Affichage des articles dont le libellé est Đặc quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đặc quyền. Afficher tous les articles

jeudi 14 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (7)

Vụ xe công lãng phí bấy lâu nay luôn gây xôn xao dư luận. Người dân bất bình bởi tất cả những thứ của công đều được mua sắm bằng tiền thuế do họ đóng góp, sử dụng lãng phí có khác gì chà đạp lên mồ hôi, công sức dân.

Lâu nay nhà cầm quyền xứ này luôn tự ý bày đặt ra những quy định và bắt mọi người phải thừa nhận, tuân theo. Họ lúc nào cũng cho rằng mình là đúng, kể cả cái sai cũng... đúng. Ai phản đối thì bị quy chụp vi phạm pháp luật.

Pháp luật trong tay họ trở thành thứ công cụ riêng để trấn áp những người không đồng tình, ủng hộ họ, vạch ra sai trái của họ. Ở xứ này, pháp luật không phải công lý, không phải để vì mọi người. Nó chỉ phục vụ cho thiểu số.

samedi 20 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (3)

Làng Trà Phương (xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) quê tôi bé tí mà cũng có những hai bãi tha ma. Bây giờ gọi tuốt là nghĩa trang, nghĩa địa, chứ ngày xưa chỉ nôm na bằng bãi tha ma.

Thậm chí còn đơn giản hơn, là mả. Một cái có tên Mả Đò ở xóm ngoài, còn cái kia tên Mả Vối xóm trong. Dân làng chết, ai gần chỗ nào thì chôn chỗ ấy. Tại sao tên Mả Đò? Nguyên do cái bãi tha ma này nằm kế ngay bến đò đi qua một nhánh rộng của sông Văn Úc, đò nối từ làng Trà sang làng Tú Đôi thuộc tổng Ngũ Phúc.

Nghe các cụ kể chỗ này từ thời nhà Lý là nơi định cư của những tù binh xứ Chiêm Thành, bị vua Lý bắt về đày ở đó để mở mang khai phá đất đai vùng duyên hải. Mả Đò lúc đầu chỉ chôn cất những kẻ bại trận tha hương, sau dân sở tại cũng chôn đó luôn, thành cái bãi tha ma ngay bến đò. Các bậc tiên tổ, tiền nhân họ hàng nhà tôi cũng chôn ở Mả Đò, mỗi ngôi mộ một nấm cỏ xanh, gia tộc khi sống thì quần tụ với nhau từng khu sau lũy tre làng, chết lại về Mả Đò sum họp nơi âm phủ.

vendredi 19 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (2)

Ở xứ ta, có lẽ do chịu ảnh hưởng những quan điểm về đời sống tâm linh từ Trung Quốc nên cả nghìn năm nay người ta luôn cho rằng tồn tại cõi âm ngoài cõi dương.

Sinh ký tử quy, sống chỉ để tạm gửi thân xác, chết mới là về nơi vĩnh hằng. Người sống có khi chỉ sống tạm bợ, vất vưởng nhưng khi chết lại được tiễn đưa khá hoành tráng rình rang. Sống dầu đèn, chết kèn trống. Cái mộ có khi còn chắc hơn cái nhà. Tiền học cho con không có nhưng vẫn có thể đốt vàng mã linh đình gửi xuống âm phủ cho người chết có cái mà dùng…

Chỉ có điều, tất cả những cung cách ấy được cuộc cách mạng vô sản coi là biểu hiện phong kiến, lạc hậu, cổ hủ. Người vô sản giương cao ngọn cờ vô thần, muốn tiêu diệt hết những thứ mà họ không ưa. Phá đình phá chùa, tịch thu đất nhà thờ, hạn chế cúng bái, hô hào bài trừ mê tín dị đoan… có một thời hoành hành khắp trong nam ngoài bắc. "Rồng 5 móng vua quan thành bụi đất/Mỗi câu thơ đều dội tiếng ta cười" (Chế Lan Viên). Tiếng cười sắc lạnh nghe rất ghê sợ.

dimanche 28 avril 2024

Hoàng Tuấn Công - Đánh kẻ ngã ngựa?


Nhiều người gọi những lời chỉ trích, phẫn nộ của dân chúng dành cho mấy vị tai to mặt lớn vừa mới “xin thôi giữ các chức vụ” là “đánh kẻ ngã ngựa”.

Sự thực họ có phải là những “kẻ ngã ngựa” không?

Trên đấu trường hoặc chiến trường, hai bên sử dụng binh khí đấu nhau trên lưng ngựa. Một bên bị đối thủ dồn đến mức ngã ngựa. Tính mạng kẻ ngã ngựa lúc này hoàn toàn nằm trong tay kẻ ngồi trên ngựa.

Nguyễn Thông - Quan và dân (2)


Chế độ này, mặc dù nó là kết quả của cuộc nổi dậy chống phong kiến, bài trừ, tiêu diệt phong kiến - thực dân, lập nên chính quyền nhân dân, nhưng về cơ bản nó vẫn theo mô thức cũ, thậm chí còn tệ hơn.

Xã hội vẫn bị chia thành đẳng cấp rõ rệt. Số ít nhưng nắm quyền cai trị được gọi tên chung là cán bộ, từ cấp phường xã trở lên tới trung ương cứ nằm trong bộ máy lãnh đạo đều là cán bộ. Có cán bộ, cán bộ trung cấp, cán bộ cấp cao, cán bộ cao cấp, cán bộ cơ sở, cán bộ địa phương, cán bộ trung ương.

Đó là dạng quan mới. Phong kiến bị chôn vùi, vua quan bị lật đổ, “rồng 5 móng vua quan thành bụi đất” thì nay là phong kiến mới, núp bóng nhân dân, vậy thôi.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (7)

 

Sinh thời thày (cha) tôi rất thích uống chè. Sở thích này có lẽ hình thành từ hồi trẻ làm thư lại (một dạng thư ký) ở phủ Kiến Thụy tỉnh Kiến An. Tỉnh này về sau được chính quyền mới sáp nhập vào Hải Phòng, giờ thị xã Kiến An cũ chỉ là một quận.

Nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái địa danh “thị xã” để gọi những đô thị các tỉnh, chẳng hạn thị xã Lạng Sơn, thị xã Hồng Gai, thị xã Tây Ninh, thị xã Vĩnh Yên… giản dị, hiền lành, chứa đầy yêu thương.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh con giai cụ Đặng Văn Ngữ nổi tiếng với bộ phim “Thị xã trong tầm tay” về Lạng Sơn thời đánh nhau với cộng sản Tàu năm 1979. Cứ thử nghĩ, nếu là “Thành phố trong tầm tay” thì nó chuồi chuội thế nào ấy, chắc chả được người đời yêu thích mấy.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (6)

Nhắc chuyện buôn chè của mấy ông sinh viên giỏi buôn hơn học, lại bần thần nhớ hồi bu tôi buôn chè, xé rào, bươn chải bằng mọi cách để sống sót trong một nền kinh tế ngày càng lụn bại những năm thập niên 70 - 80 ở miền Bắc.

Nhà tôi làm ruộng, đất đai bị trưng thu, góp hết vào hợp tác xã (thực chất là cướp, rồi mấy chục năm sau hợp tác xã tan rã vẫn không được trả lại một mét nào).

Sau năm 1975 nhà nước tiếp tục áp dụng cách cướp này ở nông thôn miền Nam, với tên gọi tập đoàn sản xuất (thay cho hợp tác xã đã quá nhiều tiếng xấu) để tiến lên nền nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. May mắn thay, nông dân miền Nam không mặn mà với trò hình thức nên nó bị chết yểu.

dimanche 18 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (kỳ 3)

 

Nói tiếp về từ “đối tượng”. Như đã kể, ngoài việc để chỉ những người, nhóm người được các tổ chức chính trị (đảng), chính trị xã hội (đoàn, đội, hội, mặt trận) để ý nhằm kết nạp, thì nó trong rất nhiều năm, nhất là thập niên 60 - 80 ở miền Bắc được dùng nói về người đang được yêu, bất kể trai hay gái.

Thêm nghĩa nữa cũng rất phổ biến trong chính quyền cộng sản, nhất là vào thời hậu chiến, từ đối tượng để chỉ những nhóm người được ưu tiên, gọi là “đối tượng chính sách”.

Ném biết bao xương máu vào cuộc chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, sau khi chiến thắng, bên thắng cuộc đã bù đắp cho phe mình bằng sự ưu tiên. Họ gọi đó là công bằng, nhân văn, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng cần nói rằng đã ưu tiên thì sẽ vứt bỏ quy định chung, thứ quy định mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng.

vendredi 16 juin 2023

Hiệu Minh - Email của một người hoạt động cách mạng trước năm 1945

Vừa nghe tin về chính sách “con người hoạt động cách mạng trước năm 1945 được cộng điểm ưu tiên lớp 10”, tôi phải đội mồ ngồi dậy và lấy cái smartphone nối wifi và viết email này từ nghĩa trang Mai Dịch.

Mấy năm trước nghe nói có chuyện “cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học” tôi đã thấy ngứa tay rồi, nhưng mình không thuộc diện mẹ Việt Nam anh hùng nên bỏ qua.

Nhưng vụ “ưu tiên” này thì quả thật tôi không thể chịu nổi. Làm một bài toán đơn giản, tham gia cách mạng trước năm 1945 thì cũng cỡ 15-16 tuổi như Lê Văn Tám hay Kim Đồng là trẻ nhất, thì bây giờ cũng đã ngoài 90 tuổi nếu không nói hầu hết đã 100++ và quy tiên.

jeudi 18 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

vendredi 21 avril 2023

Nguyễn Thông - Trông người ngó ta

 

Hôm nay 21.04, các báo mậu dịch thông tin về bản dự thảo những lãnh đạo cao cấp xứ này được đề nghị “hưởng” tiêu chuẩn cảnh vệ đặc biệt. Ngoài tứ trụ còn thêm cả người của đảng cầm quyền đang giữ vị trí thường trực ban bí thư.

Dự thảo nêu, chẳng hạn tứ trụ “Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc, chỗ hoạt động; bảo đảm an toàn về đồ dùng, vật phẩm, đồ ăn uống, phương tiện đi lại. Đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường, đi tàu hỏa bằng toa riêng, đi máy bay được dùng chuyên khoang hoặc chuyên cơ.

Thường trực Ban Bí thư sẽ được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc và khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết”.

vendredi 16 septembre 2022

Nguyễn Thông - Đặc lợi

 

Nhớ hôm ra sân bay Tân Sơn Nhất (hôm nào, nhà cháu chả khai lúc trốn trong đống rơm đâu) gặp sự này:

Làm thủ tục vé xong, nhà cháu ra ngoài rìa đường làn A hút thuốc, dù biết "hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn" như hãng Craven đã cảnh báo. Một cái xe biển xanh 80 xịch tới, một xe còi hụ cảnh sát bám đít cũng xịch. Nhân viên cung kính mở cửa xe 80, một ông già trán hói đồi mồi bước ra.

Nhà cháu hay tò mò đọc báo nên nhìn là biết đích thị ai rồi. Ông giáo sư tiến sĩ dân quen gọi đùa là giáo sĩ tiến sư, nghề nghiệp chuyên... nói phét về cụ Hồ.

dimanche 28 novembre 2021

Nguyễn Thông - Đảng tiêu tiền

 

Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định... nghỉ hưu cho mấy ông bà "nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư". Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông "nguyên ủy viên bộ chính trị".

Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện. Vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.

Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ. Dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy.

samedi 2 octobre 2021

Huy Đức - Cấp thứ trưởng trở lên không phải là người thường

 

Hôm trước tôi viết, "Ông Vũ Đức Đam cũng là người thường, ông Đam làm thế nào cứ để người dân làm thế ấy". Hóa ra tôi sai. Không chỉ ông Đam không phải là người thường mà cấp thứ trưởng trở lên cũng không phải là người thường.

Đầu tháng 9-2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi châu Âu, cuối tháng 9-2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cuba và Mỹ. Như chúng ta đã thấy, vừa trở về là các vị ấy họp hành, thăm thú ngay. Trong khi, tùy tùng thì phải đi cách ly 7 ngày dù tất cả họ đều phải tiêm hai mũi vaccin ít nhất 14 ngày trước đó.

Chế độ cách ly này được thiết lập bởi Bộ Y tế, theo đó, những ai giữ chức vụ tương đương thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly. Số còn lại phải cách ly tập trung 7 ngày.

dimanche 8 août 2021

Đỗ Hoàng Diệu - Vaccin « ông ngoại », câu chuyện hàng ngày

 

Hôm 21 tháng 7, truyền thông đưa tin: người thân cận của tổng thống Hàn Quốc, thống đốc tỉnh Nam Gyeongsang là Kim Kyoung Soo phải vào tù vì "làm giả ý kiến trên mạng", hòng tạo ra lợi thế cho ứng viên Moon Jae In trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.

Cùng thời gian này, mạng xã hội Việt Nam xôn xao bàn tán về "vaccin ông ngoại". Sau mấy ngày, "vaccin ông ngoại" trở thành vở hài kịch lộng lẫy của chính quyền, mà cảnh cô hoa khôi nộp phạt mười mấy triệu đồng đã vội vàng khép lại tấm màn nhung dối trá. Màn khép lại, màu đỏ thẫm uy quyền hiện ra như ngáo ộp buộc dân ngậm miệng.

Bất cứ ai đang sống tại Việt Nam hay có một chút hiểu biết đúng đắn về Việt Nam đều biết "vaccin ông ngoại" là câu chuyện xảy ra hàng ngày khắp nơi trên dải đất hình chữ S, từ ông ngoại chủ tịch xã đến ông ngoại giáo sư, cho tới ông ngoại trung ương.

lundi 2 août 2021

Trịnh Hồng Thọ - Sài Gòn, ăn mày còn đòi xôi gấc

 

Các bạn biết ai nói câu này không? Đó là những người sinh sống ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, miệt thị người Sài Gòn vì đã dám chê, không muốn chích vaccin Sinopharm của Trung Quốc. (1)

Họ lập luận rằng trong tình hình dịch căng thẳng thế này, người chết rất nhiều, dân Sài Gòn có vaccin Sinopharm để chích kịp thời phải thấy mừng, vậy mà còn chê bai.

Họ lập luận Sinopharm đã được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt, chất lượng còn cao hơn vaccin của Mỹ, do không có báo cáo chết người sau khi chích. Nếu Sài Gòn chê thì đem ra Bắc, họ sẵn sàng nhận. Dân Quảng Ninh mới vừa hồ hởi chích Sinopharm đó thôi!

jeudi 22 juillet 2021

Mai Quốc Ấn - Tiêm trước cho con ông cháu cha là thách thức pháp luật!


Quốc hội nói vaccin gặp nhiều thách thức nhưng 13/7 có vaccin mà 22/7 dân Sài Gòn mới bắt đầu được tiêm. Trong khi Hà Nội được ưu tiên tiêm trước lại lộ ra các suất ưu tiên.

Trước đó Thủ tướng nói ưu tiên cho Tp.HCM, và thực sự rất cần được ưu tiên vì nơi đây bùng phát dịch dữ dội nhất.

Xin thưa cùng Quốc hội, thách thức lớn nhất là việc các con ông cháu cha làm lộ ra việc ưu tiên tiêm vaccin theo quan hệ.

Võ Xuân Sơn - Khoe

 

Khoe là nhu cầu của con người ta. Bạn thi đậu đại học, khoe. Bạn tốt nghiệp ra bác sĩ, khoe. Bạn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, khoe. Bạn mua xe mới, khoe. Bạn mua nhà, khoe. Bạn cưới vợ, khoe… Thậm chí có bạn ly hôn xong cũng khoe.

Tuy nhiên, tất cả những cái khoe như tôi nói bên trên là khoe cái của mình. Vừa là khoe, vừa là bố cáo cho thiên hạ biết mình đã được như vậy, mình có những cái đó, để bạn bè chia vui với mình. Đôi khi cũng để cho những đối thủ xấu chơi, những kẻ ganh ghét, khó chịu thêm với mình. Thậm chí là tỏ thái độ đắc thắng trước những kẻ luôn tức tối khi mình có thành công.

Có một dạng nữa, không phải khoe mình, nhưng gián tiếp khoe mình, đó là khoe con. Gần như mọi ông bố bà mẹ người Việt có con thành đạt đều thích khoe con. Người thâm trầm thì khoe với bạn bè thân thiết, người phô trương thì khoe với mọi người. Nhiều người con cái kém thành đạt, nhưng vẫn tìm cách để khoe. Thậm chí, có người con cái bất hiếu, nhưng cũng cố tỏ ra cho hàng xóm, láng giềng thấy rằng con mình có hiếu lắm.

mercredi 21 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Ông ngoại


Thiên hạ rần rần vụ cô gì đó khoe ông ngoại. Kể ra mà có một ông ngoại vượt lên trên mọi quy định thì cũng đáng để hãnh diện lắm chứ.

Tôi tin 10 người đang có ý kiến thì hết 9 người là vì « ghen tị », chứ họ mà có ông ngoại cỡ đó thì còn tận dụng đủ thứ chứ chẳng đùa.

Tôi còn tin thêm một điều nữa, là cái ông ngoại của cô gái kia chẳng vi phạm quy định của ông cố ông tổ gì đâu. Bằng chứng là mấy cái Bệnh viện như Bạch Mai hay Nhi Trung ương gì đó, được phân bổ số vaccin gấp 4, 5 lần số lượng nhân viên, trong khi mấy bệnh viện ở Sài Gòn, được phân số vaccin chưa bằng nửa số nhân viên.

Mai Bá Kiếm - Dị biệt văn hóa : Quá khó chịu !


Từ năm 1990, luật sư Nguyễn Phương Danh và tôi thường đàm đạo về văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Anh Danh nói câu khái quát: “Mình có thể sống chung với người dị biệt giàu nghèo hay dị biệt học vấn, chứ không thể sống chung với dị biệt văn hóa”.

Luật sư Danh tốt nghiệp cử nhân luật, rồi theo cách mạng. Sau 30/04/1975, anh Danh là công an chấp pháp quận 3 (bây giờ là cảnh sát điều tra), anh ăn mặc lịch sự và hay chải đầu nên bị sếp phê bình là “tác phong tư sản”.

Khi xếp ngạch, anh Danh mang lon hạ sĩ quan, nên thắc mắc “tôi có bằng cử nhân luật”. Sếp chửi: “Bằng của cậu Ngụy cấp không có giá trị!”. Anh Danh xin chuyển ngành!