Affichage des articles dont le libellé est Đồng hóa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đồng hóa. Afficher tous les articles

vendredi 15 mars 2024

Nguyễn Đình Bổn - Nếu không có tâm thức chống Tàu, chúng ta đã thành vô danh như dân tộc Khiết Đan!

 

Những ai mê tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, đọc Thiên Long Bát Bộ đều yêu quý Tiêu Phong (Kiều Phong) như một trong những đại anh hùng xuất chúng.

Tiêu Phong là người dân tộc Khiết Đan, nhưng ngày nay tuy là một dân tộc lớn nhưng lại KHÔNG có tên trong số 56 dân tộc Trung Quốc. Họ đã hoàn toàn bị xóa sổ.

Không chỉ là một dân tộc lớn, một thủ lĩnh bộ lạc tên là Gia Luật A Bao Cơ đã thống nhất các bộ lạc Khiết Đan vào năm 916, ông dựng nên nước Khiết Đan, tới năm 947 đổi quốc hiệu là Đại Liêu.

mercredi 28 février 2024

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

mardi 6 février 2024

Trần Nhương - Buồn lòng chữ Việt hồn Tầu

Cứ đến dịp tết nhất hoặc Trung thu thì Hà Nội và các thành phố, làng quê, đền chùa miếu mạo cả nước lại đỏ ối những đèn lồng, tờ phướn, bao lì xì, các hình trang trí linh vật ghi chữ Việt nào là Phúc Lộc Thọ, An Khang Thịnh Vượng, Chúc Mừng Năm Mới…nhưng hồn cốt lại Tầu đặc sệt.

Từ hình ảnh, đường nét đến màu sắc đậm đặc văn hóa Tầu. Người Việt chúng ta bao năm không thích có chữ tượng hình (chữ Hán) thì các doanh nghiệp Tầu in chữ Việt. Dân ta cứ tưởng đó là của Việt, các nhà quản lý và cả các tăng ni cũng coi đó là thuần Việt.

Bên Tầu họ biết thị hiếu của dân Việt nên thay đổi mẫu mã liên tục, viết chữ Việt đổ vào Việt Nam mà không có bất cứ trở ngại nào. Sự xâm lăng văn hóa của họ là có chủ đích, có bảo trợ của chính quyền họ.

jeudi 15 juin 2023

Dương Quốc Chính - Chính sách dân tộc hay là sự độc tài của đám đông

Người Việt chúng ta có rất nhiều đặc điểm của người Hán về sức sống mãnh liệt và khả năng đồng hóa các dân tộc khác. Chính Việt tộc ở miền Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa, nhưng người Việt ở Việt Nam với sức kháng cự mạnh mẽ nên đã thoát khỏi sự đồng hóa đó, dựa vào địa hình, khí hậu và tinh thần chống ngoại xâm.

Nhưng với khả năng kháng cự mạnh mẽ đó, người Việt lần hồi lấn vào Nam để đồng hóa các dân tộc khác y như người Hán vậy. Đó là vì chúng ta không đủ lực để lấn lên phía Bắc, nên đã đè phương Nam.

Việt Nam có 54 dân tộc, nhưng chỉ có hai nhóm chính. Một là nhóm bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, nhiều đặc điểm về nhân chủng giống Trung Quốc, Mông Cổ, do chủng người từ Mông Cổ tràn xuống. Nhóm thứ hai là chủng người từ Nam Đảo (Indonesia Malaysia) tràn lên, nhóm này từ Ấn Độ sang.

dimanche 4 septembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Dân Uyghur sống trong nạn diệt chủng

 

Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) mới công bố hồ sơ về dân Uyghur ở tỉnh Tân Cương. Bản báo cáo tố cáo Trung Cộng vi phạm nhân quyền, nhưng không nhắc chữ “diệt chủng” (genocide).

Người Uyghur đang đứng trước mối lo bị người Trung Quốc đồng hóa, như người Việt 800 năm trước đây từng lo. Tập Cận Bình tìm cách xóa bỏ nền văn hóa của họ, như Minh Thành Tổ đã ra lệnh thi hành ở nước Đại Việt vào đầu thế kỷ 15.

Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) mới công bố hồ sơ về dân Uyghurs ở tỉnh Tân Cương. Bản báo cáo tố cáo Trung Cộng vi phạm nhân quyền, nhưng không nhắc chữ “diệt chủng” (genocide).

lundi 29 novembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

 

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

Triệu Thị Trinh (225-248)

ĐỒNG HÓA VĂN HÓA BẰNG PHIM ẢNH TRÊN TRUYỀN HÌNH

Ngày 24/11/2021, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII theo hình thức trực tuyến.

mercredi 3 novembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Bốn lý do để Việt Nam không cạnh tranh về chủ thuyết


1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN  TỐ ‘TRUYỀN THỐNG’

Trong bất cứ lĩnh vực nào,‘truyền thống’ luôn là một nhân tố quan trọng góp phần tăng xác suất thành công cho việc mở rộng lĩnh vực đó trong tương lai.

Chẳng hạn như ‘truyền thống’ chống giặc ngoại xâm mấy ngàn năm của người Việt cho phép tin rằng, nếu có giặc nước ngoài mang quân đến xâm chiếm nước Việt thì người Việt sẽ đánh bại. ‘Truyền thống’ được di truyền cả bằng đường “nội di truyền” và “ngoại di truyền”. “Nội di truyền” là máu mủ từ đời này qua đời khác. “Ngoại di truyền” là tác động của thế giới môi sinh bên ngoài, trong đó có các thành tố địa lý, văn hóa, xã hội…

mercredi 27 janvier 2021

HRW: Cái chết của một nhà sư trẻ cho thấy Trung Quốc đàn áp dữ dội Tây Tạng


Phát thanh RFI ngày 27.01.2021

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York trong báo cáo ngày 25/01/2021 khẳng định cái chết của nhà sư Tenzin Nyima là do tra tấn, chứng tỏ bạo lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.

Nhà sư 19 tuổi Tenzin Nyima ở Tứ Xuyên bị bắt ngày 09/11/2019 cùng với bốn nhà sư trẻ tuổi khác vì phân phát các truyền đơn kêu gọi độc lập cho Tây Tạng, bị tù cho đến tháng 5/2020 rồi đến tháng 10/2020 lại bị tống giam lần thứ hai vì đã kể lại câu chuyện của mình trên các mạng xã hội của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Sau đó công an gọi điện thoại cho gia đình, báo tin Nyima đang hôn mê.

mercredi 13 janvier 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Nhập cư trái phép từ Trung Quốc và sự cần thiết phải có tường biên giới


Càng ngày sẽ càng có nhiều người nhập cư trái phép từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đó là điều không tránh khỏi nếu chưa có Tường biên giới.

Minhchứng cho điều này là “Đáng chú ý, thời gian gần đây, Công an TP.HCM phát hiện nhiều người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc cư trú quá hạn, nhập cảnh trái phép từ biên giới phía Bắc đến TP.HCM”.

“Người nước ngoài tạm trú và lợi dụng du lịch vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố có dấu hiệu gia tăng. Các hoạt động vi phạm phổ biến là tổ chức cá cược ăn tiền trái phép, tổ chức sàn chứng khoán online, tổ chức các cược thể thao, trò chơi qua mạng, gọi điện giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy...”.

I. TẠI SAO TRUNG QUỐC XÂY TƯỜNG THÀNH BIÊN GIỚI PHÍA NAM ?

dimanche 30 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng



1. Năm 221 trước Công nguyên, Tần Doanh Chính diệt Tề thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Tần Thủy Hoàng Đế. 

Tần Doanh Chính cho nối các đoạn tường thành của các nước thời Chiến Quốc thành Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ biên giới của nước Tần. Tần Doanh Chính trở thành một bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đúng 2170 năm sau, vào năm 1949 xuất hiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) với Hoàng đế Mao Trạch Đông còn khét tiếng hơn cả Tần Thủy Hoàng. 

vendredi 24 juillet 2020

Bằng chứng sống về việc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ




Biểu tình ngày 03/07/2020 gần Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Mỹ có biện pháp trước tình trạng Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Sau khi một bản báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération đã gặp được một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại châu Âu. Là nạn nhân bị triệt sản, người phụ nữ này cũng là nhân chứng vì từng làm việc trong các trại « cải tạo » ở Tân Cương. RFI xin giới thiệu bài viết (đã được lược bớt).

Cưỡng bức triệt sản phụ nữ

« Tất cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố tôi ở Urumqi đều được triệu tập ngày 18/07/2017 để « khám miễn phí » và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt tôi, chẳng có khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt tôi nằm xuống, dạng chân ra và đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Tôi bật khóc, cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng tôi làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng lại. Có những cô gái rất trẻ. Tôi không thấy bất kỳ một phụ nữ người Hán nào ».

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc có nguy cơ ra tòa án quốc tế

Người biểu tình Duy Ngô Nhĩ trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫm lên ảnh bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 01/10/2019. © REUTERS/Huseyin Aldemir/File Photo
Đăng ngày:


Le Monde hôm nay chạy tựa « Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng ». Le Figaro  đặt câu hỏi « Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ? », Les Echos lo lắng với « Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch ». La Croix quan tâm đến « Nguy cơ tân quốc xã tại Đức ». Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Sau khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố, nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

mercredi 12 février 2020

Trương Nhân Tuấn - Bảy định luật về « không gian sinh tồn » của Trung Quốc


Bắc Kinh thò vòi bạch tuộc bao trùm Biển Đông và gọi đó là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Chiến lược về “không gian sinh tồn” của Trung Quốc đã có từ rất sớm so với các quốc gia Châu Á, do Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Dĩ nhiên chiến lược này “lấy hứng” từ các học thuyết “địa chính trị” của các học giả Tây phương, cũng như các mô hình “đế quốc” trong lịch sử. 

Tập sách “Không gian sinh tồn” (L’Espace Vital, Lebensraum), tác phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” (géopolitique) nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản năm 1902 là một thí dụ điển hình. Cốt lõi tập sách này đề cập đến sự thành hình của một đại cường quốc, đặt nền tảng trên 7 định luật:

1. Không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.

vendredi 6 septembre 2019

Trung Quốc tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ từ tiểu học để đồng hóa

Người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt trên đường phố Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 23/03/2017.

Trang nhất Libération hôm nay 06/09/2019đăng ảnh các trẻ em Duy Ngô Nhĩ với dòng tựa lớn « Trung Quốc đang đày đọa các em này », và dành bốn trang báo khổ to để tố cáo tình trạng « Người Duy Ngô Nhĩ bị giam hãm từ lúc mới đến trường ».

Bài xã luận của Libération mang tựa đề « Không thể dung thứ », đặt câu hỏi, có ai biết được trẻ em bị tách khỏi cha mẹ đang bị cải tạo, chỉ vì là người Duy Ngô Nhĩ ? Ai biết được chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ cơ cấu gia đình, khi buộc con cái phải tố cáo khi thấy cha mẹ cầu nguyện hoặc ăn chay ? 

Nếu tình trạng của người Tây Tạng gây xúc động cho cộng đồng quốc tế, thì việc người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp lại không được quan tâm. Tệ hơn nữa, để giữ quan hệ (chủ yếu là kinh tế) với Bắc Kinh, chủ đề này không được nhắc đến trong các cuộc họp song phương, đa phương.