Affichage des articles dont le libellé est Lãnh sự. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lãnh sự. Afficher tous les articles

lundi 31 janvier 2022

Lê Nguyễn Duy Hậu - Nói tiếp về các chuyến bay hồi hương mùa dịch

Thị trường các chuyến bay hồi hương mùa dịch là một thị trường cực kỳ sôi động. Nhìn chung, sẽ có hai loại chuyến bay về nước tại thời điểm này: (1) Chuyến bay thương mại đặc biệt hoặc charter (tạm gọi chung là charter) (2) Chuyến bay "giải cứu".

Vậy nó khác nhau thế nào? Theo tìm hiểu của mình thì như thế này.

1. Chuyến bay giải cứu (hay chuyến bay "nhân đạo"): Đây là loại hình bay phổ biến và nhiều người Việt trong nước biết nhất. Chuyến bay này thay thế cho việc Việt Nam dừng các chuyến bay thông lệ từ quốc tế vào (scheduled inbound international flights) và chỉ dành cho các đối tượng có "nhu cầu đặc biệt" theo quy định.

Lê Nguyễn Duy Hậu - Vụ « bay giải cứu » : Công lý chưa được thực thi trọn vẹn

Ai quen mình đều biết rằng mình thường không bày tỏ nhiều sự ủng hộ khi một ai đó bị bắt, nhưng lần này mình không thể giấu được cảm xúc "hả hê" khi biết tin này.

Trước khi đi nước ngoài vào giữa mùa dịch, mình thường không để ý lắm về các chuyến bay mang danh "giải cứu". Tuy biết rằng chắc chắn phải có ăn hối lộ trong đó, nhưng chỉ đến khi sang Mỹ và chứng kiến một thị trường sôi nổi suất máy bay "giải cứu", mình mới thấy mắc nghẹn với các hành động này.

Một suất máy bay "giải cứu" lúc đó đều có giá của nó, và thường là trên trời, chỉ để được vào danh sách. Sau đó, người về phải trả thêm các chi phí của hãng bay. Các "chuyến bay giải cứu" vốn dĩ mang màu sắc nhân đạo, "ngạo nghễ Việt Nam" lúc đầu, dần trở thành những cơ hội cho nhiều cán bộ làm ăn, buôn bán, nhiều lúc công khai.

Mạnh Quân - Sau vụ tóm cả cụm ở Cục Lãnh sự, có sờ đến các Đại sứ quán VN ở nước ngoài?

Vụ Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tóm cả ban lãnh đạo Cục Lãnh sự hôm qua vì tội nhận hối lộ, thực sự là một vụ lớn cho dù về chức vụ, những người bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 27/1 không "to" bằng nhiều ông, bà bị bắt vào thời điểm cận Tết mấy năm trước.

Tuy nhiên, vụ này tính chất rất đặc biệt bởi không chỉ là vấn đề tham nhũng, "tranh thủ" mùa dịch. Mà trong lĩnh vực này, nhiều năm qua, có thể nói ít nhất là trong khoảng 20 năm nay, tình trạng nhũng nhiễu, tham tàn của cán bộ lãnh sự Việt Nam ở nhiều nước đã được lên tiếng, phản ánh nhiều nhưng chưa có vụ nào được điều tra, xử lý đến nơi đến chốn.

Đột nhiên, một vụ việc được khởi tố tại Cục Lãnh sự và cơ quan điều tra khởi tố từ Cục trưởng, Cục phó, Chánh văn phòng cho tới nhân viên, nó cho thấy tính chất nghiêm trọng của câu chuyện.

Đỗ Duy Ngọc - Tội ác khó tha thứ


Giúp đỡ người đang hoạn nạn, đang gặp cảnh khó khăn vốn là đạo lý làm người. Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn xử sự như vậy.

Thế nhưng, đến thời nay, người ta quên mất đạo ấy, người ta quên mất câu "Lá lành đùm lá rách", người ta ngoảnh mặt đi khi "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng".

Khốn nạn nhất những người đó là kẻ có đủ phương tiện để giúp người, có trách nhiệm để giải quyết công việc, có quyền hành để thực hiện. Nhưng họ đã biến quyền lực để hút máu và khai thác trên nỗi đau của đồng bào. Thế thì gọi cái thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ?

Lê Hồng Hiệp - Bộ Ngoại giao cần cải cách mạnh công tác lãnh sự


Dân cư mạng đang rần rần về vụ 4 cán bộ của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị khởi tố. Từng làm trong Bộ một thời gian, mình cũng thấy có chút liên quan, xin được chia sẻ một vài quan sát bên lề thế này:

- Cán bộ ngoại giao đa phần có trình độ, học thức, biết đối nhân xử thế, nhưng môi trường công tác đôi khi làm họ bị ảnh hưởng. Trong Bộ, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là Cục Lãnh sự và các bộ phận lãnh sự ở các đại sứ quán ở nước ngoài. Đây là bộ phận có “quyền lực” khi là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều với người dân, đồng thời tạo ra nhiều thu nhập nhất cho Bộ.

Trước đây (giờ nghe bảo không còn?), ngoài lương chính thức thì cán bộ, nhân viên trong nước của Bộ mỗi tháng được hưởng một khoản thu nhập từ quỹ phúc lợi mà theo mình hiểu là được trích từ các khoản thu lãnh sự (như phí visa ở các đại sứ quán) mà Bộ được giữ lại một phần. Cũng chính vì thế, ở trong Bộ, Cục Lãnh sự là bộ phận “hot”, không dễ để xin vào.

Lưu Trọng Văn - Sâu chúa là ai, hay là cái gì khác ?


Báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ca ngợi lãnh đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã tổ chức tốt 183 chuyến bay đưa 42.205 công dân gặp khó khăn trong đại dịch từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Báo Quốc tế đánh giá : Các chuyến bay trên thể hiện công tác bảo hộ công dân thường xuyên, được triển khai một cách đồng bộ, tiếp tục là trụ cột, là chỗ dựa tin cậy của người dân.

Cũng trên báo ngành ngoại giao này, bà cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nói:

vendredi 24 juillet 2020

Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Bắc Kinh dọa trả đũa

Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 22/07/2020. © REUTERS/Adrees Latif
Đăng ngày:


AFP và Reuters dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus, theo đó « Công ước Vienna nói rằng các nhà ngoại giao phải tôn trọng luật pháp và các quy định của nước sở tại », không được can thiệp vào chuyện nội bộ nước chủ nhà. Tuy nhiên, bà không cho biết thêm chi tiết.

Bà Ortagus tuyên bố : « Hoa Kỳ không dung thứ việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền và đe dọa người dân Mỹ. Chúng tôi cũng không  thể bỏ qua các bất công về thương mại, đánh cắp việc làm của người Mỹ và các hành xử trắng trợn khác. Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh về công bằng và có đi có lại trong quan hệ Mỹ-Trung ».

lundi 26 août 2019

Trung Quốc thả nhân viên lãnh sự Anh, Luân Đôn hoan nghênh

Biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Anh ở Hồng Kông về vụ Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng) mất tích ở Trung Quốc từ ngày 09/08/2019.

Gia đình của nhân viên lãnh sự quán Anh bị bắt tại Trung Quốc hôm nay 24/08/2018 thông báo ông đã được trả tự do và quay về Hồng Kông. Chính quyền Anh hoan nghênh động thái này của Bắc Kinh.

Ông Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), 28 tuổi, đã bị mất tích từ hôm 8/8 sau khi đến Thâm Quyến, thành phố của Trung Quốc nằm sát Hồng Kông. Dự định trở về bằng tàu cao tốc trong cùng ngày, ông gởi tin nhắn cho bạn gái là đang ở chỗ bộ phận kiểm soát của hải quan, nhưng sau đó bị mất liên lạc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu nói rằng không biết gì, nhưng cuối cùng chính quyền Bắc Kinh loan báo ông Trịnh Văn Kiệt bị tạm giam 15 ngày vì vi phạm một luật về an ninh công cộng. Phát ngôn viên Cảnh Sảng hôm thứ Tư 21/8 nhấn mạnh ông Trịnh không mang quốc tịch Anh mà là người Hồng Kông, « có nghĩa là Trung Quốc », thế nên « đây hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc ».