obs đưa lên trang nhất giải Nobel Văn chương 2022 Annie Ernaux với dòng tựa « Viết văn và cuộc sống ». Ảnh bìa Le Point được dành cho « Kẻ lừa đảo thế kỷ »: chủ nhân trẻ tuổi của FTX đã làm 10 tỉ đô la biến thành mây khói. L'Express đăng ảnh ông chủ điện Kremlin, chạy tựa « Bóp méo thông tin, săng-ta, bạo lực : Putin, kẻ thao túng ».
Putin, chiến lược gia hay kẻ thao túng một phương Tây nhu nhược ?
Các báo Pháp hôm nay 06/12/2022 có nhiều bài phóng sự về tình hình các vùng giải phóng và bị chiếm đóng ở Ukraina. Le Monde « Theo chân "nhóm Kostenko" ở Ukraina », và cho biết « Tại Odessa, mafia thân Nga dưới sự kiểm soát ». Tờ báo cũng nhận thấy « Trong thời gian Nga chiếm đóng, tra tấn được hệ thống hóa ở Kherson ». Libération tố cáo « Tại Mariupol, Nga cho xây dựng để ‘che giấu những vết tích chiến tranh’ ».
Nga gấp rút xây dựng để xóa dấu vết tội ác ở Mariupol