Affichage des articles dont le libellé est Nhân bản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân bản. Afficher tous les articles

mercredi 6 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lan man về câu nói của tiến sĩ Bùi Trân Phượng

Trong chương trình Diễn giả Phan Đăng, tiến sĩ Bùi Trân Phượng cho biết:

“Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản. Mình là người đã tham gia cuộc đấu tranh chống lại xã hội đó, chính quyền đó. Nhưng mà, đứng về mặt học hành thì cái môi trường xã hội đó nó vẫn tốt hơn cho việc học của mình gấp triệu lần so với cái môi trường mà mình chứng kiến từ năm 75 đến nay”.

Câu nói đó gợi nhiều điều trong ký ức và suy nghĩ.

1) Trước năm 1975 tôi chỉ đi học: tiểu học, trung học rồi đại học. Nhận được sự giáo dục khai phóng trong một chế độ tự do, tôi có nhiều suy nghĩ về xã hội mình sống. Và cũng nhiều lần trình bày quan điểm của mình trước lớp hay trước một tập thể. 

jeudi 6 juin 2024

Lê Học Lãnh Vân - Khi đốm lửa đạo đức, văn minh được nhen lên

 

1) Nếu hành giả Minh Tuệ đi bộ đầu trần chân đất giữa cộng đồng chỉ gồm những người mê tín, tham lam, ngu dốt… chúng ta có chứng kiến hiện tượng hành giả Minh Tuệ như những gì đã xảy ra trong cộng đồng người Việt tại Việt Nam mấy tháng qua không?

Bài viết này đặt câu hỏi giả định trên để làm rõ hơn nhận định rằng hiện tượng hành giả Minh Tuệ phản ánh những yếu tố hướng thiện, hiểu biết, dấn thân còn không ít trong cộng đồng người Việt.

Trước khi việc tu tập của hành giả Minh Tuệ được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng, người quan sát từ bên ngoài và từ xa có cảm giác một số rất đông đảo Phật tử đang bị sự u mê dẫn đường, chốn tu hành đang bị sự băng hoại thống trị.

mardi 30 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

samedi 9 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Tâm Bụt, tâm Phật

Kinh thành xưa thái tử Tất Đạt Đa họ Thích Ca sinh ra và lớn lên hầu như không còn nữa. Cổng thành gạch nung nơi thái tử từ bỏ ngai vàng, cung điện, quần thần, kẻ hầu người hạ ra đi giờ hầu như chẳng còn dấu tích gì.

Cuộc ra đi này có nặng nề không? Theo gã là rất nhẹ nhàng, vì cái mà ngài cần không có trong những gì ngài có. Vậy cái gì Ngài cần? Sự Công bằng? Tự do? Lý tưởng? Con đường- Đạo? Hay bộ mặt thật của trẻ thơ?

Gã luôn thích tưởng tượng ra ông Bụt của riêng mình. Tuổi thơ của gã biết và thích ông Bụt trước khi biết ông Phật, mà đâu biết rằng Phật chính là Bụt của người nhà quê xứ Việt gắn với chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa xứ Việt. Gã như nhiều đứa trẻ Việt lớn lên với lời người nhớn, khi thấy ai đó tử tế, thương người thì cho là: Có tâm Bụt- có tâm Phật.

lundi 29 janvier 2024

Trần Thanh Cảnh - Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa"

 

Phải nói luôn là tôi mất khoảng hai tháng, vật vã mới đọc xong cuốn sách này.

Một cuốn hoàn toàn khác phong cách hấp dẫn của Tạ Chí Đại Trường trong "Lịch sử nội chiến Việt Nam" "Chuyện phiếm Sử học", những cuốn mà tôi thích.

Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa", có lúc cảm thấy như đang đọc "Bất khuất" xưa của Nguyễn Đức Thuận: những mô tả về trại cải tạo không khác gì mấy những trang về "địa ngục trần gian Côn Đảo" khi xưa. Lại nữa, đọc sách ông Trường, thấy có cả tuổi trẻ của mình bị bỏ đói, rét khốn khổ vật lộn kiếm miếng ăn thêm trên miền biên viễn để mà tồn tại.

samedi 26 août 2023

Huy Đức - Những người Việt Nam quốc gia

 

Năm 2005, khi đến “vùng D. C.” học về chính sách công, một tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giới thiệu tôi gặp GS Nguyễn Mạnh Hùng. Nhiều lần, hai cha con tôi được ông lái xe đưa đi ăn ở George Town hoặc đưa về ngôi nhà của ông ở vùng Fairfax, ngôi nhà có phía sau là rừng, thỉnh thoảng có một vài chú nai nhẩn nha gặm lá.

GS Nguyễn Mạnh Hùng được số đông trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài kính trọng, dù những người cực đoan vẫn chỉ trích việc ông về nước nhiều, sẵn sàng tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và đến nói chuyện ở những nơi như Ban Đối ngoại, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Ngoại giao…

GS Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những người Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng Fulbright [1960] sang Mỹ học về quan hệ quốc tế. Và, ông cũng là người Việt tị nạn đầu tiên lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu Đông Dương ở một trường đại học Mỹ [George Mason University].

samedi 10 juin 2023

Phan Châu Thành - Nga và Ukraina, hai nền văn hóa trái ngược

Cuộc xâm lược của Putin vào Ukraina đang cho chúng ta thấy cả sự xung đột của hai nền "văn hóa" trái ngược với nhau.

Một bên là Nga, với đại diện là Putin, Shoigu, Medvedev... mở mồm ra là hùng hùng hổ hổ, dọa nạt, chỉ biết dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề. Tuy sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng to lớn, số lượng binh lính, vũ khí nhiều hơn phía Ukraina rất nhiều lần, trên thực tế, dối trá, dốt nát và tham nhũng làm cho mọi thứ mục rỗng, thành ra đụng đâu hỏng đấy, làm gì nát đó. Đã thế, từ trên xuống dưới toàn nói phét không ngượng mồm, bất tài, vô dụng, chỉ chực khủng bố, đàn áp dân thường, người yếu... là nhanh.

Bên kia là phương Tây và Ukraina - đang cố gắng học theo lối suy nghĩ của họ: Nói ít, làm nhiều, luôn luôn nhẹ nhàng, lịch sự nhưng bền bỉ, quyết tâm và chú trọng vào thực lực. Không ai trong số họ tránh né sự thật, ngược lại họ cố gắng nhìn thẳng vào sự thật nhất có thể, mổ xẻ, phân tích công khai, để rút ra bài học mà giải quyết vấn đề.

vendredi 28 avril 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Nhà văn và nghịch lý

 

Nhà văn Dương Thu Hương là một minh chứng cho một nghịch lý ở Việt Nam ngày nay: những tác phẩm hay và có giá trị thường xuất phát từ những người không cùng quan điểm với Nhà nước.

Tin tức về Nhà văn Dương Thu Hương được trao giải thưởng danh giá 'Cino del Duca' tràn đầy trên các hệ thống truyền thông ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam, báo chí gần như im lặng về danh dự cao quý này! Tuy nhiên, tôi đoán rằng một người có cá tánh mạnh và chánh trực như Nhà văn Dương Thu Hương thì bà ... chẳng quan tâm.

Hình như những tài năng văn chương đều đứng ngoài các tổ chức của Nhà nước, thậm chí xuất phát từ những người bất đồng chánh kiến.

vendredi 30 septembre 2022

Lê Nguyễn - Một thời Quốc văn Giáo khoa thư

 

(Nhân chuyện 1.000 ông bà tiến sĩ sẽ soạn sách giáo khoa, chợt nhớ).      

Thời đó qua đi hơn 70 năm rồi, mà “kỷ niệm đầu đời” vẫn còn tươi mới trong ký ức của một gã đàn ông gần đất xa trời. Những hình ảnh, câu chuyện vẫn đeo đẳng kiếp người, và khi nhìn vào nền giáo dục thời nay, ký ức vẫn mang lại niềm tiếc nhớ khôn nguôi.

Kỷ niệm của những ngày 7- 8 tuổi ấy không bao giờ phai nhạt, đặc biệt với hai quyển Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị (cours préparatoire, sau là lớp Tư, nay là lớp Hai) và Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng (cours élémentaire, sau là lớp Ba, nay cũng là lớp Ba). Ấn tượng về chúng mạnh mẽ đến nổi khi lớn lên, có những lúc, mình ngồi nhớ quay quắt từng hình ảnh, từng câu chuyện trong sách.

jeudi 20 janvier 2022

Nguyễn Đình Bổn - Sự dốt nát của những kẻ nhân danh văn hóa!


Về vụ Minh béo, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, trưởng ban tổ chức Liên hoan kịch nói toàn quốc phía Nam - lên giọng dạy đời nhân danh đạo đức và cả văn hóa dân tộc.

Ông ta nói như sau: "Còn xét về mặt truyền thống đạo đức thì người Việt có truyền thống lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại, luôn mở lối cho những người từng lầm đường lạc lối.

mercredi 5 janvier 2022

Lưu Trọng Văn - Bài thơ « Tiếng thu » trong một nền giáo dục nhân bản


Năm 1975 vào Nam, gã ngạc nhiên khi hầu hết người có đến trường ở miền Nam đều biết tên tuổi cha gã. Nhiều chủ quán cơm còn không chịu lấy tiền khi biết gã là con trai tác giả Tiếng thu.

Hóa ra trong sách giáo khoa văn của chế độ Việt Nam Cộng Hòa có in bài Tiếng thu, một nhà thơ sống ở chế độ đối nghịch.

Thậm chí Tiếng thu đã là bài thi tốt nghiệp trung học của nền giáo dục Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng ấy.

vendredi 12 novembre 2021

Dũng Phan - Chờ những luồng gió mới

 

Vậy là Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường để kiếm tấm vé lần đầu ra World Cup. Kết quả: 5 trận toàn thua.

Điều kỳ lạ luôn lặp đi lặp lại ở đây chính là luôn để lại tiếc nuối. Sự tiếc nuối đó ở đâu? Không nên để cảm giác ấy đánh lừa, thực tế đó là một cảm giác rất gần mà rất xa. Gần ở tỉ số, nhưng xa ở đẳng cấp. Cái ngưỡng đó mới là đáng sợ.

Người hâm mộ cũng phải căn cứ vào đó để không oán trách thầy Park hay cầu thủ của chúng ta một cách vô lối. Như tôi đã từng viết hai điểm sau:

vendredi 3 septembre 2021

Nguyễn Viện - Tư duy chiến tranh và giáo dục lòng nhân ái


Chiến tranh đã chấm dứt gần nửa thế kỷ rồi, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn chưa thoát được cái tư duy chiến tranh, từ ông lớn xuống tới ông bé. Thể hiện qua những ngôn từ hiếu chiến như chống giặc, chiến sĩ, pháo đài, xung kích…

Tại sao không thể có một tư duy lành mạnh hơn, nhân bản hơn là một tư duy hòa bình, biết tôn trọng phẩm giá con người và sự khác biệt hơn, cao cả hơn, nhân ái hơn?

Vì họ là cộng sản sao? Vì họ coi căm thù là động lực sao?

samedi 8 mai 2021

Lưu Trọng Văn - Triết lý « dân tộc, nhân bản, khai phóng » của VNCH và cách mạng giáo dục Việt Nam


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thừa nhận sự thực quan trọng nhất của ngành giáo dục hiện nay đó là: ‘’chưa hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...".

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn không né tránh ngành giáo dục hiện nay "phải đổi mới căn bản, toàn diện". Thực chất của "đổi mới căn bản toàn diện" không thể bằng các cuộc Cải cách giáo dục như tít mù vòng quanh bấy lâu nay nữa mà phải bằng cuộc Cách mạng giáo dục triệt để.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tỏ ra đồng tình với cách nhìn mang tính thực chất này, nên ông nhấn mạnh 5 điểm mấu chốt làm trụ cho cuộc Cách mạng giáo dục cần có.

jeudi 4 février 2021

Nguyễn Chương Mt - Bao giờ, một xã hội có « khuôn mặt người » ?

 

*

Một chị năm nay cỡ 60 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, vào sống ở Sài Gòn (đổi tên thành TPHCM) được hơn mười năm. Tôi gặp chị trong một trung tâm Anh ngữ (có người nước ngoài giảng dạy).

Chị nói chị công tác trong một cơ quan cấp sở. Và trong câu chuyện kể lể về quá khứ, chị chép miệng mà nói: “Anh ở trong Nam, đâu phải chịu bom rơi, đâu trở thành nạn nhân chiến tranh”.

Tôi nghe xong, lặng người đi, buồn rười rượi. Phải chi hồi năm 1976, lúc đó chị còn nhỏ, không biết gì, không trách. Sao bây giờ, 60 tuổi rồi, vô Nam sống cũng mươi năm rồi, mà chị vẫn chưa đủ trí khôn hay sao?

samedi 10 octobre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Tính đạo đức nhân bản của sự công bằng


Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 06/10/2020, cho biết “Ngô Văn Hiếu, học sinh 10 năm cõng bạn đi học, đạt 28,15 điểm, không đủ điểm để đỗ ngành y đa khoa, ngành có điểm chuẩn cao nhất của Trường đại học Y Hà Nội”. 

Ngô Văn Hiếu là người bạn đặc biệt vì đã cõng bạn thân của mình đi học trong suốt mười năm dài. Không ít người đặt câu hỏi tại sao trường đại học Y Hà Nội không tuyển đặc cách người thí sinh đặc biệt này? Trường “cho biết không có căn cứ để xét đặc cách”!

Ngô Văn Hiếu đã lên tiếng rằng việc cậu giúp bạn đi học không phải để nhận những ưu đãi đặc biệt của xã hội, rằng cậu không muốn được xét đậu khi năng lực mình chưa đủ !

vendredi 9 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng


Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm họa, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng.

Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỷ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.

dimanche 23 août 2020

Võ Xuân Sơn - Những số phận nghiệt ngã


Em bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa khe tường hẹp được người dân giải cứu chiều 18/08/2020.

Mấy ngày nay, Facebook dậy sóng vì các cháu bé. Cháu bé thứ nhất là cháu bé sơ sinh, bị vứt vào khe tường giữa hai nhà. Còn cháu bé thứ hai là cháu bé 2,5 tuổi, bị bắt cóc.

Đây là hai cháu bé có hai hoàn cảnh rất trái ngược nhau. Một cháu thì bị chính mẹ đẻ của mình hắt hủi, bỏ đi, còn cháu kia thì được cha mẹ yêu mến, và bị một người phụ nữ hiếm muộn bắt cóc mang về nhà để làm con mình. Hình như mỗi người sinh ra đều mang một số phận, và những số phận ấy đôi khi rất trái ngược nhau.

Tôi đã nhiều lần đi qua lại đèo Hải Vân, nhưng thường là tôi tự lái xe. Cũng có lần đi xe thuê, nhưng lại đi đường hầm. Cách đây vài năm, có một lần, tôi thuê xe từ Đà nẵng đi lên đèo Hải Vân. Tôi rùng mình khi người lái xe cho biết, rằng con đường mà tôi đang đi có rất nhiều đứa trẻ mới sinh bị vứt ra đó.

dimanche 27 octobre 2019

Nguyễn Quang Duy - Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?


Cổ động bầu cử thời Việt Nam Cộng Hòa.

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Con người làm gốc

mercredi 29 mai 2019

Vương Trí Nhàn - Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người



Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. 

Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó. Lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết, nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.

Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền Bắc, từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi. Trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. 

Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay, những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai, là niềm hy vọng của cả xã hội.