Hôm nay, Hãng NHK đưa tin: Nhật Bản
lên kế hoạch hỗ trợ an ninh hàng hải cho bốn quốc gia Đông Nam Á.
Nhật Bản có kế hoạch cung cấp hỗ trợ lâu
dài cho các cơ quan hàng hải ở Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Động
thái này nhằm mục đích chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở
Biển Đông.
NHK cho biết Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản sẽ phát triển kế hoạch 10 năm để hỗ trợ bốn quốc gia, mà chính phủ coi là
ưu tiên hàng đầu về mặt an ninh.
Chú thích của TM : Thật ra chuyện không đơn giản, bà Aung San Suu Kyi
sau này lại thân Trung Quốc, qua thăm được Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp. Bà bảo
vệ nạn diệt chủng người Rohingya khiến Tòa Đô chánh Paris đành rút lại danh
hiệu Công dân danh dự đã trao tặng. Việc bà Suu Kyi bị đảo chánh khiến Trung
Quốc tương đối bất lợi,ngoài
mặt họ ủng hộ chính quyền quân sự nhưng mặt khác xúi giục phiến quân phá rối.
Tình
hình Miến Điện hiện đang rất nát. Phiến quân ở hai bang giáp Trung Quốc hiện
đang áp đảo quân chính phủ. Quân đội Miến Điện đang dần mất quyền kiểm soát ở
đây.
Điều
đáng nói là khu vực này là nơi sẽ xây tuyến đường sắt Vành đai con đường của Trung
Quốc. Là khởi đầu tuyến đường để miền Tây Trung Quốc ra Ấn Độ Dương, tránh bị
phụ thuộc vào tuyến hàng hải qua Biển Đông và eo Malacca có nguy cơ xung đột. Miền
Tây Trung Quốc (cụ thể là Côn Minh) ra biển gần nhất là đi qua cửa khẩu Lào Cai
rồi về cảng Hải Phòng của Việt Nam.
Ảnh tư liệu: Vịnh Subic và căn cứ hải quân Mỹ. Ảnh chụp năm 1990.
Hải quân Hoa Kỳ đang cân nhắc việc quay lại căn cứ
cũ ở vịnh Subic, Philippines, nơi trước đây từng là cơ sở hậu cần cho
quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, để phục vụ cho hạm đội Mỹ hoạt
động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tờ Star and Stripes hôm
26/06/2019 cho biết như trên.
Nhà
máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở vịnh Subic đã được rao bán sau khi chủ
sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu đô
la. Ngay lập tức có hai công ty Trung Quốc muốn mua lại. Theo Star and
Stripes, chính phủ Mỹ hiện đang xem xét khả năng thuê sử dụng cơ sở lớn
thứ năm trên thế giới này làm nơi sửa chữa và bảo trì tàu chiến, đồng
thời tránh để cảng này rơi vào tay Trung Quốc.
Một thuyền trưởng về hưu của Hải quân Mỹ nói với tờ báo, đây là « cơ hội bằng vàng để quay lại vịnh Subic »
sau gần 30 năm vắng bóng. Trong thập niên 40, khi Hoa Kỳ và Philippines
thương lượng về quan hệ liên minh, Trung Quốc chưa phải là mối đe dọa
trên biển. Vào thời đó, chưa ai dự báo được các hành động hung hăng của
Bắc Kinh nhằm bành trướng tại Biển Đông như hiện nay.
Cảng Dover có nguy cơ bị tê liệt nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận.
Chính phủ Anh hôm 09/02/2019
bị chỉ trích là bừa bãi trong việc chuẩn bị cho trường hợp ra khỏi Liên hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận. Luân Đôn đã phải hủy một hợp đồng
vận chuyển hàng hải với một công ty không có tàu mà cũng chẳng có kinh
nghiệm. Vào thời điểm ký hợp đồng, chính quyền tuyên bố là hoàn toàn ý
thức được rằng Seaborne là « một nhà cung cấp dịch vụ hàng hải mới », tuy nhiên đã « kiểm tra kỹ lưỡng ».
Từ Luân Đôn, thông tín viên Marina Daras cho biết thêm chi tiết :
«
Còn 47 ngày nữa là đến thời hạn chính thức Anh ra khỏi Liên hiệp Châu
Âu, việc chuẩn bị cho tình huống Brexit không có thỏa thuận đang diễn ra
một cách hối hả.
Tổng thống P. Porochenko thị sát cuộc tập trận tại Chernihiv nhằm phô trương lực lượng của Ukraina. Ảnh ngày 03/12/2018.
Chính quyền Ukraina hôm 04/12/2018 thông báo phía
Nga đã giải tỏa từng phần các cảng trên biển Azov, cho thấy căng thẳng
giảm bớt đôi chút tại khu vực nhạy cảm này.
Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Ukraina, Volodymyr Omelyan cho biết : «
Các cảng Berdiansk và Mariupol đã được giải tỏa một phần, các tàu ra
vào qua eo biển Kertch nối Hắc Hải với biển Azov. Phía Nga vẫn chận tàu
và kiểm tra như trước, như giao thông đã bắt đầu nối lại ». Theo ông, đến hôm qua vẫn còn 17 chiếc tàu đợi được đi vào biển Azov.
Tân thủ tướng Úc Scott Morrison trả lời họp báo hôm 24/8/2018 ở Canberra.
Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm nay 01/11/2018 cảnh báo, sự trỗi dậy của Trung Quốc và « ảnh hưởng chưa từng thấy từ trước đến nay » của
Bắc Kinh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ thách thức lợi ích của
Mỹ ; tuy nhiên Hoa Kỳ và Trung Quốc không nên đối đầu. Ông Morrison cũng
loan báo việc phát triển một quân cảng tại Papua New Guinea, để đối phó
với Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương.
Trong
bài diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại đọc tại
Sydney, thủ tướng Úc nhận định Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn nhất từ
trước đến nay tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo ông, Trung Quốc là « quốc gia gây thay đổi nhiều nhất trong cán cân quyền lực, đôi khi thách thức các lợi ích lớn của Hoa Kỳ ».
(Jakarta Post 05/12/2017)Bộ Hàng hải và
Thủy sản Indonesia đã tịch thu tàu Fu Yuan Yu 831 và bắt giữ 21 thủy thủ trên
tàu này, với cáo buộc đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển phía đông của
Indonesia.
Trên tàu có đến sáu lá cờ của các
nước khác nhau, bị nghi ngờ là được sử dụng để đánh lừa các nhân viên tuần tra.