Affichage des articles dont le libellé est Hàng không. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hàng không. Afficher tous les articles

lundi 14 octobre 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Hai tỉ phú Mỹ « ngoại cỡ »

Trong số các tỉ phú Mỹ, có nhiều người rất đặc biệt. Mà nếu nói về tương đồng trong tính cách và sự táo bạo, cùng các cống hiến cho nhân loại thì có thể nói tới Howard Hughes (1905-1976) và Elon Musk.

Vắn tắt là hai cha này quá giỏi, đẹp trai lộng lẫy, đầu óc thiên tài. Luôn nghĩ ra các ý tưởng khùng điên không giống ai, thậm chí ban đầu bị cho là hoang tưởng, nhưng làm bằng được.

Hughes là con nhà danh giá, tiền xài thoải mái. Nhưng từ nhỏ ông đã thích mày mò nghiên cứu máy móc. Ông tự chế tạo đài phát thanh và thành lập một đài phát thanh khi mới 11 tuổi. Năm 12 tuổi, vì mẹ cấm ông đi xe máy, ông đã tự chế tạo một chiếc bằng cách lắp động cơ vào xe đạp của mình. Ở tuổi 12, ông đã lắp ráp được một chiếc mô tô, 14 tuổi làm ra máy bay nhỏ.

vendredi 27 septembre 2024

Nguyễn Đình Ấm - Việt Nam cần có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, nhưng...

 

Cần có đường sắt cao tốc

- Địa lý nước ta rất thuận lợi trong việc kiến tạo giao thông, đặc biệt là hàng không và đường sắt vì lãnh thổ trải dài từ vĩ độ 8 đến 23 với độ dài hơn 2.000 km.

Do có những đô thị lớn, dân cư, tài nguyên trù phú ở hai đầu đất nước nên các con đường Bắc-Nam rất nhộn nhịp.Đường bay Hà Nội-Sài Gòn là một trong những đường bay nhộn nhịp nhất thế giới.Theo đó, đường sắt Bắc-Nam cũng phải nhộn nhịp như đường hàng không nhưng vì đường sắt quá lạc hậu, chậm trễ nên không được hành khách lựa chọn như đường hàng không.

vendredi 13 septembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Nga mất khả năng bảo trì Su-30SM do phụ thuộc công nghệ hàng không của Pháp


Sau khi bị áp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt do xâm lược Ukraine, một sự thật bị bóc trần : Su-30SM tối tân của Nga đang phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ điện tử hàng không của Thales và Safran, Pháp.

Và hiện nay, Nga hoàn toàn mất khả năng bảo trì Su-30SM !

Điều đó buộc Nga phải tiến hành bí mật thỏa thuận với Kazakhstan để chuyển Su-30SM đến nước này bảo trì. Bởi Kazakhstan hiện đang là đối tác của Thales và Safran.

dimanche 7 juillet 2024

Nguyễn Thiện Tống - Xây dựng cụm sân bay Tân Sơn Nhất-Biên Hòa để phát triển và nâng cao năng lực của trung tâm hàng không lớn nhất Việt Nam (bài 8)

 

Tóm tắt

Có những giải pháp tổng hợp để đáp ứng nhu cầu hàng không của TP.HCM và khu vực Miền Nam mà không cần xây dựng sân bay Long Thành.

Chẳng hạn tìm biện pháp để phát triển việc khai thác sử dụng sân bay quốc tế Cần Thơ, phục vụ nhu cầu hàng không của vùng Đồng bằng Cửu Long. Giải pháp khác là mở rộng để năng cao năng lực sân bay Tân Sơn Nhất, và đồng thời khai thác sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động hàng không dân sự.

Việc nâng tầm quốc tế TP.HCM cần phải đi đôi với việc phát triển sân bay Tân Sơn Nhất. Cần phải mở rộng diện tích đầy đủ 1.122 hecta của quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất, thu hồi đất sân golf và những vùng đất bị lấn chiếm để phát triển sân bay Tân Sơn Nhất đúng với vị thế của nó, là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và là một sân bay quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á.

mardi 2 juillet 2024

Nguyễn Thiện Tống - Sân bay Long Thành sẽ không có hành khách và sẽ có số phận bị bỏ phế như sân bay Mirabel ở Canada sau khi xây dựng hoành tráng (bài 7)


Tóm tắt : Vì sân bay Long Thành được xây dựng để bổ sung cho sân bay Tân Sơn Nhất khi quá tải, nên vùng địa lý và dân cư của hai sân bay này được tính chung cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong các Báo cáo Đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành, số lượng hành khách của sân bay Long Thành được tính toán một cách đơn giản là bằng số lượng hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất.

Thực tế khi sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động với năng suất thiết kế 50 triệu HK/năm, khi sân bay Cần Thơ được phát triển một cách hợp lý để thu hút hành khách của Miền Tây, sân bay Biên Hòa được hoạt động như sân bay lưỡng dụng để thu hút hành khách ở Miền Đông Nam bộ và Nam Trung bộ… thì số lượng hành khách của sân bay Long Thành không còn là số lượng hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất mà thực ra sẽ rất ít.

Nguyễn Thiện Tống - Mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của sân bay Long Thành chỉ là ảo tưởng (bài 6)


Tóm tắt: Trên bản đồ đường bay thế giới thì sân bay Changi ở Singapore, sân bay Bangkok ở Thái Lan, sân bay Kuala Lumpur ở Malaysia, sân bay Tân Sơn Nhất hay Long Thành ở Việt Nam rất gần nhau và đều có vị trí thuận lợi như nhau. Nên việc các hãng hàng không lựa chọn nơi nào làm sân bay trung chuyển lại tùy thuộc vào lý do khác.

Chính công nghệ mới của ngành hàng không cùng với sự thiết lập từ trước các sân bay trung chuyển của khu vực như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Hong Kong sẽ làm cho mục tiêu trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế của Long Thành chỉ là ảo tưởng.

a) Ý kiến của ICAO về khả năng hình thành sân bay trung chuyển của Việt Nam không có cơ sở

Sân bay trung chuyển là nơi chuyển nhiều hành khách từ các chuyến bay này sang các chuyến bay khác, chứ không phục vụ như là điểm đến cuối cùng. Phần lớn khách quốc tế đi từ một thành phố của điểm đầu tiên, rồi trung chuyển ở các sân bay này để đến một thành phố khác của điểm cuối cùng mà không đi ra thành phố có sân bay trung chuyển.

samedi 29 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Làm sao có đủ vốn đầu tư trên 17 tỉ USD cho toàn bộ 3 giai đoạn xây dựng sân bay Long Thành? (bài 5)

Tóm tắt : Tổng vốn đầu tư thực sự cho toàn bộ Dự án sân bay Long Thành là trên 17 tỉ USD, bao gồm 16 tỉ USD của tổng mức đầu tư 3 giai đoạn xây dựng (336.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 94/2015/QH13), trên 1 tỉ USD tổng chi phí về đất đai (gần 23.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 53/2017/QH14), chi phí đường kết nối sân bay Long Thành với QL 51 và cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (4.800 tỉ đồng) sử dụng ngân sách đầu tư công.

Câu hỏi khó trả lời nhất về Dự án sân bay Long Thành là nguồn vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn mà đến nay là chưa có và triển vọng là không có đủ. Trong Báo cáo nghiên cứu khà thi cho giai đoạn 1 này, ba phương án đầu tư sân bay Long Thành được đề xuất như sau:

Phương án 1 là đầu tư theo định hướng tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nhà đầu tư khai thác sân bay đầu tư, có sử dụng vốn vay ODA.

samedi 22 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành không nghiêm túc ngay từ đầu (bài 4)

Đối với Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành có tầm quan trọng và quy mô rất lớn, thì việc nghiên cứu tiền khả thi là rất cần thiết. Nhằm trả lời câu hỏi về khả năng thỏa mãn các điều kiện cơ bản của việc đầu tư, đảm bảo các điều kiện cần để quyết định tiếp tục bỏ vốn nghiên cứu khả thi một cách toàn diện và đầy đủ về dự án, hay loại bỏ để nghiên cứu chọn lại phương án Dự án đầu tư khác.

Nếu nghiên cứu tiền khả thi cho thấy Dự án xây dựng sân bay Long Thành không có hiệu quả tài chính, không chắc có hiệu quả kinh tế. Không phù hợp với điều kiện hiện tại của đầu tư công cũng như khả năng vốn của nhà nước, không có khả năng thực hiện đạt mục tiêu cảng hàng không trung chuyển quốc tế của khu vực, thì không cần phải tốn kém một khoản tiền lớn đầu tư cho bước nghiên cứu khả thi.

Vì nghiên cứu khả thi là nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc tất cả các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế, quản lý với nhiều phương án khác nhau nhằm thực hiện ý đồ dự án với lợi ích cao nhất, là bước cuối cùng của công tác chuẩn bị đầu tư.

dimanche 16 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Dự án xây dựng sân bay Long Thành rất lãng phí khi tốn kém 16,03 tỉ USD (bài 3)

 

Tóm tắt

Sân bay Long Thành dự kiến có khả năng tiếp nhận từ 80 đến 100 triệu hành khách/năm, có diện tích 5.000 hecta, 4 đường cất hạ cánh cách nhau 3.370 m (400 m + 2570 m + 400 m) với tổng chiều dài 16.000 m (4 x 4.000 m), 4 nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn 1.500.000 m2 (4 x 375.000 m2).

Sân bay Western Sydney của Úc dự kiến có khả năng tiếp nhận từ 80 đến 100 triệu hành khách /năm chỉ có diện tích 1.768 ha, 2 đường cất hạ cánh cách nhau 1.900 m với tổng chiều dài 7.400 m (2 x 3.700 m), 2 nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn 689.000 m2.

Với cùng năng suất thiết kế từ 80 đến 100 triệu hành khách /năm khi so với sân bay Western Sydney, sân bay Long Thành có diện tích lớn 2,83 lần, có tổng chiều dài đường cất hạ cánh dài 2,16 lần, có diện tích nhà ga hành khách rộng 2,18 lần và do đó chi phí đầu tư xây dựng cũng lớn hơn 2 lần và như thế là rất lãng phí.

Nguyễn Thiện Tống - Liên hệ giữa sân golf Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (bài 2)

 

Tóm tắt:

Dự án sân golf Tân Sơn Nhất được cấp phép ngày 10/05/2007 là trái với Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng chính phủ duyệt ngày 27/02/1995 và trái với mục đích sử dụng đất quốc phòng.

Từ giữa năm 2013, khi chủ trương xây dựng sân bay Long Thành được lấy ý kiến rộng rãi, nhiều cử tri tại TP HCM, các chuyên gia đã phản đối dự án sân golf Tân Sơn Nhất.

Sau khi Quốc hội khóa XIII có Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư sân bay Long Thành ngày 25/06/2015, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục đầu tư Dự án sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất.

Nguyễn Thiện Tống - Ý đồ ban đầu của Dự án xây dựng sân bay Long Thành là để thay thế và khai tử sân bay Tân Sơn Nhất (bài 1)

 

Trong Tóm tắt Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, mục tiêu của dự án là xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành… đến năm 2030 đảm bảo vai trò thay thế Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (tr. 2 và 49 Tóm tắt Báo cáo – tháng 3 năm 2015).

Do đó số phận sân bay Tân Sơn Nhất rất mong manh. Trong giai đoạn 2030-2035 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được xem xét như là sân bay dự phòng hoặc ngưng khai thác và không sử dụng nữa (tr. 23 Tóm tắt Báo cáo - tháng 6 năm 2013).

a) Di dời sân bay Tân Sơn Nhất là "có tội với lịch sử"

vendredi 31 mai 2024

Huy Đức - Kêu than như vô can

Hôm trước, nghe Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói trên tivi tôi phải chạy vào coi có đúng ổng không.

Từ 2008 - 2014, các bộ ngành Việt Nam đẻ thêm khoảng 7.000 giấy phép con và điều kiện kinh doanh. Nhưng, theo tôi, chỉ cần Bộ Kế hoạch Đầu tư bỏ Luật Quy Hoạch và Luật Đầu Tư là đã đủ để người Việt Nam "làm như vũ bão". Trong thời đại ngày nay, chậm đầu tư vài tuần đã là có thể mất cơ hội, thế nhưng ở Việt Nam, chỉ riêng xin chủ trương, các nhà đầu tư đã có thể đợi hàng năm.

Nhà nước làm sao nhạy bén thị trường bằng doanh nhân mà lên quy hoạch với phê duyệt đầu tư. Thay vì quy hoạch nhà nước chỉ được đưa ra các nguyên tắc, ví dụ: Cấm làm nhà bám mặt tiền những con đường liên huyện, liên tỉnh; Cấm chuyển sang đất xây dựng ở những vùng "bờ xôi ruộng mật" nhằm đảm bảo an ninh lương thực; Câm công nghiệp gây ở nhiễm ở đầu nguồn nước, gần khu dân cư...

mercredi 24 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Du lịch chảnh, hãng hàng không lạnh lùng, vé cao dân chịu?

 

Hôm nay, báo chí dẫn ý kiến từ các hãng giải thích rằng vé cao là do trả tàu bay, thuê ướt nguyên tàu bay của nước ngoài. Một lý do được nhắc lại, chính là các loại thuế phí không hề được giảm.

Nếu vậy có nghĩa là, khách hàng tự gánh hết các thuế phí ấy và tất tần tật các vấn đề khi giá trên trời, chỉ được bay?

Thực ra trên mỗi vé cũng thể hiện các khoản phí mà khách hàng phải chi trả. Dù muốn dù không, phải nói cho rõ là thuế phí chắc chắn phải có, vấn đề là mức bao nhiêu có thể cho người dân dễ dàng đi lại, tuỳ thuộc vào cách tính của nhà nước. Chứ giá vé nội địa hiện nay thực sự đã cao đến mức không tưởng rồi.

mercredi 27 mars 2024

Bông Lau - Igor Sikorsky

 

Theo các tài liệu khoa học thì mấy chiếc trực thăng của Tòa Bạch Ốc dành cho các Tổng Thống Mỹ có danh hiệu là “Marine One, Marine Two” v.v... là được biến cải từ trực thăng Sikorsky SH-3 Sea King của Hải Quân Mỹ.

Máy bay trực thăng UH-60M Blackhawk lừng danh của Quân Lực Hoa Kỳ cũng của công ty Sikorsky.

Sikorsky là cái tên rất nổi tiến trong kỹ nghệ hàng không Hoa Kỳ. Trớ trêu thay, Sikorsky chính là khoa học gia Igor Sikorsky người Nga sinh trưởng ở Kyiv, Ukraine. Igor Sikorsky định cư ở Mỹ năm 1919. Sau đây là bài trích về ông Igor Sikorsky của tờ Aviation History Magazine:

lundi 18 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Làm thế nào bớt lỗ ?

 

Giá vé máy bay tăng cao: Hãng hàng không vẫn lỗ.

Giá điện tăng cao: EVN vẫn lỗ.

Giá xăng dầu tăng: Doanh nghiệp xăng dầu vẫn lỗ.

Lỗ nhiều thế này, thương quá đi. Hay là các vị chịu khó theo mấy lớp học làm giàu của mấy cái ông hay mặc vest sang chảnh dạy ra rả trên mạng !

mercredi 13 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Giá vé máy bay đang cố tình hại nền kinh tế?

 

Nhìn giá vé máy bay nội địa, đừng hỏi sao du lịch Việt Nam không thể phát triển.

Một vé khứ hồi từ Sài Gòn đi Hà Nội, đặt trước hai tuần, bằng giá cả một tour đi Thái Lan 6 ngày, bao gồm vé máy bay, ở khách sạn 5 sao.

Yêu cái không khí mùa Xuân miền Bắc lắm, muốn đi du lịch để ủng hộ nước nhà lắm, nhưng vé máy bay giá sát phạt như thế này cũng đành chịu.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Đình Ấm - Máy bay C919: Làm gì mà « hoắng » lên như thế

 

Hôm 27/02/2024 tập đoàn sản xuất máy bay Trung Quốc COMAC đưa hai chiếc máy bay dân dụng C919 và RJ21quá cảnh ở sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) để đi Singapore dự Airshow (triển lãm). 

Nói là “quá cảnh” nhưng có vẻ như Vân Đồn mới là Airshow, bởi vì tại đây chiếc máy bay chở khách thân hẹp C919 được giới thiệu, trình diễn, biểu diễn dưới sự quan tâm đặc biệt của chủ nhà. VTC Now tổ chức một phóng sự dài, ca tụng hết lời C919, 50 hành khách lên bay thử C919.

Nhiều đoàn từ Hà Nội lên tham quan, nghe, xem trình diễn trong đó có thứ trưởng bộ Giao thông Vận tải, anh “nhà to” Hoàng Đức chuyên nghề giới thiệu, quảng cáo, ca ngợi những ngôi nhà, lâu đài biệt phủ cực kỳ xa hoa, lộng lẫy của các đại gia, quan chức cũng lên “ngỡ ngàng sờ tay vào máy bay” ca ngợi hết lời. Trước đó báo Tuổi Trẻ và một số báo khác đăng: “Máy bay C919 Trung Quốc thách thức Airbus, Boeing”.

jeudi 8 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.

jeudi 11 janvier 2024

Bông Lau - Phi vụ cuối cùng

Bài viết bổ túc chi tiết về tai nạn ở phi trường quốc tế Haneda, Tokyo ngày 3 tháng 01 vừa qua, mà kết quả là chiếc Airbus A350 của Japan Airlines JAL phiên hiệu “JAL516”, đụng chiếc DHC-8 của Tuần duyên Nhật Japan Coast Guard phiên hiệu “JA722A”.

Cuốn băng thâu âm cuộc đàm thoại bằng vô tuyến giữa đài kiểm soát không lưu phi trường với các máy bay như sau:

17:43:02 pm: “JAL516, đây Đài Tokyo. Chào buổi tối “good evening”. Phi đạo 34R. Cứ tiếp tục bay đến gần. Gió hướng 320/vận tốc 7 knots. Chúng tôi có một máy bay cất cánh”.

lundi 8 janvier 2024

Bông Lau - Chiếc tuần duyên JA722A xấu số

 

BBC đăng lại cuốn băng thâu âm cuộc đàm thoại vô tuyến của đài kiểm soát phi trường quốc tế Haneda, Tokyo với chiếc Airbus A350 Hàng không Japan Airlines (JAL) có phiên hiệu là “JAL516”, và chiếc máy bay Tuần duyên Nhật De Havilland DHC-8 hai động cơ cánh quạt bán phản lực do Canada chế tạo có phiên hiệu là “JA722A”.

Cuộc đàm thoại vô tuyến giữa các máy bay với đài kiểm soát bằng Anh ngữ, để các phi công các chuyến bay quốc tế theo dõi diễn tiến không lưu rộn rịp khi nào thì đến phiên mình cất cánh hay được đáp. Phi trường quốc tế Haneda – Tokyo được coi là một trong những phi trường nhộn nhịp nhứt trên thế giới.

17:43:02 pm: Hàng không JAL516 gọi đài Haneda: “Đài Tokyo, đây JAL516, lô 18”.