Affichage des articles dont le libellé est Khai phóng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Khai phóng. Afficher tous les articles

mercredi 6 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lan man về câu nói của tiến sĩ Bùi Trân Phượng

Trong chương trình Diễn giả Phan Đăng, tiến sĩ Bùi Trân Phượng cho biết:

“Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản. Mình là người đã tham gia cuộc đấu tranh chống lại xã hội đó, chính quyền đó. Nhưng mà, đứng về mặt học hành thì cái môi trường xã hội đó nó vẫn tốt hơn cho việc học của mình gấp triệu lần so với cái môi trường mà mình chứng kiến từ năm 75 đến nay”.

Câu nói đó gợi nhiều điều trong ký ức và suy nghĩ.

1) Trước năm 1975 tôi chỉ đi học: tiểu học, trung học rồi đại học. Nhận được sự giáo dục khai phóng trong một chế độ tự do, tôi có nhiều suy nghĩ về xã hội mình sống. Và cũng nhiều lần trình bày quan điểm của mình trước lớp hay trước một tập thể. 

jeudi 5 septembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Giáo dục khai phóng nhìn từ hiện tượng Chu Ngọc Quang Vinh

1) Khái niệm về Giáo dục Khai phóng xuất hiện từ xa xưa. Nội hàm chính của Giáo dục Khai phóng là đào tạo con người với các ý nghĩa cao thượng và luôn hướng thiện.

Cho dù có biến thiên qua các thế kỷ, thậm chí qua các thiên niên kỷ, nội hàm đầy tính nhân văn cao cả này luôn được giữ gìn vun đắp thêm.

Ta có thể hiểu Giáo dục Khai phóng là truyền lại kiến thức, tinh thần, phương pháp học các kiến thức khoa học, tự nhiên và xã hội, mà người tiếp thụ có thể dùng chúng một cách tự do, nhân bản. Nói một cách khác, Giáo dục Khai phóng nhằm giải phóng trí tuệ con người trong đó sứ mạng tạo con người có nhân cách quan trọng hơn con người có nghề nghiệp.

mardi 30 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

vendredi 30 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nhìn đề thi Văn năm 2023 trong chiến lược phát triển con người

 

Bài viết này thảo luận:

1) Đề thi chính thức kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, môn Ngữ Văn, phần II (LÀM VĂN), câu 2 (đọc một đoạn trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, phân tích đoạn đó)

2) Gợi ý bài giải môn Văn thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, đăng trên Tuổii Trẻ Online ngày 28/6/2023

Đoạn văn trong đề bài được bắt đầu bằng “hồi trống thúc thuế dồn dập, vội vã…”, hồi trống khơi dậy căm thù. Bài viết không đi vào nội dung truyện Vợ Nhặt với giả định người đọc đã đọc truyện đó, chỉ xin chú ý tới các gợi ý giải bài thi…

lundi 29 novembre 2021

Mạc Văn Trang - Kiến nghị một biện pháp giáo dục góp phần góp phần « khai phóng »

 

Ý tưởng này nảy ra khi nhà giáo Thái Hạo cho biết, tình cờ thấy “một cô bé lớp 3 có ba mẹ là lao động chân tay, chứ không phải trí thức văn nghệ sĩ gì” vẽ bức tranh “lạ".

Và nhà giáo viết: “Tôi cũng không phải dân hội họa, không sành về tranh nhưng bằng cảm nhận thuần túy trực giác tôi thấy bức tranh có hồn và đẹp. Tôi nghĩ về giáo dục Việt Nam, đứa bé này có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của nó với một núi bài tập, với môn chính môn phụ, với thi cử thành tích…?”

Từ những năm 1980, nhiều người đã phê phán nền giáo dục “xã hội chủ nghĩa" mang tính áp đặt, “đúc khuôn", “bình quân về nhân cách"... Nền giáo dục đó đặt ra mục tiêu cho mẫu con người mới xã hội chủ nghĩa, rèn luyện từ Tiểu học trở đi theo khuôn khổ quy định và quy trình được thiết kế để đạt tới mục tiêu đã định.

vendredi 9 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng


Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm họa, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng.

Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỷ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.