Affichage des articles dont le libellé est Hồi ký Triệu Tử Dương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồi ký Triệu Tử Dương. Afficher tous les articles

dimanche 16 octobre 2011

Vụ thảm sát Thiên An Môn - Hồi ký Triệu Tử Dương (4)



3) Hai quan điểm đối nghịch về xử lý khủng hoảng

Bài xã luận ngày 26/4 đã gây nên cuộc biểu tình lớn ngày 27/4, cũng như sự phản kháng của công nhân viên, giảng viên đại học và các đảng dân chủ đối với Lý Bằng và Thành ủy Bắc Kinh. Hơn nữa, quyết định của Lý Bằng ngày 25 và 26/4 nhằm phổ biến các phát biểu của Đặng Tiểu Bình trên toàn quốc, đã làm dấy lên nhiều lời chỉ trích ông Đặng, gây phiền lòng cho ông và gia đình ông. Khi đẩy ông Đặng ra trước mặt tiền sân khấu, Lý Bằng đã nghĩ rằng như thế là củng cố vị trí của chính mình.

Trong điều kiện đó, ngày 29/4 Lý Bằng đành yêu cầu Bào Đồng (bí thư của ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị) soạn thảo một bài xã luận khác. Ông Lý cũng đề nghị Viên Mộc, phát ngôn viên chính phủ, và Hà Đông Xương, Phó chủ tịch Ủy ban Giáo dục đối thoại với các sinh viên. Cuộc đối thoại này cho phép chấp nhận một số lớn các yêu sách của sinh viên, mà hầu hết là phù hợp với chính quyền và Đảng. Đồng thời cũng nhấn mạnh là bài xã luận ngày 26/4 không nhắm vào đại đa số sinh viên vốn 99,9% có bản chất tốt, mà chỉ nhằm đả kích một thiểu số cực đoan gây rối « chống Đảng và chống chủ nghĩa xã hội ». Hành động này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng.

jeudi 13 octobre 2011

Vụ thảm sát Thiên An Môn - Hồi ký Triệu Tử Dương (3)

Thái độ của Đảng đã khiến cảm tình đối với phong trào sinh viên tăng lên, người dân ủng hộ nhiều hơn. Các băng video ghi được vào thời đó cho thấy ở khắp chốn, nơi nào sinh viên đi qua cũng được đám đông chào đón  bằng những tràng pháo tay, hô lên các khẩu hiệu để động viên tinh thần họ. Đôi khi người dân còn tham gia vào cuộc biểu tình. Ngay cả các công an có nhiệm vụ cản lối thì cũng chỉ chặn một cách hình thức, để cho sinh viên tiến lên. Ở những chỗ có đặt các rào cản, thì khi các sinh viên vừa đến là công an mở cho họ đi qua, và cuộc biểu tình có thể tiếp tục mà không gặp trở ngại nào.

Quy mô của phong trào bắt đầu làm nhiều cán bộ lão thành hết sức lo ngại. Họ biết rằng các phát biểu của Đặng Tiểu Bình đã làm tình hình thêm căng thẳng, và sợ là máu sẽ đổ. Các vị ấy nhiều lần kêu gọi Ủy ban Trung ương nên tỏ ra ôn hòa, không sử dụng vũ lực. Bản thân ông Bành Chân (3) nhiều lần liên lạc với Văn phòng Trung ương Đảng. Ông nhắc đi nhắc lại rằng bằng mọi giá, không nên dùng đến vũ lực, cần biết kiềm chế, và ông hy vọng Trung ương Đảng không làm sự kiện bùng phát.

mercredi 12 octobre 2011

Vụ thảm sát Thiên An Môn – Hồi ký Triệu Tử Dương (2)

Trước khi tôi lên đường đi Bắc Triều Tiên, Lý Bằng và các lãnh đạo thành phố Bắc Kinh chưa bao giờ nói với tôi về quan điểm của họ. Tôi vừa rời khỏi thủ đô, họ đã triệu tập ngay cái hội nghị trung ương đó, và trực tiếp tìm kiếm sự hỗ trợ của ông Đặng Tiểu Bình. Hành động này đã làm thay đổi cách nhận định ban đầu của Thường vụ Bộ Chính trị, cũng như các biện pháp sẽ được áp dụng.

Ông Đặng rất bực tức về việc các nhận định của ông đã bị Lý Bằng phổ biến rộng rãi, và các con ông cũng phật ý khi thấy cha bị đẩy ra trước mặt tiền sân khấu. Theo dự kiến thì tôi sẽ đọc diễn văn nhân ngày lễ 4/5 (4). Mao Mao (bút danh của Đặng Dong, con gái thứ ba của Đặng Tiểu Bình) gọi cho cố vấn của tôi là Bào Đồng, người chịu trách nhiệm hoàn chỉnh bài diễn văn, để yêu cầu ông ấy thêm vào những câu nói về cảm tình của cha cô đối với giới trẻ. Ngày 17/5, trong cuộc họp tại chỗ Đặng Tiểu Bình để quyết về việc ban hành lệnh thiết quân luật, Đặng nói với Lý Bằng : « Lần này thì đừng tái phạm nữa ! Đừng có tiết lộ là chính tôi đã quyết định thiết quân luật ». Lý Bằng vội vã trả lời : « Tôi sẽ không làm thế nữa ! »

Vụ thảm sát Thiên An Môn - Hồi ký Triệu Tử Dương (1)


CHƯƠNG I

VỤ THẢM SÁT THIÊN AN MÔN

1)    Khởi đầu các cuộc biểu tình của sinh viên

Bảy năm trước đây (1), do sợ quên mất một số điều, tôi đã ghi chép về sự cố “ngày 4/6”, một kiểu biên niên. Ngày nay tôi muốn nói trên cơ sở những ghi chép này, gồm một số điều tôi đã nói trước đại hội toàn thể lần thứ tư của Hội nghị trung ương 13 (2), cũng như một số điều chưa nói.

Ai đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình sinh viên đó? Bắt đầu là từ các sự kiện kỷ niệm Hồ Diệu Bang (3) ngày 15/04/1989. Ngay buổi tối hôm cái chết của ông được loan báo, các sinh viên Bắc Kinh đã có sáng kiến tổ chức các hoạt động tưởng niệm ông. Họ xuống đường, càng lúc càng thêm đông đảo. Một số vì quá xúc động đã phát biểu hơi quá trớn, nhưng nói chung là mọi việc diễn ra trong trật tự, không có gì là quá khích.

Thiên An Môn qua Hồi ký của Triệu Tử Dương (3)


LND : Đây là phần cuối của bài tóm lược Hồi ký Triệu Tử Dương trên báo Le Monde. Từ ngày mai, xin mời quý vị theo dõi bản dịch chi tiết chương đầu mang tên « Vụ thảm sát Thiên An Môn » của cuốn hồi ký bí mật này.

Hồi ký Triệu Tử Dương được phát hiện sau khi ông qua đời, nhờ con trai ông Bào Đồng tìm ra 30 cuốn băng cassette nằm lẫn lộn trong đống đồ chơi trẻ em, và ông Bào Đồng xác nhận đúng là của cựu Tổng bí thư Trung Quốc. 

Bản tiếng Anh được xuất bản lần đầu tiên năm 2009 với tên « Tù nhân của nhà nước – Hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương ». Bản tiếng Hoa tại Hồng Kông mang tên « Cải cách lịch trình ». Chúng tôi dịch theo bản tiếng Pháp vừa ra mắt ngày 06/10/2011 tại Paris, có giữ lại một số chú thích của bản tiếng Anh.

samedi 8 octobre 2011

Thiên An Môn qua Hồi ký của Triệu Tử Dương (2)


2)    Quyết định sử dụng quân đội để trấn áp: 

Tôi không còn cách nào khác hơn là phải đến gặp Đặng Tiểu Bình để giải bày quan điểm của tôi về việc chỉnh lại bài xã luận ngày 26/4. Tôi gọi cho ông ấy hôm 17/5 để xin hẹn gặp. Không lâu sau đó, thư ký của ông cho tôi biết sẽ có một cuộc họp ở chỗ ông ấy ngay trong buổi chiều, với sự hiện diện của Dương Thượng Côn và Ban Thường vụ (...). Tôi đã yêu cầu một cuộc gặp gỡ tay đôi, và sự kiện thay vào đó là một buổi họp cho thấy đây là điềm xấu.

Mở đầu cuộc họp, tôi trình bày quan điểm của mình. Một cách tổng quát, tôi nhấn mạnh những điều sau đây. Phong trào sinh viên không ngừng lớn rộng, tình hình xấu đi và trở nên hết sức nghiêm trọng, sinh viên, giáo viên, nhà báo, nhà nghiên cứu và ngay cả các cán bộ hành chính cũng xuống đường. Số lượng người biểu tình nay được ước tính  khoảng ba trăm, bốn trăm ngàn người, có nhiều công nhân và nông dân có thiện cảm với phong trào. 

Hơn nữa, ngoài các yêu sách liên quan đến nạn tham nhũng và tính minh bạch, tất cả những người này phê phán chính quyền và Đảng là đã vô cảm trước việc tuyệt thực của các sinh viên, có vẻ như là chúng ta sẵn sàng để cho họ chết đi mà chẳng làm gì cả.

jeudi 6 octobre 2011

Thiên An Môn qua Hồi ký của Triệu Tử Dương (1)


Ông Triệu Tử Dương cố gắng thuyết phục sinh viên ở Thiên An Môn.
Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) vốn là lãnh đạo số một Trung Quốc vào thời điểm cuộc nổi dậy của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông chống lại việc đàn áp sinh viên, và sau đó đã bị thanh trừng. Cuốn hồi ký riêng của ông là một bằng chứng lịch sử quý giá. Nhân ngày ra mắt bản dịch tiếng Pháp cuốn sách này tại Paris hôm nay (06/10/2011), tờ Le Monde đã giới thiệu tác phẩm trên trong bài viết mang tựa đề “Tháng 5/1989: Các xe tăng cày nát Thiên An Môn”.

Tại Trung Quốc, báo chí và sách sử luôn tránh nêu tên ông Triệu Tử Dương, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đã từ chối áp dụng lệnh thiết quân luật để đàn áp các sinh viên biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 5/1989. Và vì vậy mà ông đã bị phe chủ trương cứng rắn của đảng thanh trừng, qua bàn tay của Đặng Tiểu Bình, người đã từng cất nhắc ông và là cha đẻ của đổi mới kinh tế.