Hôm nọ ngồi chuyện gẫu, bỗng một em gái
xinh tươi quay ra hỏi: "Anh ơi, vì sao các quan nước mình ai cũng giàu thế
mà vẫn cứ đục khoét, cứ tham nhũng mãi là sao? Của cải họ tích lũy được ăn mấy
đời đã hết được đâu?"
Tôi cứng họng không trả lời nổi!
Nhưng về nhà, cứ suy nghĩ mãi. Ngoài lỗi
thể chế hỏng nên sinh ra những con người vận hành bộ máy quản lý điều hành đất
nước (quan lại các cấp) hư hỏng, thì còn nguyên nhân nào nữa đây, khiến cho con
người ta tha hóa đến cùng cực như vậy?
Vào đầu những năm 2000, tập đoàn Nortel là tên tuổi lớn trong ngành
viễn thông, có trên 90.000 nhân viên và giá trị chiếm đến 1/3 thị trường
chứng khoán Canada. Theo tạp chí chuyên ngành Wired, Nortel kiểm soát
thị trường chuyển giao dữ liệu bằng cáp quang, và phòng thí nghiệm thuộc
loại hàng đầu thế giới đã sáng chế ra màn hình cảm ứng 10 năm trước
iPhone, và sở hữu hàng ngàn bằng sáng chế về liên lạc không dây.
Tuy
nhiên đến 2009 Nortel sụp đổ. Vào thời đó, người ta cho rằng Nortel phá
sản là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên các chuyên gia
về tình báo mạng đưa ra thêm một nhân tố khác. Trong 9 năm hoạt động từ
2000 đến 2009, tập đoàn này liên tục bị tấn công tin học. Chẳng hạn năm
2004, tài khoản email của tổng giám đốc và các nhà nghiên cứu chính của
Nortel bị xâm nhập, 1.500 tài liệu siêu mật bị đánh cắp. Nhưng đang
thành công rực rỡ, ông chủ tập đoàn không chú ý.
Mối đe dọa Trung
Quốc nguy hiểm đến mức độ “sừng sững” ngay cho cả cường quốc số 1 thế giới là
Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã công khai rằng Trung Quốc là mối đe dọa số 1.
Với Hoa Kỳ và với
Châu Âu - khi phát hiện ra Trung Quốc là mối đe dọa số 1 thì đó cũng là lúc ung
thư ở giai đoạn “trưởng thành”. Trong muôn ngàn đe dọa từ Trung Quốc thì đe dọa
của gián điệp Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức nhiều năm sau
vẫn chưa nhận biết hết được.
Họat động gián điệp
của Trung Quốc đã “tăng trưởng” đến mức “đại dịch toàn cầu”, trở thành mối đe dọa
kinh sợ cho bất cứ quốc gia nào. Ngay đến cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ,
không phải nhìn thấy, mà đã “lãnh đủ” nhiều đòn “choáng mặt” từ gián điệp Trung
Quốc.
Ngày mai chúng ta sẽ biết ông Trump hay
ông Biden sẽ thành tổng thống thứ 46 của Mỹ.
Phải nói là thời làm sếp Tòa Bạch Cung
ông Trump có tác động đến hợp tác khoa học giữa các nước phương Tây và Tàu. Có
lẽ chánh phủ ông là những người
đầu tiên cảnh báo về sự xâm nhập của giới quân sự Tàu trong các đại học phương
Tây, và có những hành động
cụ thể để hạn chế sự xâm nhập. Bài dưới đây là tóm lược một báo cáo chiến lược
của một chuyên gia tình báo Úc về sự xâm nhập đó.
"Hái
hoa xứ người, làm mật Trung Hoa" là một cách ví von của giới quân sự Tàu cộng trong chiến lược
nắm lấy, kể cả ăn cắp, công nghệ cao từ các nước phương Tây. Chiến lược đó được
gắn cho một cái danh xưng hết sức thi vị là "Picking
flowers, making honey". Đó cũng là tựa đề của một báo cáo của Alex
Joske về sự xâm nhập của giới quân sự Tàu dưới vỏ bọc "nhà khoa học"
trong các đại học Úc (1).