Affichage des articles dont le libellé est Xâm lăng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xâm lăng. Afficher tous les articles

dimanche 6 octobre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Thôi để nhà nước lo!

 

Bắt đầu từ tháng 12.2007, mỗi khi Trung cộng bắt tàu, đánh giết ngư dân là Hà Nội và Sài Gòn biểu tình phản đối.

Những năm 2012 đến 2014 thì Chủ nhật nào cũng có vài trăm người tụ tập hô đả đảo Trung Quốc. Nhưng rồi bắt bớ, tù tội, đuổi việc, lưu vong... dành cho họ.

Và đến tháng 6.2018 là cuộc biểu tình chống Trung Quốc cuối cùng tại Sài Gòn cho đến nay.

Trương Nhân Tuấn - Ngư dân Việt ở Hoàng Sa bị Trung Quốc hành hung dã man : Việt Nam có tỉnh trí nhìn lại ?


Về vụ ngư dân Việt đang đánh cá tại ngư trường truyền thống của Việt Nam tại Hoàng Sa bị hải cảnh Trung Quốc đánh dã man hồi cuối tháng Chín. Theo hình ảnh đăng lên báo thì ta thấy người thì bó tay, người thì nằm băng ca.

Theo lời khai của nhân chứng thì 40 người Trung Quốc đu lên tàu Việt Nam rồi dí đánh dân Việt bằng dùi cui, bằng ống tuýp sắt. Họ đánh từ sau lưng, đánh lên đầu, lên tay. Phải quỳ lạy họ mới buông tha. Kết quả có 4 người bị thương, có người bị gãy tay. Trung Quốc cũng tịch thu hết tất cả dụng cụ trên tàu cùng vài tấn cá, sau đó đuổi tàu Việt Nam đi chỗ khác.

Phát ngôn nhân ngoại giao Việt Nam sau vụ này có “giao thiệp nghiêm khắc với Trung Quốc”. Hội Thủy sản Việt Nam có gởi công văn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tố cáo Trung Quốc cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân và kiến nghị cần tăng cường hỗ trợ ngư dân khi đi đánh cá trên biển.

vendredi 4 octobre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Anh em chí cốt đâu hết rồi bay?


Hoa Kỳ, Anh và Canada công khai lên án việc Trung Quốc tấn công, đánh đập dã man 10 ngư dân Việt Nam và cướp bóc, hủy hoại tài sản của họ, khi họ đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 29/09 vừa qua.

- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller tuyên bố:

“Hoa Kỳ vô cùng quan ngại trước các thông tin về hành động nguy hiểm của tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29 tháng 9. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành vi nguy hiểm và gây mất ổn định ở Biển Đông''.

mardi 1 octobre 2024

Đặng Sơn Duân - Nhận diện hung thủ tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa


Hai tàu Trung Quốc tấn công các ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 29.09 là tàu Tam Sa Chấp Pháp 101 (Sansha Zhifa 101) và Tam Sa Chấp Pháp 301 (Sansha Zhifa 301).

Theo lời kể của các ngư dân bị tấn công được báo chí Việt Nam thuật lại chiều ngày 01.10, các tàu tấn công họ là hai tàu sắt mang số hiệu 301 và 101. Hai tàu này đã thả 3 ca nô truy đuổi tàu cá QNg 95739 TS vào sáng 29.9, khi tàu này đang neo tại vị trí có tọa độ 16 11'N /112 23'E ở quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, dữ liệu tàu biển cho thấy hai tàu Sansha Zhifa 101 và Sansha Zhifa 301 xuất hiện tại khu vực này vào sáng 29.09. Đây là các tàu thuộc Cục chấp pháp hành chính tổng hợp và quản lý tình trạng khẩn cấp của cái gọi là thành phố Tam Sa.

lundi 9 septembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Cả nước đồng ca đòi độc lập

Ông Vladimir Putin đã tấn công Ukraine, lấy cớ nước này đang muốn gia nhập Minh ước NATO. Giờ lại nghe nói ông đang nhòm ngó ba quốc gia bên bờ biển Baltic, nằm ở phía Tây nước Nga!

Một bài trên báo The Daily Beast của Anna Nemtsova ngày 30 tháng Tám, 2024, cho biết một số “blogger,” có cả các sĩ quan quân đội Nga và các ngôi sao truyền hình ở Nga, đã đề nghị đánh chiếm hòn đảo Gotland (thuộc Thụy Điển), dùng đó làm căn cứ đánh ba nước để thử coi khối NATO dám ngăn cản ông hay không! Ông Putin hành động không thể đoán trước được, vì không ai biết lòng tham của ông mạnh đến mức nào!

Ba quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania đã tuyên bố độc lập khi đế quốc cộng sản Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Từ năm 2004 họ đã theo gương Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối NATO và Liên hiệp Âu châu, EU, từ năm 2011 bắt đầu dùng đồng euro làm tiền tệ.

vendredi 12 juillet 2024

Lê Đức Dục - Đại bác không ru đêm

 

Xin đt my n trm lên khói

Nh gió thi v phía V Xuyên

40 năm ri còn đau nhói

6X – hai b nh và quên

Hi n nếu không vào đi hc

Có th mình lên bám cht ri

Đi gia nghĩa trang : bao bè bn

Bia đ, sinh : thp niên sáu mươi

Nguyễn Phan Khiêm - Hôm nay giỗ trận Vị Xuyên lần thứ 40


Ngày 12/07/1984, quân đội Việt Nam tổ chức trận đánh phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sư đoàn 356 có 593 chiến sĩ hy sinh, 820 chiến sĩ bị thương. Ngày 12/07 hàng năm trở thành Ngày Giỗ trận Vị Xuyên đầy xót xa...

Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, Việt Nam đã đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/03.

Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam, khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

vendredi 15 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

1) Cứ tới ngày ngày 14/03 hàng năm, người Việt tưởng nhớ sáu mươi bốn cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988.

Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh sáu mươi bốn liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số sáu mười bốn người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Cụ Hoàng Nhỏ mất ngày 30/01/2023. Từ khi cụ già yếu năm 2022 không còn ra bãi biển cúng được nữa, con cháu thay cụ bày bàn cúng giỗ anh linh liệt sĩ Trường Sa hàng năm!

Nguyễn Đình Bổn - Nếu không có tâm thức chống Tàu, chúng ta đã thành vô danh như dân tộc Khiết Đan!

 

Những ai mê tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, đọc Thiên Long Bát Bộ đều yêu quý Tiêu Phong (Kiều Phong) như một trong những đại anh hùng xuất chúng.

Tiêu Phong là người dân tộc Khiết Đan, nhưng ngày nay tuy là một dân tộc lớn nhưng lại KHÔNG có tên trong số 56 dân tộc Trung Quốc. Họ đã hoàn toàn bị xóa sổ.

Không chỉ là một dân tộc lớn, một thủ lĩnh bộ lạc tên là Gia Luật A Bao Cơ đã thống nhất các bộ lạc Khiết Đan vào năm 916, ông dựng nên nước Khiết Đan, tới năm 947 đổi quốc hiệu là Đại Liêu.

mardi 12 mars 2024

Trần Trung Đạo - Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh « chiến thuật xúc xích » của Hitler và Tập Cận Bình

 

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Chiến thuật này được các đảng cộng sản áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai. Trong đó các đảng cộng sản Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô, đã từng bước loại các thành phần không cộng sản ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ cộng sản Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không cộng sản cuối thập niên 1940.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Đình Ấm - Máy bay C919: Làm gì mà « hoắng » lên như thế

 

Hôm 27/02/2024 tập đoàn sản xuất máy bay Trung Quốc COMAC đưa hai chiếc máy bay dân dụng C919 và RJ21quá cảnh ở sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) để đi Singapore dự Airshow (triển lãm). 

Nói là “quá cảnh” nhưng có vẻ như Vân Đồn mới là Airshow, bởi vì tại đây chiếc máy bay chở khách thân hẹp C919 được giới thiệu, trình diễn, biểu diễn dưới sự quan tâm đặc biệt của chủ nhà. VTC Now tổ chức một phóng sự dài, ca tụng hết lời C919, 50 hành khách lên bay thử C919.

Nhiều đoàn từ Hà Nội lên tham quan, nghe, xem trình diễn trong đó có thứ trưởng bộ Giao thông Vận tải, anh “nhà to” Hoàng Đức chuyên nghề giới thiệu, quảng cáo, ca ngợi những ngôi nhà, lâu đài biệt phủ cực kỳ xa hoa, lộng lẫy của các đại gia, quan chức cũng lên “ngỡ ngàng sờ tay vào máy bay” ca ngợi hết lời. Trước đó báo Tuổi Trẻ và một số báo khác đăng: “Máy bay C919 Trung Quốc thách thức Airbus, Boeing”.

mardi 5 mars 2024

Tạ Duy Anh - Ngày tổng động viên

Hoàn toàn ngẫu hứng, nhóm cựu binh chống Tầu chúng tôi hẹn gặp nhau tại nhà anh Nguyễn Thái Long, tác giả cuốn sách quý hiếm "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa", vào đúng ngày Tổng động viên cách đây 45 năm.

Tất cả chúng tôi vẫn nhớ nguyên vẹn không khí sục sôi của buổi sáng hôm ấy, khi Chủ tịch nước Việt Nam, cụ Tôn Đức Thắng phát lệnh tổng động viên qua Đài tiếng nói Việt Nam. Khi đó, người nhiều tuổi nhất trong số chúng tôi cũng chỉ mới ngoài hai mươi.

Không hề cường điệu khi nói "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa" quý hiếm, vì cho đến nay, số tác phẩm viết về cuộc chiến 1979 còn quá ít.

vendredi 1 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Mất quê hương

Bạn đã bao giờ được… khóc khi nghe đọc kinh Phật chưa?

Vâng, hôm qua tại Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật đắc đạo, gã đã được… khóc khi nghe 210 phật tử người Tây Tạng đọc kinh.

Cả 210 kẻ bị cộng sản Trung Quốc xua đuổi khỏi quê hương Tây Tạng hùng vĩ của mình cùng đồng thanh đọc kinh Phật. Gã không hiểu đó là bài kinh gì. Gã chỉ biết âm vang của nó như tiếng thổn thức đớn đau kiếp tha hương khi trầm khi lắng, và ào ạt muôn sóng dữ hờn căm bọn cướp quê hương, và như tiếng hú hoang dại bầy thú thẫn thờ, hoảng hốt giữa rừng cháy.

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (3)

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược.

Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc.

Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

dimanche 25 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (2)

 

Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật). Được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.

Trong chương 3 “Điên cuồng chống Việt Nam một cách công khai”, mục 4 “Tấn công Việt Nam từ hai hướng” ghi rõ:

“Bọn cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979.

vendredi 23 février 2024

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Xét theo phương diện công pháp quốc tế, tiêu đề đó hoàn toàn chính xác khi một quốc gia đem quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác, bất luận biện minh cho mục đích như thế nào.

Nhưng riêng đối với cuộc chiến năm 1979, thì bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều khập khiễng, khi không xét đến mối quan hệ giữa hai chế độ cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam. Mà theo đó, nguyên nhân chính yếu là quan hệ ý thức hệ Cộng Sản mang tính cách quyết định. Giả thiết, nếu một trong hai quốc gia khi ấy không phải là chế độ cộng sản, thì đã có cuộc chiến khiến làm thiệt mạng hàng vạn người ở cả hai bên cuộc chiến hay không ?

mercredi 21 février 2024

Tiểu Vũ - Một chiều biên giới

 

Bốn mươi lăm năm trôi qua, bài hát “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung (phổ thơ Lò Ngân Sủn) vẫn còn nguyên sức lay động lòng người bởi giai điệu và ca từ quá đẹp, bài hát nhắc nhớ về một thời hàng triệu thanh niên lên đường quyết tâm bảo vệ biên cương tổ quốc.

Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1979) lúc 4 giờ 17 phút sáng 17 tháng Hai, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc dội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy và xóm làng của người dân.

Từ thời khắc đó, một lần nữa cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của dân tộc ta bắt đầu được đánh dấu bằng những trận chống trả quyết liệt, hàng triệu người đã đổ xương máu để bảo vệ từng tấc đất của tiên tổ cha ông để lại.

mardi 20 février 2024

Đỗ Trung Quân - 17-2 -1979

Chuyện từ một tờ báo được “tam ban triều điển“ của Triều đình. Phó ban tuyên giáo Huỳnh Thanh Hải khi ấy nói “Chuyện người ta muốn quên các anh cứ khơi lại, nhắc mãi …“

Để Mị nhắc cho mà nhớ:

Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Biên Giới Tháng Hai của nhà báo Huy Đức trên cụm trang Góc nhìn số ra ngày thứ Hai 09.02.2009. Bản online của bài này được đăng lên website sgtt.vn ngay sau đó.

Đến trưa ngày 09.02.2009 bài này bị “trển” bắt rút khỏi website, và bản báo giấy thì bị điểm mặt chỉ tên lưu “sổ bìa đen” trong cuộc họp giao ban với ở “trển” vào thứ Năm tuần đó.

Lưu Trọng Văn - Ước gì quá khứ được khép lại

 

Có quan chức hỏi gã, tại sao trên mạng những ngày lịch sử chiến tranh với Pháp, Mỹ cộng đồng mạng ít nhắc đến, trong khi ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 17.2 Trung Quốc đánh Việt Nam cộng đồng mạng tràn ngập tưởng niệm?

Cùng là quá khứ chống xâm lăng của Dân tộc mà. Phải chăng nhiều người ghét Trung Quốc?

Gã ngạc nhiên trước thắc mắc của vị quan chức nọ. Gã càng ngạc nhiên hơn khi một nhóm dư luận viên tạo ra các Facebook với các hình ảnh chống Mỹ, Pháp trong ngày 17.2 này. Họ có ý nhắc nhở cộng đồng mạng kẻ thù là ai.