Affichage des articles dont le libellé est Nông sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nông sản. Afficher tous les articles

vendredi 12 janvier 2024

Mai Quốc Ấn - Đừng cứu, hãy làm cách khác !

 

Có thể tóm tắt ngắn bài viết trên báo Tuổi Trẻ như sau:

Doanh nghiệp làm hàng chuẩn xuất khẩu (Organic, JAS hay GlobalGap) đầu tư phân hữu cơ, giống bản quyền và hướng dẫn quy trình cho nông dân trồng nông sản theo chuẩn để xuất khẩu. Nông dân có cam kết bán lại cho doanh nghiệp đã đầu tư nhưng khi thương lái nâng giá lên thì nông dân phá cam kết, bán cho thương lái.

Thương lái sẽ bán lại cho một doanh nghiệp bán hàng xuất khẩu khác, khiến doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sẽ bị mất đơn hàng và thậm chí điền đơn hàng. Họ cũng “không dám” kiện nông dân. Đã có những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đã “chết” vì điều này.

mardi 2 janvier 2024

Hương Nguyễn - Trái chuối đắng

 

(Ghi chép từ Đồng Nai)

Đồng Nai là thủ phủ trồng chuối cấy mô xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.

Thường chuối cấy mô là chuối già hương, ăn thơm và ngọt, ít phun thuốc. Vì trái chuối dính thuốc bị đốm đen, không xuất khẩu được.

Nhờ trồng chuối cấy mô, nhiều nông dân kinh tế khấm khá. Nhưng sự đời trớ trêu...Mới khấm khá chút đỉnh, chuối lại rớt giá thê thảm. Đầu tháng 11, thương lái thu mua 5.000 đồng một ký chuối. Giữa tháng 12, chuối rớt giá còn 2.000 đồng một ký. Cuối tháng 12, bên Trung Quốc ngưng thu mua !

Mai Quốc Ấn - Chào 2024 đỉnh cao muôn trượng!

 

Tôi đã dự báo các năm trước rằng 2024 mới là đáy của khủng hoảng kinh tế, và nó nằm ngang 1 năm hay 3 năm thì cần xem chính sách tài khóa ưu tiên cho sản xuất ra sao.

Ai ôm bất động sản chờ tăng giá thì gần như chắc chắn… bất động theo nó.

Dự báo của tôi là nhóm cổ phiếu dịch vụ, mà cổ phiếu ngân hàng và xây dựng là tiêu biểu, sẽ đi xuống. Khi khủng hoảng đất đai phi thẳng… xuống đáy thì chắc chắn nó sẽ kéo theo những thứ liên quan.

mardi 26 juillet 2022

Câu chuyện về địa ngục và đường đi mới của lúa mì Ukraina


Đăng ngày:

Putin « nhổ vào mặt Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ »

La Croix và Les Echos tóm tắt : Được ký kết với sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thỏa thuận, kéo dài bốn tháng và tự động gia hạn, rất được cộng đồng quốc tế chờ đợi, vì Nga và Ukraina cung cấp 30 % lượng lúa mì trên thế giới. Đây là một bước tiến ngoại giao, cho dù Ukraina khẳng định không ký trực tiếp bất kỳ văn bản nào với Nga, mà mỗi bên chỉ cam kết với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

dimanche 24 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Tiếng nói của nông dân về thực trạng giống nông nghiệp xin chuyển cho thủ tướng

Bắt nguồn từ xã Hòa Lộc, Cái Bè, Tiền Giang nhiều đời nay xoài cát Hòa Lộc được xem là vua của những loại xoài.

Nhưng trớ trêu thay gã lại đọc trên Facebook "Nông dân Hoàng Kim" của bác nông dân thứ thiệt quê Đồng Tháp phản ánh một hiện thực rất buồn:

"Xoài cát Hòa Lộc theo tôi là loại xoài ngon nhất Việt Nam, nhưng năm nay giá chỉ còn 5.000 đồng/Kg. Với giá đó tôi sợ nông dân sẽ chặt bỏ để trồng cây khác thôi.

Nguyên nhân vì sao?"

mardi 21 décembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy chấm dứt vĩnh viễn tình trạng ùn tắc hàng nông sản xuất khẩu tại biên giới phía Bắc

 

1. Nhiều người chỉ thích đặt chỉ tiêu cho tương lai xa 25 -30 năm sau mà không chịu cam kết cho nhiệm vụ hiện tại.

Lên nhận chức mới là có ‘tầm nhìn 20- 30 năm sau” trong khi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm. Không ai cam kết sẽ làm điều này, sẽ làm điều nọ trong nhiệm kỳ của mình. Cuối nhiệm kỳ, không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cho thất bại.

2. Đã mấy tuần nay, hàng ngàn xe chở nông sản xuất khẩu đang ùn tắc tại cửa khẩu biên giới với Trung Quốc.

lundi 20 septembre 2021

Trung Quốc dừng nhập trái cây, Đài Loan sẽ kiện lên WTO


Đăng ngày:

Trong cuộc họp báo hôm qua, bộ trưởng Nông nghiệp Đài Loan Trần Cát Trọng (Chen Chi Chung) cho biết đã yêu cầu Bắc Kinh cung cấp bằng chứng khoa học, vì « không thể chấp nhận được việc này ». Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre cho biết thêm chi tiết :

« Mãng cầu và mận của Đài Loan không còn xuất hiện trên các kệ hàng ở thị trường Trung Quốc kể từ ngày mai. Bắc Kinh khẳng định tìm thấy ký sinh trùng ở một số chuyến hàng chở 2 loại trái cây đặc sản nhập từ Đài Loan.

mercredi 23 juin 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Không chỉ mấy quả vải Bắc Giang mới cần « giải cứu »


Đến cả số phận chúng ta lúc này cũng cần “giải cứu”, chứ nói gì mấy quả vải, thưa mấy ông quan chức Bắc Giang!

Vầng, mấy ông nói vải Bắc Giang “không cần giải cứu” và “đá bát” luôn cái nghĩa cử của đồng bào đang hướng về nông dân Bắc Giang những ngày đại dịch ở đây.

“Giải cứu nông sản” từ lâu không chỉ là một phong trào, mà còn là sự sẻ chia, kết nối, đùm bọc và tương trợ. Những gì tốt đẹp chứa đựng trong cụm từ đó, một lần nữa đến với các vườn vải đang chín đỏ ở Bắc Giang, giản đơn thôi là ở đó, bà con đang kẹt vì giãn cách xã hội.

mardi 16 juin 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Nói như Bộ trưởng Nông nghiệp, trẻ con cũng nói được!



Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chiếm sóng với phát ngôn bất hủ, đại ý là: Thịt heo đắt thì tìm cái khác mà ăn, cứ gì ăn thịt heo?

1/ Tư duy bà bán rau

Tôi thấy ông Cường nói đúng. Đúng quá ấy chứ. Thịt heo đắt quá thì tội gì đi mua, mua cái khác cho đỡ đắt. Nghĩa là nếu thịt heo đắt thì còn nhiều lựa chọn khác cơ mà, ai bảo đi mua về rồi còn kêu. Ai khiến mua đâu?

Nhưng, cái đúng này không phải là cái đúng nếu người phát ngôn là một Bộ trưởng. Càng không phải là cái đúng, khi ông đứng ngay trước nghị trường mà nói, giữa bá quan văn võ, trên truyền hình trực tiếp, trước toàn dân như thế,

mercredi 22 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình nuốt được bao nhiêu đậu nành?


Đậu nành chiếm một nửa số nông sản Mỹ bán qua Trung Quốc. (Hình: STR/AFP via Getty Images)

(Người Việt 21/01/2020) Tập Cận Bình không qua Washington, cũng không mời Donald Trump sang Bắc Kinh ký thỏa hiệp hưu chiến thương mại “Đợt Một.” Họ Tập cử một phó thủ tướng, thay vì thủ tướng, đến ký kết với ông tổng thống Mỹ.

Tập Cận Bình muốn cho thế giới thấy ông ta không coi chuyện này quan trọng lắm!

Bởi vì Bắc Kinh khó giữ được đúng những lời hứa hẹn. Trung Cộng có thể rút ra khỏi bản thỏa hiệp bất cứ lúc nào, và đổ lỗi cho Mỹ!

Một điều khoản quan trọng trong thỏa ước về mua nông phẩm của Mỹ thòng vào một câu này: Theo giá thị trường, và theo đúng các quy luật của WTO, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.