Affichage des articles dont le libellé est Con đường tơ lụa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Con đường tơ lụa. Afficher tous les articles

vendredi 7 janvier 2022

Đặng Sơn Duân - Tọa sơn quan hổ đấu

Năm 2022 khởi đầu bằng cuộc nổi dậy ở Kazakhstan, với việc Nga tức tốc triển khai quân đến đất nước láng giềng để dẹp loạn. Gợi nhớ đến các lần đàn áp của Liên Xô ở Hungary năm 1956 hay Mùa xuân Praha ở Tiệp Khắc năm 1968.

Việc triển khai được tiến hành trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), tổ chức mà hầu như người ta chỉ nhớ tên khi nó được kích hoạt.

Quân Nga đang bận dọa dẫm Ukrania vẫn phải triển khai thần tốc theo CSTO, vì Kazakhstan quá quan trọng. Chứ như anh Armenia nhỏ yếu cũng là thành viên CSTO, hồi bị Azerbaijan tẩn cho lên bờ xuống ruộng năm ngoái, mấy lần vời đến quân CSTO nhưng chả ai đáp lời.

vendredi 3 septembre 2021

Các dự án « thực dân » của Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan


Đăng ngày:

 

Mặc cho những tuyên bố ca ngợi tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa hai nước, vấn đề an ninh ở Pakistan là thách thức thực sự cho Bắc Kinh, trong bối cảnh vụ khủng bố ở phi trường Kabul gây lo lắng cho toàn khu vực.

Liên tục xảy ra những vụ tấn công vào người Trung Quốc

Vụ mới nhất nhắm vào người Trung Quốc xảy ra hôm 20/08 ở Gwadar, thuộc tỉnh Baloutchistan, nơi Bắc Kinh cho xây một cảng nước sâu khổng lồ. Đoàn xe ba chiếc chở công nhân Trung Quốc phụ trách xây xa lộ East-Bay - con đường chính vào cảng - trở về khu nhà nghỉ thì bị tấn công tự sát. Hai trẻ em chơi gần đó thiệt mạng, một người Trung Quốc bị thương. Quân giải phóng Baloutchistan, tổ chức đấu tranh đòi độc lập cho vùng này, lên tiếng nhận trách nhiệm.

mercredi 11 août 2021

HRW tố cáo đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ gây thảm họa nhân đạo ở Cam Bốt


Đăng ngày:

Đập Hạ Sesan 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất châu Á, được xây dựng tại điểm hợp lưu của hai nhánh lớn sông Mê Kông tại đông bắc Cam Bốt. Khi khu vực thượng nguồn bị ngập nước, phương tiện mưu sinh của các cộng đồng bản địa và người thiểu số sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp bị hủy diệt. Ngoài 5.000 người bị di dời, đập thủy điện này còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục ngàn người khác ở thượng lưu và hạ lưu.

Phúc trình của HRW cho biết nhiều gia đình sống tại đây từ nhiều thế hệ đã bị buộc phải di dời sang những khu tái định cư khô cằn với số tiền bồi thường không đáng kể, thậm chí không được bồi thường. Trạm xá dột nát, không có nhân viên y tế, nước sinh hoạt không thể dùng để nấu ăn. Lượng tôm cá giảm mạnh có khi đến 2/3 vì luồng di cư của cá bị chặn. Một khảo sát năm 2009 cho thấy tất cả những người dân được hỏi đều phản đối dự án, nhưng nhà cầm quyền Cam Bốt chụp mũ những người phê phán hoặc không chịu di dời là phần tử gây rối.

mardi 25 mai 2021

Tập Cận Bình mong muốn xây dựng một cộng đồng chiến lược chia sẻ tương lai với Việt Nam


Đăng ngày:

Tân Hoa Xã hôm 24/05/2021 dẫn tuyên bố của chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng có những nỗ lực tích cực với Việt Nam, để xây dựng hai nước thành một cộng đồng cùng chung vận mệnh mang ý nghĩa chiến lược. 

Đề nghị của ông Tập được đưa ra trong cuộc điện đàm với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Nhấn mạnh « Trung Quốc-Việt Nam núi liền núi, sông liền sông », ông Tập Cận Bình cho rằng quan hệ hữu nghị truyền thống « thắm tình anh em, đồng chí » là tài sản quý báu chung của hai đảng, hai nước.

Trong bối cảnh Trung Quốc sắp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản, bắt đầu một cuộc hành trình mới nhằm xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại ; và Việt Nam cũng nỗ lực đạt được các mục tiêu, ông Tập lưu ý cần có định hướng đúng đắn cho quan hệ Việt-Trung. Ông hoan nghênh việc ban lãnh đạo mới của Việt Nam tiếp tục dành ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với Trung Quốc.

samedi 13 février 2021

Miến Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay


Đăng ngày:


L’Express tuần nàyphân tích « Miến Điện : Sau vụ đảo chính, Trung Quốc duy trì nhiều phương án ». Tờ báo chú ý đến sự kiện ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Miến Điện mới đây. Liệu ông có biết vị tướng sắp về hưu ba tuần nữa sẽ đảo chính, và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi hay không ? Một dấu hiệu mang tính cảnh báo : tướng Min khi gặp ông Vương đã phàn nàn về cuộc bầu cử « gian lận ».

Mặc cho phương Tây phản đối, Trung Quốc vẫn chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhân danh chủ trương « không can thiệp vào chuyện nội bộ » của nước khác. Báo chí Hoa lục thì tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là « một sự cải tổ nội các » quan trọng của Miến Điện.

mercredi 10 février 2021

Đông Âu bắt đầu lạnh nhạt với Trung Quốc


Đăng ngày:

Khí hậu, hiệu quả của vaccin AstraZeneca, song đấu Macron-Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp kỳ tới, thị trường tranh giả là những chủ đề trên trang nhất báo Pháp hôm nay.

 

Liên quan đến Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos phân tích « Chiến lược khó khăn của Bắc Kinh để quyến rũ Đông Âu ». Cuộc họp thượng đỉnh « 17+1 » giữa Trung Quốc và 17 nước Đông Âu, Nam Âu diễn ra hôm qua không che giấu được sự hụt hơi của công thức được tung ra từ năm 2012.

Đông Âu cần sự bảo vệ của Mỹ, chưa thấy lợi lộc gì với Trung Quốc  

Ban đầu là « 16+1 », đến năm 2019 mở rộng thêm với Hy Lạp, công thức này kết nối Trung Quốc với Đông Âu trong đó có cả các nước vùng Balkan, không phải là thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU). Đưa ra những hứa hẹn hấp dẫn về đầu tư và thương mại, nhưng ngôi sao Bắc Kinh đang mờ nhạt dần. Bằng chứng là cho đến ngày cuối, cuộc họp qua mạng này vẫn chưa được xác nhận. Trong cuộc họp báo thường ngày hôm thứ Hai 08/02, bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn không nhắc đến.

lundi 8 février 2021

Kyrgyzstan : Kỵ sĩ thảo nguyên chống ‘Một vành đai, một con đường’ Trung Quốc


Đăng ngày:

Le Monde hôm nay 08/02/2021 có bài điều tra công phu về tình trạng sự hiện diện của Trung Quốc tại Kyrgyzstan bị người dân phản đối kịch liệt. Vốn thâm thù láng giềng Trung Quốc từ xưa, dân Kyrgyzstan chống lại dự án « Con đường tơ lụa mới » (Vành đai, Con đường) của Bắc Kinh ở Trung Á. Với một tổng thống dân tộc chủ nghĩa vừa được bầu lên vào tháng Giêng, khuynh hướng chống Trung Quốc sẽ càng gia tăng.


Dân địa phương phẫn nộ khi đất bị giao cho Trung Quốc 49 năm

Năm 2017, hải quan Kyrgyzstan đã giao cho một công ty tư vấn Nga, Transproekt Group việc nghiên cứu tiền khả thi một trung tâm hậu cần nửa công nửa tư ở At Bachy, có thể đón nhận 100 xe tải một ngày, với vốn đầu tư 30 triệu đô la. Mùa hè 2019 nhân hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OCS) ở Bichkek, Tập Cận Bình ký một loạt hợp đồng với đồng nhiệm Sooronbai Jeenbekov trong khuôn khổ « Con đường tơ lụa mới », và dự án At Bachy được nâng tầm thành khu công nghiệp.

samedi 18 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Nước Tàu từng cấm vận nước khác




Nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua gặp khó khăn vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong hình, một gian hàng bán lạp xưởng tại một chợ ở Bắc Kinh hôm 15 Tháng Giêng, 2020. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)

(Người Việt 17/01/2020) Trong thỏa hiệp “hưu chiến” với Mỹ vừa ký, Trung Cộng đã hứa sẽ làm thêm luật lệ mới để không cho các công ty của họ ép buộc các công ty Mỹ phải cho biết các kỹ thuật tân tiến, gọi là sản phẩm tri thức vì do những công trình nghiên cứu bằng đầu óc mới có.

Không biết Trung Cộng có giữ lời hứa hay không; và các công ty Mỹ có dám kiện cáo nếu họ bị ép buộc hay không! Nếu kiện, rồi sau đó bị làm khó dễ, bị chèn ép trong các lãnh vực khác thì có đáng kiện hay không?

Nước Tàu còn chậm tiến hơn các nước khác vì chưa có những “sản phẩm tri thức” mà những nước Âu Mỹ đã tốn hàng tỉ đô la và nhiều thập niên mới có. Muốn đuổi kịp người ta mà không tốn kém, một cách giản dị nhất là “ăn cắp.” Nhiều sinh viên và giáo sư Trung Quốc đã bị truy tố, trục xuất vì bị bắt quả tang đang ăn cắp các kỹ thuật mới của Mỹ và Âu Châu!

jeudi 16 août 2018

Trần Đức Anh Sơn - Việt Nam trong mạng lưới hải thương châu Á và « Con đường tơ lụa trên biển »



Con đường tơ lụa

Trong hai ngày 30 và 31-5-2017, hơn 30 chuyên gia, học giả quốc tế trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ và di sản hàng hải đã nhóm họp tại Viện Khảo cổ học thuộc Đại học London (UCL, Anh quốc), dưới sự chủ trì của Trung tâm di sản thế giới (WHC) thuộc UNESCO

Tham gia điều hành hội nghị quan trọng này còn có Hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) và Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM), là những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên của nhân loại. 

Đây là hội nghị xem xét quy trình công nhận Con đường tơ lụa trên biển (Maritime Silk Road) là Di sản Thế giới, do Chính phủ Trung Quốc tài trợ kinh phí, thông qua Quỹ Di sản thế giới (WHF).