Chuyện
kể về lực lượng đầu tiên của Bắc Hàn được đưa ra chiến trường ở Nga rằng, hầu
như sau khi được thông báo, tất cả bộ đội Bắc Hàn đều giơ tay xin đi.
Tiết
lộ từ những cựu quân nhân đào tẩu khỏi chế độ cộng sản Bắc Hàn có đường dây
liên lạc bí mật trong nước cho biết, kèm lời giải thích làm sáng tỏ một sự
thật.
Cựu
chiến binh Triều Tiên Ryu Seong Hyeon, đã đào tẩu vào năm 2019, nói với tờ WSJ
rằng ông ta không cần phải tưởng tượng chuyện hàng ngàn binh lính Bắc Triều
Tiên được triển khai đến tiền tuyến của Nga hiện đang nghĩ gì. Đơn giản là cách
đây không lâu, ông là một trong số họ.
Hóa ra em Ủn giương đông kích tây các mẹ ạ.
Em ấy phá cmn hết đường bộ liên Triều mấy hôm trước, rồi tỏ ra đe dọa người anh
em Hàn Quốc. Nhưng thực tế là để kéo 12 ngàn quân sang đánh thuê cho Nga.
Vụ này coi như để trả mối ân tình từ thời
Kim Nhật Thành được Liên Xô hỗ trợ để đánh Mỹ và Hàn hồi chiến tranh Triều
Tiên.
Mặt khác cũng là cách bán máu kiếm tiền
và dầu mỏ từ Nga. Điều này cũng cho thấy rằng Nga đang rất thiếu quân. Con số 12
ngàn lính không phải là ít và có thể còn tăng thêm nữa.
Mười bốn tàu dầu chở 10 triệu thùng dầu của
Nga đã bị “mắc cạn” ngoài khơi Hàn Quốc đã vài tuần và vẫn chưa được bán, do lệnh
trừng phạt của Mỹ cũng như vướng các vấn đề thanh toán.
Ở một diễn biến khác: Nepal yêu Nga trả lại
những người Nepal mà Nga tuyển dụng đánh thuê cho cuộc chiến ở Ukraine, và bồi
thường cho những người đã chết
Moscow tiếp tục chiêu mộ không chỉ những
người nước ngoài mang quốc tịch Nga, mà còn tìm kiếm người ở các quốc gia khác
để chiến đấu cho "thế giới Nga".
(Philippe Gélie, LeFigaro 25/08/2023)Trong nước Nga của Vladimir Putin, cái chết thê thảm của một « kẻ phản bội »
chỉ là vấn đề thời gian.
Từ tổng thống Mỹ cho đến một công dân Nga bình thường, không
ai nói rằng « ngạc nhiên » cả. Đối với Yevgeny Prigozhin và các đồng đội
Wagner, thiệt mạng tối thứ Tư trong vụ chiếc máy bay đi từ Matxcơva đến Saint-Pétersbourg
bị rớt, thì mất đúng hai tháng, sau vụ nổi loạn gần như là đảo chánh.
Với ông chủ điện Kremlin, sự trừng phạt dường như tùy theo tội
đã phạm : gu-lắc cho đối lập chính trị, thuốc độc cho những kẻ đào tẩu, té chết
hay « tự tử » đối với các tài phiệt thiếu trung thành...Về phần Prigozhin, người
chiến binh cơ hội thì được dành cho một sự dàn cảnh thời chiến, chiếc phi cơ có
vẻ như đã bị một trong những hỏa tiễn phòng không - mà ông ta đòi hỏi cho đội
quân của mình - bắn trúng.
Nguồn tin này nói rằng ngược với Yevgeny Prigozhin, « Wagner không tin tưởng vào những bảo
đảm của Lukashenko cũng như Putin, và theo chúng tôi thì họ có lý ».
Orden
Respubliki, mà ảnh hưởng trong quân đội Nga vẫn chưa rõ, thậm chí còn nghi ngờ việc
doanh nhân này đã có được quyền miễn trừ từ Minsk và Matxcơva cho các chiến
binh và cá nhân ông ta. « Những con
người hành động như Utkin, Ratibor và các đồng đội của họ đều biết giá trị
những lời cam kết của Putin»
Với vóc
dáng chắc nịch và chiếc cằm vuông, Alexander Kuznetsov là chỉ huy nổi tiếng thứ
hai của Wagner. Theo Orden Respubliki, anh ta là người chỉ đạo việc chiếm Rostov
trên sông Đông vào tối 23 tháng Sáu.
1/ Về
danh chính ngôn thuận, Prigozhin và lực lượng Wagner chuyên nghiệp, trung thành
với ông đã được thu xếp sang định cư tại Belorus. Trên thực tế, khoảng hơn 10
ngàn lính Wagner thiện chiến cùng với xe cộ đã đến Belorus đóng quân.
Theo
như các thông tin của các phía công bố, trước hết lực lượng này làm nhiệm vụ
giúp Belorus huấn luyện quân đội trong tác chiến. Sau đó họ có những công việc ở
Châu Phi, là địa bàn truyền thống và thu lợi béo bở của Wagner.
Wagner
của Prigozhin vẫn có khả năng tự phát triển, bằng cách tuyển dụng thêm lính
chuyên nghiệp từ các nguồn bên trong nước Nga và bên ngoài nước Nga. Địa bàn hoạt
động chủ yếu ở châu Phi, nhưng có cả các địa bàn ở Trung Đông, Mỹ latinh và nhiều
nơi khác… Kinh phí chúng có được từ các mối lợi đánh đổi với các nhà chính trị,
nhận trực tiếp từ các chính phủ thuê mướn họ.
Chính phủ các nước Âu Mỹ đều đang bàn kín
những kế hoạch đối phó với một nước Nga “hậu Putin.” Có lẽ người đang lo tính
toán nhiều nhất là Tập Cận Bình.
Những truyện trinh thám, gián điệp thường
kể những màn rất ly kỳ, rắc rối, khó hiểu trước khi kết thúc. Câu chuyện
Vladimir Putin đang diễn ra đúng theo cách này.
Gần hai tuần lễ sau khi Yevgeny Prigozhin
dẫn đạo lính đánh thuê Wagner về đe dọa Matskva rồi rút quân, tự mình chạy qua
xứ Belarus, bỗng có tin Prigozhin đã trở về thành phố St. Petersburg rồi, và có
thể đã có mặt ở thủ đô Nga! Chính Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus, xác
nhận tin này trước mặt hàng chục phóng viên, một việc xưa nay ít khi ông ta
làm, nhất là có cả mấy nhà báo ngoại quốc.
(Emmanuel Grynszpan,
Le Monde 07/07/2023)Được Kremlin nuông chiều nhờ mang lại những chiến thắng ở Syria hay Ukraina, họ
đã biến mất hay trở nên kín tiếng.
Năm 2016, họ hãnh diện chụp hình tại Kremlin bên cạnh
Vladimir Putin, ngực gắn đầy huy chương nhờ chiếm được Palmyra ở Syria. Giờ
đây, mười hai ngày sau cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner, các phó tướng của
Yevgeny Prigozhin đã trở nên những kẻ bị xa lánh. Dmitri Utkin (biệt danh
« Wagner »), Alexandre Kuznetsov (« Ratibor ») hay Andrei
Trochev (« Sedoi ») đã trở nên nhũn nhặn.
Trong khi ông chủ dùng máy bay riêng qua lại giữa Nga và
Belarus nhằm cố gắng cứu vãn những gì còn lại trong đế chế truyền thông, hệ
thống nhà hàng và lính đánh thuê của mình, những tay chân của Prigozhin phải
đối mặt với một lựa chọn phức tạp. Liệu họ cũng sẽ tị nạn ở Belarus, theo lời
mời của nhà độc tài Alexandre Lukashenko, trong khi chờ đợi cơn bão đi qua?
Sau vụ Wagner nổi loạn, hình ảnh tổng thống Nga chiếm trang bìa tất cả các tuần báo kỳ này. Trên trang nhất Le Point là hình ông Putin cùng với ảnh nhỏ của năm nhân vật khác, với dòng tựa « Hàng tỉ đô, quyền lực và phản bội : Cuộc chiến của các băng nhóm ». Courrier International vốn
ưa thích dạng biếm họa, đưa hình vẽ Putin với vẻ hoảng loạn đang cỡi
trên một con gấu có chiếc cổ nứt toang hoác, nhận định « Nga : Điều tệ hại còn ở phía trước ».
L'Express đăng chân dung Vladimir Putin trong chiếc khung mạ vàng đã bị che đi phân nửa, chạy tít lớn « Hậu Putin đã bắt đầu ».L'Obs chọn tấm hình Putin đầy đăm chiêu, đặt trên nền bìa màu đỏ với những đường rạch chéo màu đen, với tựa đề « Putin, quyền lực rạn vỡ ». The Economist đưa ảnh Putin buồn rầu với đầy vết rạn như một chiếc bình sắp vỡ, thẳng thừng nói về « Sự nhục nhã của Vladimir Putin ».
1. “Sự sỉ nhục cho Vladimir Putin” – “The
Economist” viết trong bài báo mới đây của mình:
“Một nhóm lính đánh thuê có vũ trang đã
hành quân qua đất nước của ông ta, hầu như không gặp phải sự kháng cự nào, chiếm
được hai thành phố lớn và tiến đến cách Mátxcơva khoảng 200 ki-lô-mét trước khi
rút lui mà không hề hấn gì. Tổng thống Nga đã cho thấy rằng ông ấy không thể
hoàn thành nhiệm vụ chính và lớn nhất của một nhà lãnh đạo – đảm bảo an ninh của
nhà nước.”
2. Tại sao ‘’Wagner sẽ tấn công Ukraine từ
Belarus’’ là chuyện nhảm nhí ?
Đầu tiên xin các bác quá bộ đọc lại PHẦN5 bài viết này cách đây 14 tháng.
Trong tình trạng này, Vladimir Putin sẽ
trở nên nguy hiểm hơn, phải dùng bạo lực để tái lập uy tín. Nga đã bắn hỏa tiễn
liên tiếp trên các thành phố ở Ukraine để chứng tỏ Puitn không bỏ cuộc. Putin sẽ
mạnh tay tiêu diệt những mầm mống chống đối trong nước.
Sáng Thứ Bảy Tổng thống Vladimir Putin
lên án và dọa tiêu diệt những “tên phản quốc,”sau khi quân Wagner chiếm đóng
thành phố Rostov-on-Don, tiến về thủ đô, đòi cách chức bộ trưởng quốc phòng và
tham mưu trưởng quân đội, chỉ còn cách Moscow dưới 200km. Buổi chiều, lại có lệnh
ân xá vì lính Wagner đã dừng chân, sau khi thương thuyết qua tổng thống
Belarus, Alexander Lukashenko. Ngày Thứ Ba, Lukashenko xác nhận Prigozhin đã
qua Belarus và ông có sẵn một doanh trại bỏ trống cho binh sĩ Wagner đồn trú, nếu
muốn. Lukashenko có thể nhờ quân Wagner bảo vệ mình nếu dân và quân đội Belarus
nổi dây; đồng thời cũng để tự vệ nếu cần chống lại Putin.
Ngày Thứ Ba, Tổng thống Nga Vladimir
Putin họp tất cả các chỉ huy trưởng quân đội và cơ quan an ninh để tự khoe
thành tích “dẹp loạn” đuổi được Yevgeniy Prigozhin và đạo quân Wagner.
Tối qua, trong bài phát biểu với tiêu đề
“Lời kêu gọi nhân dân Nga” - do trang thông tin Điện Kremlin đặt - nói về cuộc
binh biến, ông Putin khẳng định:
- Để tránh phải đổ máu và bị vào thế
“huynh đệ tương tàn” nên ông ấy giành thời gian 24 tiếng để “giải quyết trong
hòa bình”. Tức Putin muốn nói rằng chính ông ấy rất nhân đạo
- Ông Putin nói những phần tử tổ chức cuộc
binh biến đã phản bội đất nước.
Hôm
qua ngủ được 2 tiếng bỗng mơ đang đi làm ở WB, sếp bảo tìm cho cái bút bi mà
tôi lục cả đống trong tủ không thấy. Sợ quá bừng tỉnh, không ngủ được vì tức,
mình có phải tìm bút bi cho ai bao giờ, thế mà mơ vớ vẩn.
Mở điện
thoại thấy CNN nói tổng thống Putin sắp có thông điệp quan trọng, thế là bật
tivi chờ. Đúng 8 giờ tối Moscow thì ngài xuất hiện. Tiếng Nga quên hết nhưng
may CNN có dịch cabin dù hơi bập bõm.
Với vẻ
mặt giận dữ, Putin buộc tội những kẻ đứng sau vụ nổi loạn đã lừa dối quân lính
và lợi dụng họ để chống lại đồng đội của mình, những người đã kề vai sát cánh
vì lợi ích của đất nước, tương lai của đất nước.
(Hugo Ruaud,
Libération 26/06/2023)Đối với Vincent Tourret của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, thủ lãnh Wagner
rất hữu ích cho Matxcơva trong cuộc chiến với Ukraina.
Quyền lực Nga lung lay trong ba mươi sáu tiếng đồng hồ, bị
đe dọa bởi một người thân cận của tổng thống Putin, Evgueni Prigojine. Theo
Vincent Tourret, cuộc nổi dậy của nhóm Wagner đánh dấu sự thất bại của Vladimir
Putin và Matxcơva trong việc kiểm soát quân lính trên thực địa. Và sự rạn nứt
ngày càng tăng khiến điện Kremlin phải đối mặt với một tình thế tiến thoái
lưỡng nan : hoặc không dùng dịch vụ của Wagner và làm suy yếu quân đội, hoặc
giữ chân những chiến binh này bằng cách chấp nhận rủi ro xảy ra những cuộc binh
biến mới.
Làm thế nào mà Nga ra nông nỗi như cuối tuần qua ?
Vladimir Putin và giới tinh hoa Nga đã tạo ra một con quái
vật vượt khỏi tầm kiểm soát của họ. Họ khởi chiến ở Ukraina với suy nghĩ rằng
cuộc xâm lược sẽ kéo dài không đến một tuần, mọi việc sẽ ổn thỏa với một đội
quân chuyên nghiệp.
Cơ
đồ duy nhất của Prigozhin từ đầu cuộc chiến đến giờ là Wagner.
Bởi
vậy lý do Prigozhin chơi trò thị uy, đương nhiên là vì quyết định "quốc
hữu hóa" Wagner của Putin mà không hề hứa hẹn cho y một tương lai, ít nhất
là một chức sắc gì đó trong chính phủ hoặc quân đội.
Mặt
khác thì Prigozhin vốn dĩ đã nhiều lần công khai coi thường cả người có vị trí
cao nhất trong quân đội Nga là bộ trưởng quốc phòng Shoigu. Bởi vậy nên y hẳn
cũng không muốn bị sai khiến, nằm dưới sự chỉ đạo của tên này.
(Lauren Provost,
Libération 25/06/2023)Trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, Evgueni
Prigojine và đội quân của ông ta đã phát động một cuộc binh biến ngắn ngủi
nhưng ngoạn mục. Tuy những người lính đánh thuê rốt cuộc đã rút lui, tổng thống
Nga sau vụ này suy yếu đến nỗi có thể lo sợ những cuộc nổi loạn khác.
(...) Thành thật mà nói, dù có thể giải thích cuộc đảo chánh
và kéo quân tới Matxcơva của Evgueni Prigojine, nhưng nếu khẳng định hiểu rõ sự
đổi ý đột ngột của thủ lãnh lính đánh thuê Wagner sẽ là nói dối. Kết cuộc của
ngày nổi loạn điên cuồng này để lại cho chúng ta nhiều câu hỏi hơn là câu trả
lời.
Tại sao cuộc tiến công ngoạn mục của đoàn quân Wagner chỉ
trong một cái búng tay lại biến thành cuộc binh biến ngắn nhất trong lịch sử
nước Nga? Tại sao chỉ còn cách Matxcơva có 200 kilomet thì quay ngược lại ?
Mặc
dù hôm qua tui viết bài về vụ binh biến của Prigozhin và chốt hạ câu: “Có thể việc
này chỉ diễn ra đến chiều nay là hết vị…”. Và đến phần sau, tui vẫn khẳng định
niềm tin của mình: “Prigozhin bằng tuyên bố trông chờ vào phán xử của Tổng tư
lệnh tối cao, cho thấy bọn chúng vẫn tìm phương án thỏa hiệp.”
Nhưng
khi một bác share lại bài của tui, có bác khác comment ở dưới: “Không đời nào
có thỏa hiệp.” Thậm
chí có những bác đã tung hô những khẩu hiệu đỏ rực: “Prigozhin là anh hùng.”
Còn
lâu. Thằng tướng cướp vẫn cứ là tướng cướp. Bản chất của Prigozhin vẫn không
thay đổi từ đầu chiến tranh đến nay và hoàn toàn không vì hắn đăng đàn chửi
Putox, thậm chí đâm dao vào sau lưng Putox thì hắn trở thành anh hùng cứu nhân
dân Ukraine. Cho đến nay những kẻ ôm chân Putox vẫn lải nhải một luận điệu rằng
“thế giới dùng đầy các công ty quân sự tư nhân” và “có đầy lính đánh thuê”.
-
Chỉ có sự hùng mạnh của Đức Quốc xã mới đe dọa nổi Moscow. Nhưng hôm nay, chỉ
là đám ô hợp với một nhúm quân mà khiến Moscow chao đảo
-
Tổng thống Putin, người được gọi là “Đại đế” của nước Nga vĩ đại. Của cường
quốc quân sự số 2 thế giới mà không ai dám thách thức, phải hạ mình thỏa hiệp
với một kẻ cầm đầu nhúm lính đánh thuê.
-
Với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, là Tổng tư lệnh quân đội với đội quân
hàng triệu người, nhưng vẫn buộc phải miễn tội cho đám bạo loạn.
Binh
biến ở Nga kết thúc chóng vánh như khi nó bắt đầu. Prigozhin chấp nhận thỏa
thuận dàn xếp do Lukashenko làm trung gian.
Ông
ta lánh sang Belarus, lực lượng Wagner quay trở về căn cứ. Các cáo buộc với
Prigozhin đã được hủy bỏ và không ai tham gia binh biến bị truy trách nhiệm.
Hẳn còn thỏa thuận khác không được công bố liên quan đến số phận của Shoigu và
Gerasimov.
Tất
nhiên, từ nay Prigozhin phải tránh xa cửa sổ, cầu thang hay bỏ thói quen uống
trà. Nhưng những sự kiện trong hơn 24 giờ qua cho thấy Putin chỉ là con hổ
giấy.
Prigozhin
phải sang Belarus là giải pháp vượt biên, để hai bên có thể hòa giải không làm
xấu mặt nhau mà thôi.
Bởi
vì Prigozhin đang là công dân Nga, chủ doanh nghiệp Nga, nếu ở lại Nga thì bắt
buộc Putin phải xử ông ta như những gì đã tuyên bố. Chả nhẽ chém thế xong tự
dưng quay xe thì nhục mặt. Đại khái cũng gần như Việt Nam xuất khẩu phản động.
Đây là bật đèn xanh cho sang bển.
Nghe
nói (thông tin chưa kiểm chứng) là Wagner sẽ bị phân chia ra, nhóm vừa rồi
không tham gia binh biến thì sẽ ở lại Nga, vẫn đánh thuê thôi, nhưng bị Bộ Quốc
phòng quản lý. Còn các anh em khác cũng sẽ được hưởng cơ chế xuất khẩu qua
Belarus mà, trước mắt, sẽ không bị Nga xử tội hình sự như đã công bố.