Affichage des articles dont le libellé est Vũ Thư Hiên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Vũ Thư Hiên. Afficher tous les articles

lundi 13 février 2023

Phan Thúy Hà - Quản giáo và tù cải tạo

 

Mình đến thăm bác Vũ Thư Hiên. Khi mình đến thấy một người trước đây là quản giáo của bác ở trại Tân Lập đã đến trước đó.

Bác Hiên nói, cháu Hà được chứng kiến “một sự kiện lịch sử”. Quản giáo đến nhà thăm tù.

Chú từng công tác tại trại Tân Lập.

Trại Tân Lập, một cái tên quen thuộc với mình sau khi đọc nhiều cuốn hồi ký cải tạo của các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

jeudi 29 décembre 2022

Huy Đức - Bình thường cho những điều bình thường

 

Mặc dù vẫn có những truyện ngắn, thơ và phỏng vấn rất đặc sắc, tôi không điểm Viết & Đọc số Mùa Đông 2022 như thường kỳ.

Cách đây vài tuần, một giáo sư nói chuyện với tôi với tâm trạng rất bức xúc khi "tổ văn" của chị không thể đấu tranh để giữ trong sách giáo khoa tác phẩm của một số nhà văn nhà thơ [nằm trong một danh sách nào đó].

Và, hôm nay, tôi nhìn thấy tên 3 trong số họ trong Viết & Đọc [Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng & Nguyễn Quang Lập]. Không thể không lặng đi trong giây lát khi đọc một bài nghiên cứu đầy tính học thuật với tựa đề: Nguyên Ngọc Vẫn Đang Trên Đường Chúng Ta Đi.

dimanche 18 septembre 2022

Đỗ Hoàng Diệu - Hồ Chí Minh và Trường Chinh, ai đã muốn cải cách ruộng đất ngay ?

 

Tôi mới đọc Nguyễn Thị Từ Huy phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên. Bài phỏng vấn có đoạn:

"- Xin ông nói thêm về chủ trương cải cách ruộng đất, theo hiểu biết của ông?

Vũ Thư Hiên:

- Khi chủ trương cải cách ruộng đất được Trường Chinh đặt ra, ông Hồ có nói với cha tôi:

“Chuyện này tôi nghĩ mình chẳng cần làm ngay bây giờ, để kháng chiến xong mình làm cũng không muộn”.

lundi 7 juin 2021

Vũ Thư Hiên - « Đường Về », một kỷ niệm với Văn Cao


Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào khác. Trời hanh, mái nứa nổ tí tách.

Đã vận vào người tất tần tật quần áo có trong hành trang rồi, đắp lên mình cả chăn trấn thủ lẫn chăn sui rồi, thế mà tôi vẫn run cầm cập.

Không ngủ được thì đốt lửa mà sưởi. Chỉ cần ra khỏi nhà nhặt cành gãy ở chung quanh là có cả đống. Củi khô nỏ, nhóm dễ. Chẳng mấy chốc lửa đã phừng phừng. Chúng tôi quây vòng chung quanh đống lửa trại. Mặt chúng tôi bỏng rát, nhưng lưng lạnh như băng. Từ tán lá rừng già những giọt sương tí tách rơi xuống. Sương rơi xuống lửa than kêu xèo xèo. Xác sương bay lên cuồn cuộn, ấm và ấm.

dimanche 11 avril 2021

Vũ Thư Hiên - Thưởng thơ trong tù

 

... Một Chủ nhật, trại được nghỉ, chúng tôi đang chuyện vãn, thì có người gọi tôi. Từ tầng trên của cái giường dài chạy suốt chiều dọc của nhà giam, tôi thấy một người đàn ông dài ngoẵng, gày quắt và đen nhẻm đứng dưới ngó lên.

- Nị có thư.

Nghe giọng anh ta thì biết là người Hoa.

lundi 8 mars 2021

Trần Mạnh Hảo - Về nhân vật « Jean Valjean gọi bằng cụ » của Vũ Thư Hiên


Vừa qua, nhà văn Vũ Thư Hiên có in trên Facebook của mình bài « Đôi TấtNgoại » với lời mở đầu: « Kể chuyện này lại da diết nhớ Giăng Van-giăng gọi bằng cụ” Tôn Thất Tần nay đã không còn. Tặng Giáng Tiên và Trần Mạnh Hảo ».

Ngay sau bài viết rất hay này của anh Vũ Thư Hiên, Trần Mạnh Hảo đã nhận được rất nhiều điện thoại và tin nhắn gửi tới để hỏi về nhân vật có bí danh là “Jean Valjean gọi bằng cụ”. Nhà văn Vũ Thư Hiên đã dành hai chương khá dài để viết về người tù lâu nhất Việt Nam có tên là Tôn Thất Tần, nhạc phụ của Trần Mạnh Hảo.

Trong bài viết trên, anh Hiên có kể sơ về việc vợ anh là chị Đặng Kim Ân một lần đến trại tù thăm nuôi anh, đã mang đến cho anh một đôi giày vải để anh chống rét mùa đông. Nhìn bạn tù thân thiết của mình là Tôn Thất Tần, mấy chục năm không hề có gia đình thăm nuôi, áo quần rách nát, không hề có giày dép đi trong mùa đông chỉ cuốn xà cạp (giẻ rách cuốn vào chân cho ấm), anh Hiên đã biếu cụ Tần đôi giày vải quý hơn vàng.

Vũ Thư Hiên - Đôi Tất Ngoại


Vũ Thư Hiên : Kể chuyện này lại da diết nhớ "Giăng Van-giăng gọi bằng Cụ" Tôn Thất Tần nay đã không còn. Tặng Giáng Tiên và Trần Mạnh Hảo.

Có lần, trong bữa ăn tối với bè bạn, nhà văn Nga Anton Tchekhov nói: “Các ông kêu viết khó ư? Không hề! Nếu có cái khó thì đó là khi ngồi trước trang giấy anh định viết cái gì, để làm gì? Tôi ấy à, tôi có thể viết ngay một truyện ngắn về lọ mực trên bàn kia, nếu tôi muốn. Vâng, về cái lọ mực ở trước mặt các vị kia kìa”.

Tôi thuật lại không đúng câu chữ, nhưng tôi nhớ và rất thú giai thoại ấy. Lọ mực, hay bất cứ vật nào khác, chỉ là cái cớ cho sự sáng tạo vốn nằm sẵn trong ký ức nhà văn. Tchekhov viết dễ là nhờ vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào.

Chuyện lọ mực của Tchekhov làm tôi nhớ tới những đồ vật tầm thường từng ở với tôi một thời gian rồi biệt tăm biệt tích, nhưng kỷ niệm về chúng thì cứ còn mãi. Chúng nhắc ta nhớ đến một khúc nhôi nào đó trong đời.

mardi 14 avril 2020

Vũ Thư Hiên - Ông Bát Sách



Có một thời, mà không phải, còn nhiều thời tiếp theo nó, cái sự thích ở vài người được tôn thành quốc sách, thành giáo lý. Vài người là nói chung chung, chứ có khi chỉ một, hoặc hai thôi, nhiều lắm là ba, nhưng vài người ấy lại ngồi chót vót trên đỉnh cao quyền lực, mới khổ.

Kẻ không thích cái mà chúng và lũ hậu duệ a dua thích theo liền bị đóng nóng lên trán hai chữ “phản động” bằng thứ mực vô hình không thể tẩy xóa. Tên “phản động” lập tức được đưa tới những nơi không ai muốn đến, nhẹ nhất là bắt làm những việc không tên nào muốn làm.

Thế nhưng xét cho cùng thì cuộc đối đầu giữa cái thích và không thích nọ là sự xung đột giả vờ. Cái thích được trưng lên để che lấp cái khác, cái thể chế cai trị, chứ không phải chính nó. Cái không thích về thực chất cũng không có mục đích chống lại cái lý thuyết được dùng làm màn che cái sự cai trị ấy.

samedi 29 février 2020

Vũ Thư Hiên - Quê hương thương nhớ, lời nói đầu cho « Miền Thơ Ấu »


Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay, tôi không dám tin rằng sẽ có ngày nó được thấy ánh sáng mặt trời.

Nó ra đời như một may mắn không ngờ, như nhờ một phép mầu.

Đối với tôi, nó có ý nghĩa đặc biệt. Một thời, nó đã là người bạn tâm tình, là cái nạng cho tôi vịn vào mà đi trên con đường vô định.

Mùa đông năm 1967 là một một mùa đông giá buốt, ít nhất là cho tôi, trong cái xà lim không có sưởi và không có quần áo ấm. Trong mùa đông ấy, không hiểu vì sao, tôi cảm thấy nhớ quê hương nhiều hơn bất cứ lúc nào. Cái đầu tiên gợi nhớ đến quê hương là mùi khói cay nồng từ những đống lá mà phu quét đường đốt lên để sưởi, ở bên kia bức tường đá của nhà tù. Ở quê tôi người ta thường đốt những đống rấm như thế để khói ngăn sương muối sà xuống những vườn rau. Mùi khói thoang thoảng lọt vào xà lim gây nên một nỗi nhớ cồn cào, da diết.

jeudi 5 décembre 2019

Phạm Đoan Trang - Lời giới thiệu « Đêm giữa ban ngày »



Nếu ai đó hỏi tôi cuốn sách nào có ảnh hưởng đến tôi nhất, tôi sẽ trả lời: “Không nhiều, nhưng chắc chắn một trong số đó, và là cuốn sách đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến mức thay đổi hoàn toàn tư duy, hiểu biết của tôi về chính trị, là ‘Đêm giữa ban ngày’”. 

Tôi đọc “Đêm giữa ban ngày” lần đầu vào năm 1998, khi còn là một cô sinh viên kinh tế 20 tuổi. Cuốn sách đến tay tôi dưới dạng một tập photocopy khổ A4 lem nhem, phông chữ biến dạng và đầy lỗi (do được in “chui” từ đâu đó trên mạng xuống, rồi photo lại). 

Thông thường, với những tập tài liệu như thế, nhìn đã thấy nhức mắt chứ đừng nói đến chuyện đọc. Ấy thế mà chỉ sau khi cầm “Đêm giữa ban ngày” lên và xem lướt vài dòng đầu, tôi đã cắm đầu đọc một mạch, như bị thôi miên, không rời mắt cho đến khi kết thúc những dòng cuối cùng của “tập giấy photocopy” cả ngàn trang đó.

samedi 7 septembre 2019

Vũ Thư Hiên - Gặp gỡ ở lưng đèo



1

Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.

Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.

Chuyện là thế này.

Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau lòa xòa quệt vào mặt khách bộ hành.

Ba lô trên vai, tôi cắm cúi đi.

dimanche 30 juin 2019

Vũ Thư Hiên - Nhớ Phạm Toàn




Nhà văn Phạm Xuân Nguyên dìu nhà văn - dịch giả Dương Tường viếng bạn.
Thế là Phạm Toàn đi rồi, đi trước rồi.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, thấy mấy thằng đàn đúm với nhau ngày nào chỉ còn Dương Tường, Xuân Khánh và mình. Cái nhóm bất trị, không chịu chui vào bất cứ cái lồng nào, dù sang trọng đến mấy, không ít lần làm phiền lòng các vị chăn dắt thần dân, đã lần lượt ra đi.

Một lớp mới, đông đảo hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn, dũng cảm hơn, luôn bù vào chỗ trống. 

Nên vui. Không nên buồn.

vendredi 14 décembre 2018

Vũ Thư Hiên - Ngày về



1

Tôi rất yêu bài “Ngày Về” của Hoàng Giác.



Tôi có thói quen phàm yêu mến nghệ sĩ nào thì cũng phải tìm gặp bằng được. Thế mà ở cùng một thành phố tôi lại không có duyên gặp ông lấy một lần, để được bắt tay ông một cái, để được nhìn vào mắt ông mà nói một lời câm rằng tôi yêu lắm lắm bài hát ấy.

“Ngày Về” được người nghe đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi nó ra đời, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Các đoàn Tuyên truyền Xung phong trong khi lang thang lưu diễn ở ”hậu phương”, tức vùng không bị Pháp chiếm đóng, bao giờ cũng dùng nó làm “bài tủ” để diễn đạt nỗi lòng chiến sĩ xa nhà.

Ấy là vào giai đoạn những bậc lãnh đạo đạo cao đức trọng của cuộc kháng chiến chưa kịp húp cả cặn món tạp pí lù mao-ít để buộc tội những bài hát như thế là thứ nhạc ủy mị, gọi tắt là nhạc vàng, và ra lệnh cấm chúng.

dimanche 26 août 2018

Đỗ Trường - Vũ Thư Hiên, người giã từ thiên đường ảo ảnh



Khi nhát dao chém ngang hình đất nước, thì văn học Việt cũng chẻ đôi dòng chảy. Bắc Nam như hai thái cực đối nghịch nhau về cả tư tưởng lẫn bút pháp. Sau Nhân văn giai phẩm, trên đất Bắc lại một cuộc nồi da xáo thịt nữa xảy ra với cái tên gọi mơ hồ: "nhóm xét lại chống Đảng". Cơn sóng ngầm ấy cuốn đi nhiều công thần của chế độ, cả những nhà báo, văn nhân. Nhà văn Vũ Thư Hiên và cha mình, cụ Vũ Đình Huỳnh, bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nằm trong số đó. 

Chín năm dài đằng đẵng trong lao tù, cứ tưởng Vũ Thư Hiên đã đoạn tuyệt với văn thơ. Nhưng kỳ lạ thay, chính những năm tháng quằn quại đớn đau ấy là chất liệu, nguồn thực phẩm nuôi dưỡng, thôi thúc tâm hồn, để Vũ Thư Hiên viết nên những tác phẩm tuyệt vời, với bút pháp hiện thực nhân đạo đặc trưng đến vậy. Có thể nói những tác phẩm ấy không chỉ được viết bằng tài năng, trí tuệ mà còn thấm đẫm cả máu và nước mắt của nhà văn. 

lundi 13 août 2018

Vũ Thư Hiên - Tô Hải đã đi xa




Nhạc sĩ Tô Hải thời trẻ.

Tô Hải đã giã biệt chúng ta!

Chúng ta mất một chiến sĩ can trường đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai đất nước tự do và dân chủ. Tôi mất người bạn già với những kỷ niệm không bao giờ quên – những chiều hành quân qua những đồi tím hoa sim: Kim Bôi, Kim Tân, Kiểu, Nho Quan … trong những vần thơ chan chứa buồn đau một thời chinh chiến của Hữu Loan. Nhắc tới anh lại nhớ đến những nụ cười thơ ngây của các nàng sơn nữ bên đường, trong tình yêu trong mơ của người lính Tô Hải.

vendredi 29 juin 2018

Vũ Thư Hiên - Nghĩ lan man về đất



"Đường làng quê tôi". Ảnh Hồng Trọng Mâu

1
Hồi tôi còn rất nhỏ, khi nắng chiều bắt đầu dịu thì bà chị cả của cha tôi mà tôi gọi bằng cô, liền gọi tôi ra giẫy cỏ ở sân trước. Cỏ mọc nhanh lắm, vừa giẫy xong chỗ này nó đã mọc lên chỗ khác, thành thử ngày nào cũng phải giẫy. Giẫy cỏ vào những ngày hanh dễ, đất khô, chép mai đưa tới đâu sạch tới đó. Nhưng vào đận mưa phùn liên miên, lúc đầu xuân hay trong mùa rươi, rễ cỏ gà đã dài lại bám sâu, giũi một túm cỏ thì lôi cả vầng đất lên theo. Những ngày như thế cô tôi phẩy tay, không giũi nữa.

Không phải bà lười, không phải bà mệt, mà là bà tiếc đất. Bà lo còn mưa, đất bị trôi đi. Ngay trong những ngày nắng ráo, khi giũi xong, bao giờ cô tôi cũng rũ từng nhúm cỏ cho tới khi không còn đất bám mới thôi. Cỏ khô được xếp thành đống nhỏ trong vườn rau sau nhà. Khi đốt, những đống cỏ ấy bốc lên một mùi ngai ngái, rất quen thuộc. Những đống tro xám của chúng sau một trận mưa là thấm vào những luống rau.

mardi 20 février 2018

Vũ Thư Hiên - Ông thông gia



Tôi sung sướng đằm mình trong nước mát. Trên đầu tôi, quanh tôi, nắng chói lòa. Tôi bập bềnh trôi. Có tiếng sáo diều văng vẳng. Đang say sưa ngụp lặn, bỗng có một cái gì va vào tôi làm tôi vùng vẫy, sặc sụa.

- Cậu ngủ say quá thể! - nghe tiếng người, tôi nhận ra tiếng cô Lương - Dậy đi, cậu.
Cô Lương lột tấm chăn tôi trùm kín đầu. Tôi giằng lại, nhưng không được. Thế là tỉnh hẳn.

mercredi 29 novembre 2017

Vũ Thư Hiên - Lý Phương, người tù muốn la-tinh hóa tiếng Trung Quốc



Tôi muốn giới thiệu với các bạn một đoạn ghi chép trích trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, về một người Trung Quốc rất chăm chỉ nghiên cứu ngôn ngữ Việt được la-tinh hoá ngay khi anh ta ở trong nhà tù Việt Nam. Tôi nhắc lại chuyện này, nhân có một quan chức ngành giáo dục Việt Nam coi thường thành tựu đã có được trong ngôn ngữ Việt, để chế ra một thứ chữ Việt mới nhang nhác cái pinyin mà người Trung Quốc nói trên coi là kém cỏi, so với ngôn ngữ Việt được la-tinh hóa. 

“… Trong những người tù Phong Quang mà tôi quen đầu tiên, tôi đặc biệt nhớ một thanh niên Trung Quốc bởi ý chí kiên cường của anh ta. Theo anh ta tự giới thiệu thì ở Trung Quốc anh là sinh viên một trường đại học ở Vũ Hán. Mấy ông già biết phiên âm Hán Việt gọi anh ta là Lý Phương, phiên âm từ tên Trung Quốc Li Fang hay Li Feng, không biết phiên âm thế có đúng hay không. Những người Trung Quốc mới sang trong đợt chạy cách mạng văn hóa vô sản nói chung không có tên gọi theo âm Hán Việt. Tên Việt của họ là do các cán bộ coi tù đặt theo kiểu hầm bà lằng, miễn sao dễ gọi.