Trung Quốc vừa trả lời tuyên bố của người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện các tàu hải cảnh nước này đã tấn
công tàu cá ngư dân Việt ở gần Hoàng Sa, đánh đập, bắt cóc, giam thuyền và người.
Theo đó, Trung Quốc nói rất trịch thượng
là "Việt Nam cần giáo dục ngư dân của mình không xâm phạm vùng biển của nước
khác".
Trước đó Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết
đã "giao thiệp nghiêm khắc" với tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội về sự
kiện này. Và câu trả lời này của phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc,
rõ ràng cũng là một cách "giao thiệp nghiêm khắc", không ngần ngại
đáp trả công khai với Việt Nam, ngoài ra còn thể hiện thái độ anh cả trong
tuyên bố.
Bắt
đầu từ tháng 12.2007, mỗi khi Trung cộng bắt tàu, đánh giết ngư dân là Hà Nội
và Sài Gòn biểu tình phản đối.
Những
năm 2012 đến 2014 thì Chủ nhật nào cũng có vài trăm người tụ tập hô đả đảo
Trung Quốc. Nhưng rồi bắt bớ, tù tội, đuổi việc, lưu vong... dành cho họ.
Và
đến tháng 6.2018 là cuộc biểu tình chống Trung Quốc cuối cùng tại Sài Gòn cho
đến nay.
Về
vụ ngư dân Việt đang đánh cá tại ngư trường truyền thống của Việt Nam tại Hoàng
Sa bị hải cảnh Trung Quốc đánh dã man hồi cuối tháng Chín. Theo hình ảnh đăng
lên báo thì ta thấy người thì bó tay, người thì nằm băng ca.
Theo
lời khai của nhân chứng thì 40 người Trung Quốc đu lên tàu Việt Nam rồi dí đánh
dân Việt bằng dùi cui, bằng ống tuýp sắt. Họ đánh từ sau lưng, đánh lên đầu,
lên tay. Phải quỳ lạy họ mới buông tha. Kết quả có 4 người bị thương, có người
bị gãy tay. Trung Quốc cũng tịch thu hết tất cả dụng cụ trên tàu cùng vài tấn
cá, sau đó đuổi tàu Việt Nam đi chỗ khác.
Phát
ngôn nhân ngoại giao Việt Nam sau vụ này có “giao thiệp nghiêm khắc với Trung
Quốc”. Hội Thủy sản Việt Nam có gởi công văn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tố cáo Trung Quốc cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân và kiến nghị cần tăng
cường hỗ trợ ngư dân khi đi đánh cá trên biển.
Hoa Kỳ, Anh và Canada công khai lên án việc
Trung Quốc tấn công, đánh đập dã man 10 ngư dân Việt Nam và cướp bóc, hủy hoại
tài sản của họ, khi họ đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ
quyền Việt Nam hôm 29/09 vừa qua.
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Matthew Miller tuyên bố:
“Hoa Kỳ vô cùng quan ngại trước các thông
tin về hành động nguy hiểm của tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc đối với
tàu cá Việt Nam xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29 tháng 9. Chúng tôi kêu
gọi Trung Quốc chấm dứt hành vi nguy hiểm và gây mất ổn định ở Biển Đông''.
Hai tàu Trung Quốc tấn công các ngư dân
Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 29.09 là tàu Tam Sa Chấp Pháp
101 (Sansha Zhifa 101) và Tam Sa Chấp Pháp 301 (Sansha Zhifa 301).
Theo lời kể của các ngư dân bị tấn công
được báo chí Việt Nam thuật lại chiều ngày 01.10, các tàu tấn công họ là hai
tàu sắt mang số hiệu 301 và 101. Hai tàu này đã thả 3 ca nô truy đuổi tàu cá
QNg 95739 TS vào sáng 29.9, khi tàu này đang neo tại vị trí có tọa độ 16 11'N
/112 23'E ở quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, dữ liệu tàu biển cho thấy
hai tàu Sansha Zhifa 101 và Sansha Zhifa 301 xuất hiện tại khu vực này vào sáng
29.09. Đây là các tàu thuộc Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình
trạng khẩn cấp của cái gọi là thành phố Tam Sa.
Ba ngư phủ thuộc sắc dân Micronesian Thái
Bình Dương ra khơi đánh cá trong ngày lễ Phục Sinh. Họ là công dân của Liên bang
Micronesia, là một quốc gia gồm 600 hải đảo rải rác trên 2.5 triệu cây số vuông
ở giữa Philippines và Hawai.
Các ngư phủ này đánh cá trên một chiếc
ghe nhỏ mui trần có chiều dài khoảng 6 mét. Tuy nhiên sau một tuần lễ gia đình
của họ bị mất liên lạc và không thấy họ trở về. Người thân của các ngư phủ này
đã gọi cho giới chức Mỹ ở Guam để thông báo về sự mất tích của ba ngư phủ.
Ngày 6 tháng Tư, Bộ Chỉ Huy Hải Quân và
Tuần Duyên Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đã phối hợp khai diễn một cuộc tìm kiếm và
tiếp cứu các ngư phủ mất tích. Máy bay phản lực trinh sát P-8A từ căn cứ Kadena
Air Base Okinawa, Japan đã bay tìm trên diện tích 103 ngàn dặm vuông.
Tối qua, quốc vụ khanh phụ trách châu Âu Clément Beaune thông báo
Pháp tạm ngưng các biện pháp trả đũa. Ông cho biết đã nhận được những
dấu hiệu đầu tiên từ chính quyền Anh để đẩy nhanh thương lượng, và đồng
nhiệm Anh David Frost được mời đến Paris ngày thứ Năm 04/11 để thảo
luận. Reuters dẫn lời ông Clément Beaune khẳng định, các biện pháp mà
Pháp đã loan báo và chuẩn bị sẽ không được áp dụng trước cuộc họp này.
Thông báo trên đây được chính phủ Anh hoan nghênh, và cho biết ông David Frost đã nhận lời mời.
Mọi người còn nhớ vụ án con
Vích không? Đây là vụ án mà những ai theo dõi đã phẫn nộ và rất nhiều người gặp
chia sẻ vì quá bức xúc, đau xót. Chúng tôi khẳng định đó là vụ án oan không phải
99% mà 100%.
Năm 2018, một ngư dân đi đánh
cá ngoài biển giáp ranh Việt Nam và Malaysia. Trong quá trình thả lưới có 15
con Rùa Biển (Vích) vô tình mắc lưới, các ngư dân đã tìm cách tháo gỡ cứu được
3 con thả xuống biển.
Có 12 con đã chết không thể cứu
nên thuyền viên thắp nhang khấn vái và nhờ người đưa vào đất liền chôn cất, thờ
cúng theo tập tục địa phương của Hội Lăng Ông (hầu như dân miền biển đều có tập
tục nhân đạo này) và đã được Ủy ban tỉnh Tiền Giang cấp chứng nhận là di tích
văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm ở đây tổ chức lễ hội rất lớn, có sự tham gia của
hàng ngàn người dân và quan chức địa phương.
Mặc cho những tuyên bố ca ngợi tình hữu nghị không gì lay chuyển được
giữa hai nước, vấn đề an ninh ở Pakistan là thách thức thực sự cho Bắc
Kinh, trong bối cảnh vụ khủng bố ở phi trường Kabul gây lo lắng cho toàn
khu vực.
Liên tục xảy ra những vụ tấn công vào người Trung Quốc
Vụ
mới nhất nhắm vào người Trung Quốc xảy ra hôm 20/08 ở Gwadar, thuộc
tỉnh Baloutchistan, nơi Bắc Kinh cho xây một cảng nước sâu khổng lồ.
Đoàn xe ba chiếc chở công nhân Trung Quốc phụ trách xây xa lộ East-Bay -
con đường chính vào cảng - trở về khu nhà nghỉ thì bị tấn công tự sát.
Hai trẻ em chơi gần đó thiệt mạng, một người Trung Quốc bị thương. Quân
giải phóng Baloutchistan, tổ chức đấu tranh đòi độc lập cho vùng này,
lên tiếng nhận trách nhiệm.
1.
Tin hôm qua, ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua
luật hải cảnh mới – trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa
khu vực Biển Đông Nam Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ.
Nhưng
xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Nạn nhân cận kề bị nã đạn chính là
ngư dân Việt Nam.
Trung
Quốc vẽ đường lưỡi bò yêu sách đến 80% diện tích Biển Đông Nam Á. Yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ năm 2016. Nhưng
Trung Quốc không chịu từ bỏ yêu sách này trong thực tiễn. Điều đó đồng nghĩa
với việc ngư dân Việt Nam không còn chỗ đánh cá ở Biển Đông Nam Á.
(TPO 19/01/2021) - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực
cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa thời đó đã không
giữ được Hoàng Sa, giờ họ vẫn được các ngư dân hương khói. Nơi từng diễn ra
trận hải chiến Hoàng Sa giờ luôn có mặt những ngư dân Việt, những cột mốc sống
can trường bám biển.
Trong
cuốn sách “45 năm hải chiến Hoàng Sa” mới được nhóm tác giả xuất bản và trong
hồi ký của những binh sĩ của chính quyền Sài Gòn từng tham gia trận hải chiến
Hoàng Sa năm 1974 thường nhắc đến cụm Nguyệt Thiềm. Đó là một vòng cung đảo và
tàu HQ 10, HQ 16 đã tiến vào giao chiến. Suốt nhiều chục năm qua, ngư dân Việt
Nam vẫn tiến vào Nguyệt Thiềm để mưu sinh bởi họ mới là chủ nhân của nơi này.
(NNVN 19/01/2021)Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn
với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng
Sa.
Anh
Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu
sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung
Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì.
Thấp thỏm “bạn cũ”
Chiếc
tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tiến vào gần
cụm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa để thả ngư dân lặn. Một chiếc tàu tuần
tra của Trung Quốc màu trắng lượn lờ và tiến lại gần khiến các ngư dân phải
luôn canh chừng và thuyền trưởng điện đàm với các tàu cá khác xem có yên ổn
không.
(TNO 19/01/2021)Xưa đi biển Hoàng Sa lo sóng to gió lớn, lo rủi ro
với nghề lặn biển muôn trùng. Nay các bà vợ có chồng đi biển Hoàng Sa lại thêm
nỗi lo nữa: bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm, tính mạng như
treo trên sợi tóc.
Thế
nhưng, dù thường trực nỗi lo cho chồng cho con, những người vợ, người mẹ có
chồng có con bám biển Hoàng Sa vẫn đứng sau lưng động viên chồng, con vững tin
ra khơi mưu sinh, giữ biển trời Tổ quốc.
Trung
Quốc ban hành luật cho phép người của họ bắn vào tàu cá ở vùng biển, họ cho là
của họ. Ngư dân Việt Nam sẽ là người bị de dọa sớm nhất.
Tôi
yêu nước tôi, tôi lo sợ cho ngư dân nước tôi mà là sự lo sợ thụ động, nên tôi
mong muốn ông Trump thắng cử.
Ông
ấy, tôi không tin rằng có dụng ý bảo vệ nước tôi, ngư dân của chúng tôi. Nhưng
ông ta đang kìm chế có hiệu quả kẻ có nguy cơ gây hại cho nước tôi. Ông ta hai
lần, trước Liên Hiệp Quốc tuyên bố là sẽ tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Trung
Quốc. Tôi tin rằng, cách ấy triệt tiêu được kẻ thù làm hại dân tôi.
(Zing, TTO 28/10/2020)Tại thôn 1 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng
Nam, tối 28/10 xảy ra vụ lở đất vùi lấp 45 người, 4 người may mắn thoát nạn.
Còn tại thôn 1 xã Trà Vân có 8 người bị vùi lấp. Tổng cộng 53 người dân bị vùi
lấp, đến 23 giờ VN đã tìm thấy 7 thi thể.
Hiện
tại, vào lúc 22h52, đoàn công tác của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đang họp
với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Quân khu 5 tại thành phố Tam Kỳ để bàn phương án
cứu nạn. “Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng, đã vùi lấp nhiều người”, Phó
thủ tướng nói. Ông cho biết tại thôn 1 xã Trà Leng sạt lở đất vùi lấp 45 người,
4 người may mắn thoát nạn. Còn tại thôn 1 xã Trà Vân có 8 người bị vùi lấp.
Bà
con ạ, xin đừng quên họ. Họ là những ngư dân ở xã biển Hải Ninh, huyện Quảng
Ninh và Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc, Lệ Thủy đã huy động gần 140 thuyền bơ nan từ
biển vào cứu dân vùng lũ. Họ cứu hàng ngàn người thoát chết trong đêm lũ căng
thẳng.
Đó
là ngư dân cha, ngư dân con đã làm hết mình. Rồi ngư dân mẹ, ngư dân chị, ngư
dân em ở nhà huy động tiền góp gạo, mua nước mắm, cá khô nấu hàng chục ngàn
suất ăn gửi về đồng bào vùng lũ.
Họ
là ngư dân lão làng nói ngư dân cha, ngư dân con, như dân mẹ phải mua kẹo bánh,
áo quần gửi bà con vùng lũ. Xong việc, họ kéo thuyền về lại làng biển. Có người
cảm kích, tặng họ tiền, dầu họ nói đi cứu người không nhận. Nếu nhận là đi làm
thuê rồi. Mất ý nghĩa.
Với
tư cách là người dân vùng lũ, là người lăn lộn trong vùng lũ không hở một hơi
nào và từ sự phản ứng của nhiều người. Tôi phải lên tiếng về những sai sót trầm
trọng - mà không thể có ngôn từ nào diễn đạt được sự bức xúc của người dân vùng
lũ, của những người đã chung tay làm công tác cứu dân vùng lũ khi hoạn nạn
nhất.
Xin
trích nguyên văn lời cô Liên này nói được VTV phát: “Như vậy công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không
đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương
nơi đây. Việc tự di chuyển bằng tàu thuyền của các đoàn thiện nguyện tự đi nó
còn ảnh hưởng thêm cho người dân nữa.
Ví dụ đi bằng những tàu thuyền to như
thế này (chỉ tay ra sau dãy tàu đánh cá) mà không biết cách điều chỉnh tốc độ,
sẽ có thể là sóng đánh vào những nhà dân. Trong khi các nhà dân hiện nay họ đã
bị ngập sâu nhiều ngày, có thể dẫn tới sụp đổ nhà dân. Và đây là những thông
tin liên quan đến công tác cứu trợ tại tỉnh Quảng Bình và những khuyến cáo của
tỉnh Quảng Bình thời điểm này”.
Sự kiện này xảy ra tại vùng biển Malaysia, nơi ngư dân than phiền các
tàu cá Việt Nam làm hư hại lưới của họ. Chỉ huy tuần duyên Zubil Mat
Som nói với hãng tin Pháp là hai tàu đánh cá Việt Nam đi vào vùng biển
của Malaysia, cách Tok Bali ở phía đông bắc ngoài khơi bang Kelantan tối
Chủ nhật 16/08.
Theo ông Zubil, thì tuần duyên Malaysia đã bắn
chỉ thiên, nhưng sau khi bị ném bom xăng và vỏ xe đã bắn thẳng vào tàu
Việt Nam. Một ngư dân Việt bị trúng đạn, và khi đưa vào bờ thì đã tử
vong. Tàu tuần duyên Malaysia bị hư hại do tàu đánh cá Việt Nam đâm vào.
Ông ta nói rằng sự cố chết người này là đáng buồn, nhưng tuần duyên
Malaysia phải bảo vệ mạng sống của họ và chủ quyền quốc gia.
Một người buôn cá từ 20 năm qua nói với đặc phái viên của Libération tại
Phat Sanday, là trước đây mỗi ngày bà mua được một đến hai tấn cá từ
sáu ngư dân quen, nhưng nay chỉ còn 200 ký. Trưởng xóm chài có 400 gia
đình, ông Ly Kimsring cho biết thường thì nước dâng vào tháng Năm, tháng
Sáu, đó là lúc các loài cá từ sông Mê Kông đến sinh sản. Nhưng năm nay
đến tháng Bảy, tháng Tám nước mới ngập, và ngư dân biết rằng thu hoạch
sẽ thất bát vì nước cạn, cá sẽ không vào Biển Hồ.
Những người đánh
cá hy vọng nước sẽ dâng lên từ tháng 12 đến tháng Hai, nhưng mọi người
đều bi quan. Biển Hồ cung cấp đến phân nửa lượng tôm cá cho cả nước Cam
Bốt, gồm cá nước ngọt, nước mặn và cá nuôi. Hệ sinh thái ở đây dựa vào
một sự thăng bằng mong manh, và là hiện tượng độc nhất trên thế giới.
Vừa là hồ vừa là sông, nước Biển Hồ đổ vào sông Mê Kông trong mùa khô và
vào mùa mưa, nước từ Mê Kông lại tràn vào Biển Hồ. Đây là nơi dự trữ
nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 7% diện tích Cam Bốt.