Affichage des articles dont le libellé est Bắc-Nam. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bắc-Nam. Afficher tous les articles

lundi 15 juillet 2024

Nguyễn Gia Việt - Thiệt là ngại ngùng cho "tầm nhìn bốn nhăm"!


Các bạn có ai bất chợt nghe Đài tiếng nói Việt Nam chưa? Bản tin sáng hay chiều đều có một giọng nữ đọc sang sảng, mà đọc toàn bộ đều nhăm, thí dụ "mười nhăm", " hai nhăm", "bốn nhăm".

Tầm nhìn 2045 thì đọc phải là hai ngàn không trăm bốn mươi lăm. Đàng này bả phang thành "hai nghìn không trăm bốn nhăm", phang nhăm nhăm tới bến.

Rõ ràng là đài quốc gia, nhưng lại rất địa phương.

mercredi 12 juin 2024

Mai Bá Kiếm - MC VTV hỏi nông dân miền Tây qua thông dịch

Khoảng đầu thập niên 1990, Hội chợ Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Cần Thơ. Do lần đầu tổ chức, Cần Thơ phải nhờ Sở Thương nghiệp và Sở Văn hóa Thông tin của TP HCM làm cố vấn.

Ông Bảy Câu (Võ Thành An, phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin) dẫn đoàn báo chí thành phố và trung ương xuống hội chợ ăn ở miễn phí cả tuần.

Ban ngày, hội chợ và hội thảo. Ban đêm, hội thi nông dân đua tài, hội thi "Hoa hậu heo". Không biết ai tư vấn, mà Ban tổ chức Hội chợ phải thỉnh Tạ Bích Loan của đài truyền hình quốc gia từ Thủ đô vào để làm Em Xi cho các hội thi đó, mà không sử dụng "cây nhà lá vườn" từ Đài Truyền hình Cần Thơ.

jeudi 2 mai 2024

Tuấn Khanh - Sài Gòn và nạn kẹt xe ngày lễ, gốc rễ từ đâu ?


Chấm dứt đợt lễ dài ngày của nhà nước, dư âm lớn nhất là những tin tức về kẹt xe kinh hoàng ở mọi tuyến đường huyết mạch.

Vào những năm đầu của những đợt lễ dài như vậy, đôi khi người ta có cảm giác giống như là người dân đang hưởng ứng vui chơi ý nghĩa ngày lễ đến tuyệt đối.

Nhưng cho đến hôm nay, thì ảo giác đó đã hoàn toàn mất đi, thay thế bằng nhận thức rõ. Rằng việc quy hoạch phát triển, và định hình cho chiến lược phát triển đang quá chậm chạp, không theo kịp sức sống các đô thị.

mardi 30 avril 2024

Bùi Chí Vinh - Vài lời cần nói về ngày 30 tháng Tư

 

S không ai nhc đến ngày 30 tháng 4

Như mt ngày ut hn

Nếu ngày đó nhng người chiến thng

Biết đi x vi nhân dân min Nam bng tình nghĩa đng bào

Nếu ngày đó mt git máu đào

Còn hơn ao nước lã ca gic Tàu phương Bc

Nếu ngày đó đng tp trung sĩ quan, công chc lên rng thiêng nước đc

Đng dng dưng nhìn nhng thuyn nhân n vượt biên b hãm hiếp dày vò

Tạ Duy Anh - Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?

jeudi 18 avril 2024

Nickie Tran - Những Tô Phở Tìm Đường Vượt Biển


Hôm trước đăng bài review phở, có bạn vô chỉ ra tô phở 54 và tô phở 75 khác nhau như thế nào. Tự nhiên cả đêm nghĩ về những con số đến độ không ngủ được.

Còn nhớ lúc mới qua Mỹ, thành phố nhỏ xíu miền Mid West gần như vắng bóng người Việt.  Nghe bạn bè trong trường kể có chị Việt Nam nào đó mở nhà hàng ở gần trường. Gần đây là 4 miles ; 0.6 mile là 1 cây số. Thế là đứa con nít để dành tiền đi bộ gần 7 cây số để đi tìm tô phở như phở nhà bà Hải bắc kỳ hồi nhỏ má hay dắt đi ăn. Đến nơi mới biết chị đó người Việt nhưng lại bán đồ Tàu phiên bản Mỹ. Đến giờ còn nhớ khuôn mặt ngạc nhiên của chỉ khi bước vô nhà hàng thì thầm : Chị bán em tô phở.

Rồi sau đó ăn đủ thứ phiên bản của phở. Phiên bản miền Bắc (Mỹ) lạt lẽo loe hoe vài cọng rau giá. Phiên bản miền Nam (Mỹ) ê hề thịt và mùi vị quê hương đến mức mà nhiều tô phở mình thấy còn ngon hơn ở xứ Việt. Rồi lại ăn tô phở quận 13 của Paris hay tô phở gà lạc lõng ở quận 8, xa hẳn cộng đồng người Việt nhưng lại đúng vị đậm đà điểm xuyết thêm tí lá chanh.

lundi 15 avril 2024

Nguyễn Chương - Lai rai ghi chú chữ nghĩa: Chích ngừa và tiêm chủng


1-  Mấy năm trở lại đây, ở miền Trong, cứ thường xuyên nghe phải hai chữ "tiêm chủng". Là gì?

Dùng vật nhọn mà chích vào, gọi là “tiêm” .

Lấy giống của bệnh cho vào cơ thể, để ngừa, gọi là “chủng” .

Hai chữ "tiêm chủng" là âm Hán-Việt từ chữ Hán, tức "chữ Tàu" trong lối nói thông thường của người nước Nam chúng ta.

dimanche 18 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện làng

 

Hết tết.

Cả nước cũng như một cái làng. Một nửa làng lại mau mắn cặm cụi đi làm, "dĩ công vi tiên" để nuôi cả làng. Một nửa làng vẫn xúng xính quần này áo nọ đèn nhang vui cười hớn hở đi lễ hội đi chùa tới hết tháng giêng tháng hai tháng ba, "dĩ nhởi vi tiên", gọi là để kích cầu, đậm sắc màu văn hóa dân tộc.

Người còng chăm chỉ phải gánh cho đứa thẳng lưng chơi bời, mà tỉ lệ 82 % là ví dụ rõ nhất.

mercredi 1 juin 2022

Nguyễn Mỹ Khanh - Chị nói cơ chế ngoài kia nó khác...

 

Đúng là “cơ chế” ngoài í khác thiệt, rất khác với trong này, nhiều bạn của tôi chia sẻ rằng chính vì sự khác xa đó mà ôm cả gia đình chạy vào đây sống cho thoải mái.

Nhiều bạn của tôi ở ngoài đó thì quá hiểu sự khác đó nên đã âm thầm bơi ngược dòng để được sống đẹp và tử tế như nếp sống ngày xưa từng có. Không những vậy, họ còn có nhiều hành động thiết thực để dìu dắt con cháu thoát cái “cơ chế” mà chị đang huỵt toẹt ra đó ạ!

“Cơ chế” trong này có dạy con cháu “Ăn cây nào rào cây nấy”, nhiều bạn của tôi vào đây học cách sống cởi mở, hào sảng, hết lòng vì mọi người theo lối miền Nam, cộng thêm sự tinh túy, khéo léo, nhã nhặn, lịch thiệp của người Hà thành xưa nên rất được yêu quý và rất thành công.

dimanche 9 janvier 2022

Thái Hạo – Tiếc cho dư vang của một quá khứ đẹp

Mười năm ở miền Nam, nay về cố hương. Vốn ít khi ra ngoài, chợ búa mua sắm lại càng lười. Hôm rồi, bất đắc dĩ, hai cha con chở nhau đi mua đồng hồ báo thức, vì không muốn cho con sở hữu smartphone quá sớm.

Đường quốc lộ cách nhà vài cây số, cửa hàng đồng hồ lớn, chủ là một thanh niên cao ráo sáng sủa, tầm 25 tuổi. Đồng hồ báo thức hiếm dần vì nay ai cũng xài điện thoại, chỉ còn một loại này, loại đã từng nhiều lần mua cho con. Mình đưa tờ 200 nghìn. Cậu chủ cửa hàng lúi húi một lúc rồi lấy ra 40 nghìn đưa trả lại. Mình ngạc nhiên, “Đồng hồ này 160 nghìn hả em”? “Vâng 160 nghìn”.

Hai cha con ra về. Ngồi sau xe, thằng nhóc cầm chiếc đồng hồ trên tay, thắc mắc: “Ba, đồng hồ này trong miền Nam chỉ có 30 nghìn, loại to là 40 nghìn, sao ở đây mắc vậy”? “Tại ba không hỏi giá trước…”. Thằng nhóc nói to lên, “Ở trong miền Nam có bao giờ phải hỏi giá trước đâu ba”.

lundi 2 août 2021

Trịnh Hồng Thọ - Sài Gòn, ăn mày còn đòi xôi gấc

 

Các bạn biết ai nói câu này không? Đó là những người sinh sống ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, miệt thị người Sài Gòn vì đã dám chê, không muốn chích vaccin Sinopharm của Trung Quốc. (1)

Họ lập luận rằng trong tình hình dịch căng thẳng thế này, người chết rất nhiều, dân Sài Gòn có vaccin Sinopharm để chích kịp thời phải thấy mừng, vậy mà còn chê bai.

Họ lập luận Sinopharm đã được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt, chất lượng còn cao hơn vaccin của Mỹ, do không có báo cáo chết người sau khi chích. Nếu Sài Gòn chê thì đem ra Bắc, họ sẵn sàng nhận. Dân Quảng Ninh mới vừa hồ hởi chích Sinopharm đó thôi!

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về một món quà vaccin

 

1) Nhà tài trợ là Vạn Thịnh Phát. Đây là công ty rất mực giàu có và sở hữu nhiều mảnh đất vàng tại trung tâm Sài Gòn. Giàu có thì đương nhiên có quan hệ lớn, cách đây gần chục năm tên tuổi Vạn Thịnh Phát được đề cập trên truyền thông vì có mối quan hệ với lãnh đạo cao cấp thành phố Sài Gòn và với giới tài phiệt địa ốc Trung Quốc.

Trong cơn dịch Covid-19, Vạn Thịnh Phát đã ủng hộ xây bệnh viện dã chiến, ủng hộ máy trợ thở, dành tòa nhà Thuận Kiều làm bệnh viện dã chiến 1.000 giường... Nay Vạn Thịnh Phát có lòng tài trợ vaccin thì tui, một người Sài Gòn, xin thiệt lòng trân trọng cám ơn!

2) Món quà Vạn Thịnh Phát tặng là vaccin Trung Quốc, do công ty Sinopharm sản xuất. Là loại vaccin bất hoạt ngừa Covid-19, dòng vaccin này được Sinopharm sản xuất nhiều loại có tên khác nhau. Trong số các sản phẩm, loại Sinopharn Beijing nằm trong danh sách của WHO. Tuy nhiên, chưa có loại vaccin nào do Sinopharm sản xuất được Hoa Kỳ hay EU cấp phép.

dimanche 1 août 2021

Bùi Chí Vinh - Đã chống Tàu cộng thì không có chuyện chích vaccin Tàu cộng


Hà Ni chng M thì chích vaccin M

Dân Sài Gòn chng Tàu li bt chích vaccin Tàu

Đt nước đã lâu ri quên mt sông Bến Hi

Gi chơi kiu này hai min Nam Bc đu đau

mardi 6 juillet 2021

Đỗ Hoàng Diệu - Nỗi đau mất nước khó mà buông bỏ…


Mười lăm năm trước, lần đầu tiên tôi nghe quốc ca của nước Việt Nam Cộng Hòa tại đại học Berkeley, trong một đêm văn nghệ của sinh viên gốc Việt.

Khi bản nhạc vang lên, dù có chút bỡ ngỡ,  tôi vẫn hiểu ngay đó là gì, bởi đã đọc không nhiều nhưng cũng không phải quá ít sách vở, tư liệu về lịch sử - chiến tranh Việt Nam. Những thứ sách giáo khoa phổ thông không đề cập, những thứ giáo trình đại học né tránh, những thứ báo chí chính thống vạch làn ranh đỏ. Chị T. thì ngây thơ nên ngơ ngác la lên : ơ, họ bỏ nhầm đĩa à, đây đâu phải quốc ca Việt Nam.

Hai mươi bảy năm trước, lần đầu tôi đến Saigon. Anh lễ tân khách sạn dễ thương thủ thỉ: "Ngoài bển mưa có nhiều như Sài gòn không em?" "Anh cũng tính lúc nào ra bển xem một chuyến cho biết mà má anh cấm".

dimanche 4 juillet 2021

Mai Quốc Ấn - Giải phóng

Chi viện cho Sài Gòn 300 người là chủ trương của ai?

Đây là câu hỏi cần trả lời, để biết bản chất vấn đề của sự xào xáo mấy hôm nay. Tôi tìm hiểu thì ra kết quả sơ bộ như vầy:

Y Bộ lệnh chi viện. Chi phí đưa đón hai đầu cho hơn 300 người do một tập đoàn bất động sản tài trợ, chi phí bay vô Sài Gòn do hãng bay bỏ ra, chi phí ăn ở khách sạn do một hãng du lịch đài thọ.

Tôi chú ý thấy câu hỏi: “Sài Gòn có thực sự cần chi viện người chưa?” Ở đây có hai vấn đề:

Nguyễn Gia Việt - Đừng “đánh trống, khua chiêng” để lòng người thêm xào xáo


Một việc rất tốt, rất cần là "phụ nhau" chống dịch, cũng giống như phụ hàng xóm dập tắt đám cháy vậy.

Phải nói là vô vàn công đức, vô vàn lòng biết ơn khi có những người từ Hải Dương xa xôi xả thân vào trong lòng thành phố giúp dập dịch.

Nhưng ... dân trong Sài Gòn lại râm ran qua nay.

Tuấn Khanh - Vì sao cuộc "giải cứu" từ Hải Dương gây khó chịu ở Sài Gòn?


Có một điều chắc chắn là 300 em từ Hải Dương đến Sài Gòn để "giải cứu", không phải em nào cũng có thái độ đáng ghét, và cũng không phải em nào cũng bị tẩy não đến mức đến Sài Gòn, coi như là vào cuộc "giải phóng" lần hai.

Chắc chắn có những em từ Hải Dương nhiệt thành đến thành phố tinh thần tự do này, để vừa được tìm hiểu, vừa được cống hiến sức trẻ của mình - mà nghe đâu là theo vận động của các ông to nào đó, có thể y tế, có thể doanh nghiệp.

Thật ra các câu chuyện gây khó chịu đang râm ran trên mạng xã hội, không lớn, và không đáng cho người dân Sài Gòn phải bàn tới - bởi tính dân Sài Gòn vốn dễ dãi và bao dung. Nhưng điều tạo ra sự chán ngán - mà chắc ngay những nhà lãnh đạo cũng không biết - là cái kiểu đi giúp người lại đánh trống thổi kèn. Hoàn toàn không là cách để đoàn kết dân Sài Gòn với các em sinh viên ấy, mà rõ là chỉ để làm rạng mặt một số quan chức có bệnh mê đắm hình thức.

vendredi 2 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Vài suy nghĩ về tiếp sức chống dịch và tuyên truyền


Nghe tin hôm qua, chuyến bay riêng của Vietnam Airlines đã chở hơn 300 giảng viên và sinh viên của Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương vào TP.HCM tiếp sức chống dịch virus Vũ Hán.

Với tư cách người Sài Gòn, dù chỉ là công dân hạng hai, tui xin cám ơn tấm lòng hỗ trợ Sài Gòn trong cơn dịch vật này của những anh chị em trường y tế tỉnh Hải Dương.

Thế nhưng, không phải phụ lòng anh chị em, theo tui chuyện đưa các anh chị em vào Sài Gòn là điều không nên, lợi bất cập hại. Lại thêm anh chị em vào đây lại mang tư thế người mang ân huệ cho dân Sài Gòn như đã xảy ra ở Gò Vấp thì dân Sài Gòn hơi khó chịu rồi nha nha.

Nguyễn Mỹ Khanh - Bông lúa càng nặng hạt, thân lúa càng cúi đầu


400 ngàn liều vaccine Astra Zeneca trong số 1 triệu liều lần 2 hỗ trợ Việt Nam của chính phủ Nhật đã tới Saigon sáng sớm nay trên máy bay của hãng ANA (Tin - ảnh: Tuổi Trẻ).

Người Nhật có cái hay mà tôi học hoài không hết là rất khiêm cung. Nói rất khẽ, ngắn, gọn, quyết xong là thực hiện ngay. Không khoa trường ồn ào, không dùng khẩu hiệu, mỹ từ hay nâng sự việc lên thành tầm cao này nọ. Cứ lặng lẽ làm với triết lý cây lúa càng trĩu bông nặng hạt thì thân lúa càng cúi thấp đầu.

Chợt nhớ cái tin sáng nay về chuyến bay đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào Saigon hỗ trợ dập Covid, sao mà ồn ào quá, nhiều khẩu hiệu quá. Lại còn gán ghép những cái tên chiến dịch gợi lại thời chiến tranh binh lửa nghe rùng mình.