Affichage des articles dont le libellé est Nobel. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nobel. Afficher tous les articles

lundi 18 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil?

Bài trước trong mục này bàn về Giải Nobel Kinh tế năm 2024, trao cho James Robinson, Daron Acemoglu (Đại học MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago).

Họ đã tìm hiểu tại sao kinh tế các nước phát triển cao thấp khác nhau, chú ý đến kinh tế Mỹ, Canada so với các nước châu Mỹ La Tinh, như Mexico, Peru hay Brazil.

Ba giáo sư kinh tế học thấy nguyên do quan trọng nhất là các định chế xã hội khác biệt trong các xã hội đó: Dân Mỹ và Canada dựng lên những định chế kinh tế và chính trị cho mọi người có cơ hội như nhau (inclusive institution). Các nước kia nuôi dưỡng các định chế cho một thiểu số cầm đầu nhằm khai thác những người khác (extractive institutions).

samedi 2 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Các định chế giúp phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác?

Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành xử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

dimanche 20 octobre 2024

Trần Thanh Cảnh - "Ba truyện dài thành một tiểu thuyết"

 

Gần đây văn giới có xu hướng viết như vậy. Họ không viết "trường thiên" nữa, bởi bạn đọc thời hiện đại có quá ít thời gian, với nhịp sống gấp gáp mà ngồi cày những cuốn kiểu như "Chiến tranh và hòa bình" hay "David Copperfield"...quả là khó khăn.

Nên nhiều nhà văn viết theo kiểu, vài truyện vừa trong một tiểu thuyết, nó khiến bạn đọc có thể đọc một truyện, rồi lại nghỉ. Sau đọc nốt các truyện kia cũng vẫn cảm thấy liền mạch, không bị ngắt quãng cảm xúc.

Han Kang [Nobel Văn chương 2024] viết cuốn Người ăn chay như vậy.

mercredi 16 octobre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Từ giải thưởng Nobel kinh tế, lại nghĩ đến Việt Nam

“Tiền là Tiên là Phật ». Chẳng ai phản đối câu nói dân dã này của người Việt Nam. Nói tóm lại Kinh tế quyết định tất cả. Sự thành bại của một cá nhân, của một quốc gia phụ thuộc vào kinh tế.

Nhưng cái gì quyết định cho sự thành bại của kinh tế ? Câu trả lời nằm trong giải Nobel Kinh tế 2024.

Giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson vì những nghiên cứu của họ về tầm quan trọng của các thể chế đối với sự thịnh vượng của các quốc gia. Họ chỉ ra rằng các thể chế dân chủ, bảo vệ quyền sở hữu và hạn chế lạm dụng quyền lực, giúp thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế lâu dài. Ngược lại, các thể chế chiếm đoạt, tập trung quyền lực và tài sản vào một số giới nào đó thường kìm hãm sự phát triển kinh tế.

mardi 15 octobre 2024

Võ Xuân Sơn - Lẽ ra giải Nobel Kinh tế phải về tay Việt Nam !


Giải Nobel kinh tế 2024 mới được công bố. Tôi hết sức thất vọng vì không có người Việt Nam nào được nhận giải này.

Đúng là một sự bất công vô cùng to lớn. Tôi nghi ngờ cái viện Karolinska này quá.

Lẽ ra, Việt Nam phải có giải Nobel kinh tế từ khi người ta nghĩ ra việc đặt các trạm thu phí BOT giao thông ở những vị trí mà người dân, dù đi đường nào, thậm chí không đi qua nơi được xây dựng, cũng phải đóng phí. Chứ sao nữa.

dimanche 13 octobre 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ cho dân trí

 

Chỉ bốn ngày kể từ khi nhận giải Nobel Văn chương 2024, sách của Han Kang bán hết veo 530 ngàn bản tại Hàn Quốc. Theo công bố chiều nay từ hãng tin Yonhap.

Một con số trong mơ.

Ở Việt Nam sách nào bán chạy chừng chục ngàn bản mà phải bán mất vài tháng mới hết là quá ghê rồi.

Nguyễn Thị Bích Hậu - Một cô gái tự học tiếng Hàn

 

Cô gái trẻ trong hình là dịch giả Deborah Smith. Cô nổi tiếng từ 2016, sau khi dịch cuốn Người ăn chay của Han Kang ra tiếng Anh và sách này đoạt giải Man Booker quốc tế danh giá. Cô được lãnh tiền 50 % của giải thưởng này.

Và mới đây Han Kang đoạt giải Nobel nhờ nhiều cuốn sách cô đã dịch ra tiếng Anh.

Deborah Smith là người Anh, gốc tại South Yorkshire, sinh năm 1987. Cô thi đậu vào Đại học Cambridge danh giá và học ngành văn chương. Tới năm 21 tuổi, cô chỉ biết tiếng Anh. Sau đó cô tình cờ quyết định tự học tiếng Hàn sau khi thấy rằng có rất ít bản dịch văn chương Hàn ra tiếng Anh.

samedi 12 octobre 2024

Trần Nhã Thụy - Đoàn tàu và Nobel


“Nếu không có đội ngũ cầm bút nối tiếp thì thử hình dung, một đoàn tàu với sự vận hành dù có nhẫn nại kiên trì đến đâu đi nữa, rồi sẽ đến lúc già nua, mỏi mệt và không tránh khỏi nguy cơ đứt gãy, không chỉ đường ray mà cả sự vận hành toa tàu và cả đoàn tàu".

Phát biểu trong Hội nghị những người viết trẻ lần thứ 5, vừa khai mạc ngày hôm qua (11/10), nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM đã có những lời như thế (trích báo chí chính thống)

Chúng ta thử hình dung đội ngũ những người cầm bút như một đoàn tàu lửa đang lao về phía trước. Đầu tàu với những toa tàu đi trước “đến lúc già nua, mệt mỏi” có thể rời khỏi đường ray bất cứ lúc nào. Hiểu như vậy không biết có đúng không?

Nguyễn Hàn Chung - Có yếu tố chính trị trong giải Nobel Văn chương ?

Nobel Văn chương 2024 được trao cho nhà văn nữ Hàn Quốc Han Kang. Chúc mừng nhà văn, nhưng tôi có một suy nghĩ nhỏ như thế này. Mong được nghe kiến giải.

Ai cũng nghĩ nếu trao giải Nobel cho một nhà văn nữ châu Á thì sẽ là Tàn Tuyết (Can Xue, Đặng Tiểu Hoa).

Về góc độ ngôn từ, các tác phẩm của Tàn Tuyết có vẻ như bình-giản, rất cô đọng nhưng chúng lại có những kết cấu hết sức kỳ lạ, như những giấc mơ, ảo ảnh và trùng trùng điệp điệp các tầng nghĩa. Như Nam Hoa kinh, như Cỏ dại, như Lâu đài, như Thần khúc...

Nguyễn Thị Bích Hậu - Không có gì tự nhiên

Người Hàn làm ra nhiều thành tựu được thế giới công nhận, ví như xe hơi, điện thoại đi động, tivi, đồ điện máy, con chip, tàu vũ trụ... Nhưng họ vẫn có một nỗi niềm đau đáu, đó là còn chưa có mấy giải Nobel. Họ chỉ có một giải Nobel Hòa bình. Vì vậy họ rất muốn có giải này ở các lãnh vực khác, mà văn chương là một trong số đó.

Nhà văn viết hay ở Hàn thật ra không hiếm. Nhưng vấn đề là văn chương của họ khó vượt qua biên giới vì rào cản ngôn ngữ.

Vì thế từ 1996, chánh phủ Hàn đã cho thành lập Quỹ dịch thuật văn học Hàn. Sau tới 2001 thì đổi tên thành Viện dịch thuật văn học Hàn quốc, gọi tắt là LTI.

Hoàng Dũng - Giải Nobel và chuyện chăn gà


Hình trên đây chụp ngày 21.01. 2017, cho thấy quan chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xin lỗi văn nghệ sĩ. Tất nhiên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và văn nghệ sĩ xứ kim chi, chứ không phải là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn nghệ sĩ xứ ta.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cho Yoon Sun bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc lập ra danh sách đen gồm ngót chục nghìn nghệ sĩ và nhân vật văn hóa dám phê phán chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Park Geun Hye.

Đáng chú ý trong danh sách đen, có những người nổi tiếng, đang làm sáng danh Hàn Quốc trên trường quốc tế.

vendredi 11 octobre 2024

Lê Dũng - Han Kang


Với sự xuất hiện đầy ngoạn mục của Han Kang trên văn đàn thế giới, không kể Trung Hoa là một quốc gia trong một nền văn minh duy nhất còn sót lại từ thời cổ đại, hay Ấn Độ lừng lững, bề thế và tầm vóc từ thuở hồng hoang của loài người.

Thì Á châu, sau Nhật Bản, người Hàn đã hiên ngang đặt đôi chân mình vào “giới thượng lưu”, khiến cho thế giới phải ngước nhìn.

Không chỉ tốc độ phát triển, công nghệ vượt trội, phim ảnh khuynh đảo, thời trang, mỹ phẩm, nhân sâm, mà trên địa hạt khó khăn nhất, là văn chương, họ đã đoạt vòng nguyệt quế. Dù họ đi sau Nhật Bản, kể từ Minh Trị Thiên Hoàng, gần 100 năm.

Bài viết của Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel về nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2024 Han Kang


(Vanviet 11/10/2024) Han Kang한강 sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc. Năm chín tuổi, bà cùng gia đình chuyển đến Seoul.

Bà xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học, với cha là một tiểu thuyết gia có tiếng. Bên cạnh việc viết lách, bà còn dành tâm huyết cho nghệ thuật và âm nhạc, được phản ánh xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm văn chương của bà.

Han Kang bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993 bằng việc xuất bản một số bài thơ trên tạp chí 문학과사회 ("Văn học và Xã hội"). Tác phẩm văn xuôi đầu tay của bà ra mắt năm 1995, tập truyện ngắn 여수의 사랑 ("Tình yêu ở Yeosu"), và sau đó là nhiều tác phẩm văn xuôi khác, cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Nổi bật là tiểu thuyết 그대의 차가운 (2002; "Bàn tay lạnh của em"), mang dấu ấn rõ rệt sự quan tâm của Han Kang đối với nghệ thuật.

vendredi 12 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Peter Higgs (1929 - 2024)

Một nhà khoa học thuộc vào hàng « đa đề » trên thế giới vừa từ giã cõi trần ngày hôm qua, nhưng ông để lại cho đời một phát hiện quan trọng mang tên ông: Higgs Boson (Hạt Higgs).

Ông là Peter Higgs, cựu giáo sư vật lý thuộc Đại học Edinburgh và Khôi nguyên Giải Nobel Vật Lý 2013. Đằng sau hào quang Nobel đó là một sự nghiệp khá chông chênh, và là một bài học về phẩm và lượng trong nghiên cứu khoa học.

Ông sanh ra trong một gia đình bậc trung ở Anh, thân phụ làm nghề kỹ sư âm thanh cho đài BBC. Năm 17 tuổi ông theo học toán ở City of London School, và sau đó (1950) tốt nghiệp vật lý từ King College London.  Ông theo học tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Charles Coulson và Christopher Longuet-Higgins, và tốt nghiệp năm 1954.

vendredi 6 octobre 2023

Nguyễn Đình Bổn - Văn chương rồi cũng khác hoặc sẽ không còn nữa!

 

Khoảng mười năm trở về trước, mỗi khi nghe tên một nhà văn được xướng tên Nobel là những người mê đọc vội tìm hiểu, hỏi nhau tác phẩm của ông (bà) đó đã có bản Việt ngữ chưa.

Nhưng nay thì chắc không mấy ai quan tâm.

Văn chương lối cũ và cả những tìm tòi làm cho mới chắc sắp đến ngày cáo chung.

dimanche 12 février 2023

Mạnh Kim - Vũ Hoàng Chương

 

Theo danh sách được Ủy ban Nobel vừa được công bố sau 50 năm giữ kín do quy định, thi bá Vũ Hoàng Chương là một trong 100 nhân vật được đề cử giải Nobel Văn chương năm 1972. Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi rõ rằng Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam và người giới thiệu là Thanh Lãng.

Kể về những ngày cuối đời của Vũ Hoàng Chương, nhà văn Mai Thảo thuật lại trong bài “Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương”:

Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

Võ Khánh Tuyên - Bắc kỳ xứ Nam kỳ

 

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố toàn bộ danh sách nhà thơ, nhà văn được đề cử giải Nobel Văn học từ năm 1901 đến 1972. Bất ngờ là thi sĩ Vũ Hoàng Chương có tên trong danh sách đề cử năm 1972.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG (1915-1976) là một nhà thơ. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam ở Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở các trường trung học và Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, Vũ Hoàng Chương bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

mercredi 31 août 2022

Đỗ Duy Ngọc - Mikhail Sergeyevich Gorbachev qua đời

 

Ngày 30.08.2022, Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và là Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô Viết đã qua đời tại Bệnh viện Lâm sàng Trung ương (Central Clinical Hospital) ở Moscow, thọ 91 tuổi.

Ông là nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991, và là lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.

Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ông được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1990, là nguyên nhân chính trong việc làm sụp đổ Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và Liên bang Xô viết tan rã.

mercredi 23 février 2022

Đào Hiếu - Tụi Tây đứa nào cũng khờ như trẻ con

Tôi từng khen bài “Lỗ Thủng Lịch Sử” là độc đáo và hay. Đó là lời khen chân tình, nhưng chỉ khen trong nội bộ những người sáng tác văn học, vì họ hiểu chuyện và chịu chơi. Chứ còn bảo đem qua bên Đức mà đọc chung với thơ Tô Thùy Yên ở viện Goethe thì quả là quá khờ. Và nhảm. Và ngu nữa!

Tại sao ngu?

Vì ngay cả Nguyễn Hữu Hồng Minh, tác giả bài thơ, chắc chắn cũng không dám đọc bài ấy cho lũ con của mình nghe (nhất là con gái) thì đủ biết vấn đề tế nhị cỡ nào.

dimanche 20 février 2022

Đặng Sơn Duân – Chờ sung Nobel rụng !


Sáng Chủ nhật đang theo dõi tin tức Ukraine thì đọc được tin Việt Nam hụt đề cử giải Nobel Văn chương vì thư đến trễ. Bỗng vỗ đùi cái đét, tiếc quá tiếc không chịu được… thế là mất toi nửa giải Nobel đã đến tay.

Rồi lại dấy lên nghi ngờ, mới tháng 1 đây ông chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm có giải Nobel Văn chương, mà nay lại nảy sinh cản trở vớ vẩn này. Liệu có phải do bàn tay của thế lực thù địch không?

Sau khi cảm xúc lắng xuống thì có ba thắc mắc sau: