Hôm nay là đúng 39 năm ngày tôi rời Việt
Nam. Lần ấy, tôi xuất phát từ Vũng Tàu.
Giữa khuya ngày 8 tháng Sáu, 1985 tôi và
vài người bạn được âm thầm chở trên chiếc thúng nhỏ để ra tàu chính đậu ngoài
xa. Sóng bồng bềnh. Tôi say sóng, ói thốc ói tháo, nằm bẹp dí cả hai ngày liền.
Đến ngày thứ ba mới tỉnh táo, ăn uống lại được.
Đó là bữa ăn ngon nhất trong đời của tôi.
Cá, người ta bắt từ dưới biển lên, cắt đầu và mổ ruột vất xuống biển, còn lại,
người ta bỏ vào nồi kho. Tôi ăn ngon lành. Không biết ngon vì cá tươi hay vì
quá đói bụng. Không biết. Nhưng ấn tượng về bữa ăn ấy cứ đọng lại mãi trong trí
nhớ tôi.
Trong
hình là người bạn học của tôi, anh Dương Quang Tiến, đang trình bày báo cáo của
mình tại hội thảo quốc tế lần thứ 14 về Pin Lithium Cao cấp ứng dụng cho xe
hơi, tổ chức tại tòa nhà Landmark 81 Thành phố Hồ Chí Minh!
Bạn
là người chủ trì nghiên cứu Pin xe hơi tại Bộ Năng lượng Mỹ (DOE, Department of
Energy), được coi là người Mỹ gốc Việt thành đạt tại Mỹ.
Bạn
vừa làm một việc có nhiều ý nghĩa với Việt Nam: a) Tổ chức tại Việt Nam hội
thảo quốc tế lần thứ 14 về Pin Lithium cao cấp ứng dụng cho xe hơi, và b) Tổ
chức kết nghĩa giữa hai trường đại học Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh và trường đại
học bang Washington. Trước đó bạn đã đưa một số cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Việt Nam sang Mỹ tu nghiệp và/hay làm luận án, tiến sĩ.
Ngày xưa, người rời quê hương bằng
ghe/thuyền được thế giới gọi là ‘Boat people’, tức ‘Thuyền nhân’.
Thuyền nhân đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam có lẽ là Hoàng tử Lý Long Tường (thế kỷ 12). Thời đó, ông chạy trốn Trần Thủ
Độ, và chẳng hiểu sao qua tuốt bên Cao Ly (tức Nam Hàn ngày nay).
Sau 1975, dân miền Nam chỉ vô tình bắt
chước Hoàng tử Lý Long Tường mà thôi. Chỉ có điều đáng nói là số người ra đi
lên đến hàng triệu, và số người tử vong có lẽ lên đến hàng trăm ngàn. Chưa bao
giờ trong lịch sử thời bình ở nước ta có nhiều người chết như thế.
Nhiều
bạn trẻ ngày nay không biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Việt Nam Cộng Hòa,
cũng như họ không biết gì về một chánh thể đã tồn tại 21 năm ở miền Nam, không
biết gì về người Việt vượt biển tị nạn.
Một
số khác có lẽ chịu sự chi phối của tuyên truyền nên họ căm thù một cách vô điều
kiện lá cờ mà họ hay nói xách mé là ‘ba que’. Cần nói thêm rằng lá cờ đó có ý
nghĩa sâu sắc: màu vàng là tượng trưng cho đất nước, là màu truyền thống của
các vương triều, còn ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền đất nước. Có hơn 40 triệu người Việt lớn lên dưới lá cờ da vàng máu đỏ
đó, và đó là một kỷ niệm khó phai nhòa.
Sau
1975, có hàng triệu người Việt vượt biển đến các nước lân cận xin tị nạn. Đối
với những người này thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có một ý nghĩa quan trọng. Khi
ra biển và để làm tín hiệu cho các tàu khác cứu vớt, các tàu vượt biển của
người Việt thường giương lá cờ đó để nói rằng họ đến từ miền Nam Việt Nam. Nhờ
lá cờ đó mà hàng vạn người được cứu vớt và đi định cư ở nước ngoài. Lá cờ do đó
là một hoài niệm, thậm chí một ‘ân nhân’.
Hằng
năm vào cuối tháng Tư, tôi tham dự lễ tưởng niệm thuyền nhân tại Westminster,
California.
Mỗi
lần đọc từng cái tên Việt khắc chi chít trên những tảng đá được mài dũa gọn
gàng, lòng tôi lại dâng lên một cảm giác khó tả mặc dù tôi đã ra đây nhiều lần.
Tôi nghĩ đến những nguy hiểm hãi hùng mà hàng triệu người đã trải qua trên biển,
và những cực nhọc ngày xưa để có được ngày hôm nay.
Năm
nay, cái lạnh của mùa đông California dường như kéo dài cho đến những ngày cuối
của tháng Tư. Tôi rảo bước dọc theo lối đi ngay ngắn dẫn đến tượng đài trong
lúc nhìn xung quanh, cố tìm xem có chú ngồi xe lăn quen thuộc hay không.
Vậy là 14 người chết trên biển Đài Loan đều
là người Việt. Tất cả đều xuất phát từ miền Bắc. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm
manh áo - theo như một người trong cuộc nói thật.
Hơn 45 năm rồi mà người Việt vẫn còn ra
đi. Đi nhiều là đằng khác.
Trong suốt 25 năm qua, mỗi năm có gần 100.000
người Việt rời quê hương đi định cư ở nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Họ ra đi chủ yếu
là vì lý do kinh tế và là ‘air people’ (đi bằng máy bay). Họ may mắn hơn 14 đồng
hương bỏ mạng trên biển Đài Loan.
Nếu
trước đây chỉ những người trẻ trong nhóm xung kích mới có nguy cơ vào
tù, thì nay cảnh sát bắt và khởi tố cả những người đi biểu tình dù có
bạo động hay không. Nhiều thanh niên chuẩn bị viễn cảnh phải khăn gói
vào trại giam. Bắc Kinh đã siết chặt kiểm soát Hồng Kông, viện cớ chống
dịch ra lệnh cấm những cuộc « tụ họp nơi công cộng » trên hai người, và
đến ngày 30/06/2019 đã áp đặt luật an ninh mới hà khắc. Phong trào phản
kháng hầu như đã tắt, nhưng các vụ bắt bớ vẫn tiếp diễn. Đối lập tố cáo
chế độ chuyên chế muốn « thanh trừng ».
Ba
khuôn mặt trẻ tiêu biểu là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) 24 tuổi, Chu
Đình (Agnes Chow) 23 tuổi, Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) 26 tuổi đã lãnh án
13 tháng rưỡi, 10 tháng và 7 tháng tù giam. Đối với Hoàng Chi Phong, nhà
đấu tranh được thế giới biết đến nhiều nhất, đây là lần thứ tư anh phải
vào tù. Trong một bài đăng trên Facebook một ngày trước phiên xử, anh
nhắc lại những ngày tù tội : thức ăn tồi tệ, những song sắt nặng nề,
sống chung đụng, hiếm khi được nhìn thấy bầu trời…
Tôi sinh ra ở
miền núi nhưng hai mươi năm qua, số phận lại đẩy về miền biển. Thành phố tôi
đang sống là thành phố biển. Ngôi trường tôi học trước đây cũng nhìn ra biển và
văn phòng tôi đang làm việc hiện nay được xây trên mặt vịnh Boston, bên kia là
Đại Tây Dương bát ngát.
Thời gian dài
trôi qua, cuộc sống tạm quen dần nhưng ngày mới về đây thật là khó chịu. Nhất
là những ngày mưa bão, biển đổi thành màu đen sậm, xa xa một chiếc ghe đánh cá
đang về trễ, tăng thêm phần ảm đạm. Biển vừa làm cho tôi sợ hãi khi liên tưởng
đến những ngày còn lênh đênh hơn ba mươi năm trước, nhưng đồng thời cũng vừa có
một sức hút vô hình khiến nhiều khi tôi đã đứng hàng giờ đăm đăm nhìn ra biển.
Các triết gia
thường nói, trong mỗi phút giây chúng ta đang sống đều có bóng dáng của quá khứ
và dấu hiệu của tương lai. Tôi nghĩ họ nói đúng.
Nguyễn Quang Duy : Bạn đọc thân mến, đây là bài thứ
hai trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và
Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu
quý vị muốn có xin liên lạc qua email. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để
nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua, chủ trương không đưa những thông
tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng
chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Chúng tôi
cũng tìm kiếm hình ảnh sinh hoạt Cộng Đồng nếu quý vị ở Úc Châu có xin chụp lại
chuyển cho chúng tôi để đăng trên Đặc San và trên Báo Nhân Quyền. Hết sức cám
ơn. Thân mến.
Theo phần mở đầu Bản Nội Quy, Cộng Đồng
Người Việt Tự Do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập
niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập. Theo thông tin về
Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu tiền thân Cộng Đồng Úc châu đã được
thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra.
Thuyền Trưởng Jeon Je Young (trái) mặc quốc phục Việt Nam, kế bên
là ông Nguyễn Hùng Cường mặc quốc phục Nam Hàn. (Hình: Nguyễn Hùng Cường cung cấp)
(Người Việt 06/12/2019)Phải kể lại câu chuyện Thuyền Trưởng
Jeon Je Young cứu vớt các thuyền nhân Việt Nam năm 1985 cho các bạn trẻ người
Việt khắp thế giới nghe.
Ông Jeon Je Young mới qua đời tháng trước;
nhiều người Việt tị nạn Cộng Sản đã cử hành một lễ tưởng niệm. Ông xứng đáng được
nhớ ơn. Ông cũng đáng được nêu gương cho các thế hệ tương lai, để con cháu
chúng ta, người Việt cũng như người Hàn Quốc và các dân tộc khác, học cách sống
làm người.
Câu chuyện cứu người vượt biển xẩy ra
ngày 14 Tháng Mười Một, 1985. Một chiếc thuyền chở người Việt vượt biển tị nạn
Cộng Sản lênh đênh đã ba ngày liền, gần trăm người chen chúc nhau trong một con
tàu nhỏ, không có cả chỗ đi vệ sinh.
Họ thấy những tàu thủy khác đi qua, họ
kêu cứu bằng tất cả các phương tiện. Nhưng không được cứu.
Điều
đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn
di cư, nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh
thảm kịch 39 nhân mạng nghèo nàn không thể tưởng tượng.
Chúng
ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía nam.
Rồi
tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể
chế có bản sắc văn hóa, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh
hưởng mang tên Việt Nam Cộng Hòa.
Chúng
ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ.
Tôi lưỡng lự mãi
mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều, nhưng
đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết.
Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài
của người Việt Nam.
Năm 1954, đã có
một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng sản vào miền Nam. Năm 1975 chạy tiếp, và
hơn một chục năm sau thì phong trào thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy
trăm ngàn người đã bị hải tặc giết, hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt
của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn chát Biển Đông.
Nếu người cộng
sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử văn minh với bên thua cuộc, thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng
như vậy. Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có
thuyền nhân giờ có thùng nhân.
« Sự khắc khổ và thanh thản toát ra từ nơi làm
việc của ông Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần lao động, sự bình tĩnh,
kiên trì, quyết tâm phục vụ các kế hoạch của Nhà nước ». Trên đây
là những dòng cảm tưởng được thủ tướng Pháp Édouard Philippe ghi vào sổ
lưu niệm ở Khu di tích Phủ chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chuyến công du
Việt Nam tháng 11/2018.
Nhận xét này đã làm dấy lên một số ý kiến chỉ trích tại Pháp. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, nhà sử học Stéphane Courtois nhắc nhở về tính cách nhân vật Hồ Chí Minh (tất nhiên là dưới góc nhìn của phía Pháp - ND).
Là
nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS),
ông Stéphane Courtois giảng dạy tại Viện đại học Công giáo (ICES) và phụ
trách tạp chí mang tên Chủ nghĩa cộng sản. Gần đây ông đã xuất bản tác phẩm « Lênin, người sáng tạo ra chủ nghĩa toàn trị » (NXB Perrin, 2017) và chủ biên công trình biên khảo « Chủ nghĩa cộng sản : 1917, cuộc cách mạng bôn-sê-vích » (Vendémiaire, 2017).
Le Figaro : Ông Hồ Chí Minh là người như thế nào ?
(Ảnh minh họa) - Nhiều di dân từ Calais, Pháp vượt biển Manche sang Anh, tháng 08/2018.
Di dân tiếp tục vượt biển Manche (Channel) để đến
nước Anh, tuy đang là mùa đông, trên những chiếc xuồng tạm bợ. Từ ngày
24/12 đến nay, Hải quan Anh đã bảy lần ngăn chận người nhập cư trái phép
bằng đường biển. Hôm qua 27/12/2018, chính quyền Anh đã tỏ ra quan ngại
trước tình trạng này.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Emelyn Vin tường trình :
«
Bốn mươi di dân đã đến được bờ biển nước Anh trong ngày Noël, và sau đó
thêm khoảng 15 người nữa, trong đó có ít nhất hai trẻ em. Đa số đến từ
Irak, Iran và Afghanistan.
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã
buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng
trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới
nước này.
Liên minh bảo thủ cầm
quyền cảnh báo, sẽ có nhiều tàu chở di dân ra đi từ các cảng ở Indonesia
hơn nếu đảng Lao Động cánh trung tả chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày
2/7.
Amnesty International trong báo cáo công bố hôm
qua đã tố cáo Úc trả tiền cho bọn đưa người vượt biên để đẩy thuyền nhân
về Indonesia, gây nguy hiểm cho tính mạng của họ. Hôm nay 29/10/2015
chính quyền Úc cho rằng cáo buộc này là « vu khống ».
Báo
cáo nêu ra hai sự việc cụ thể hồi tháng Năm và tháng Bảy, khi các quan
chức Úc chi tiền cho thủy thủ đoàn những chiếc tàu chở di dân để họ lái
tàu rời hải phận nước Úc. Tổ chức nhân quyền khẳng định chính quyền Úc
đã chi 30.000 đô la cho những người tổ chức để họ chịu quay lại. Các
thuyền nhân Bangladesh, Miến Điện và Sri Lanka rốt cuộc đã được đưa đến
đảo Rote ở miền đông Indonesia.
Một tàu vượt biên Việt Nam được tàu "Đảo Ánh sáng" cứu.
Đăng ngày 11-09-2015
Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện
nay, người Pháp vẫn có tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh
thương tâm của em bé Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này
tương phản với phong trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập
niên 70.
Vào thời kỳ đó, một
phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và nhiều quốc gia phương
Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng
sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả người Cam Bốt, người
Lào.
Khoảng 80 người tị nạn được cho là từ Việt Nam,
trong đó có một số người bị Trung Quốc xua đuổi khỏi vùng biển Trường
Sa ở Biển Đông, đã bị Hải quân Úc bắt giữ hôm qua. Tờ The Australian
hôm nay 22/07/2015 cho biết theo lời đồn đãi thì chính phủ Úc đang
thương lượng để gởi trả họ về nước.
Các
nhà đấu tranh bảo vệ người tị nạn hôm qua đã có được các chi tiết ban
đầu về những người nhập cư đi trên một tàu gỗ nhỏ màu xanh. Chiếc tàu
này được phát hiện và theo dõi từ hôm Chủ nhật 19/7, ở ngoài khơi bờ
biển Pilbara của bang Tây Úc.