Les Echos phân tích : « Ba năm sau, năm vấn đề hãy còn bỏ ngỏ ». Đúng
ba năm trước, không ai chú ý đến cái chết của một ông già 87 tuổi ở
Trung Quốc. Đó là nạn nhân đầu tiên của một bệnh dịch mới sau đó đã gieo
kinh hoàng trên Trái đất : Covid-19. Nay những nấm mồ đã chồng chất, và
SARS-CoV-2 được biết đến nhiều hơn. Các vac-xin được chế tạo trong thời
gian kỷ lục giúp giảm nhẹ tác động của đại dịch, nhưng những hiểu biết
về căn bệnh này vẫn còn rất ít.
Từ Davos, đặc phái viên Mounia Daoudi gởi về bài tường trình :
"Các
nhà tài phiệt Nga vốn là những khách mời thường niên không thể thiếu
vắng trong số những nhà tài trợ chính của Diễn đàn. Những dạ tiệc do họ
khoản đãi thường linh đình nhất và được ưa chuộng nhất. Nhưng năm nay,
tài phiệt Nga không còn được chào đón. Và trên con đường Promenade,
"Ngôi nhà Nga" đã biến thành "Nhà triển lãm tội phạm chiến tranh Nga". Ở
đây không có món trứng cá lẫn rượu vodka, mà là một màn hình lớn, trên đó lần lượt chiếu những cảnh tàn bạo đã diễn ra ở Ukraina.
Trong cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, tổng thống Macron
bày tỏ sự đồng cảm với cộng đồng người Pháp tại Trung Quốc. Ông kêu gọi
Bắc Kinh chú ý đến những quan ngại của họ, nhất là duy trì đường hàng
không với Paris, cho phép ra sân bay, tránh tách rời trẻ em với cha
mẹ. Theo AFP, một số vấn đề khác cũng được đề cập như ngưng bắn và tôn
trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, siết chặt hợp tác về nguyên tử dân
dụng và hàng không.
Về tình hình dịch Covid tại Trung Quốc, Tổ
chức Y tế Thế giới nhìn nhận nhờ chính sách zero Covid, Trung Quốc đã đã
có số tử vong rất thấp lúc ban đầu, nhưng nay với biến thể Omicron, cần
phải linh hoạt thay đổi.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :
Gần
hai năm qua không có nhà lãnh đạo ngoại quốc nào đến Bắc Kinh, và một
cuộc « việt dã ngoại giao » thực sự đã diễn ra vào cuối tuần qua tại các
hành lang của Đại sảnh đường Nhân Dân và Điếu Ngư Đài, nơi tiếp đón các
vị khách quan trọng của chế độ.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :
«
Dịch bệnh cục bộ là một loại bệnh diễn ra thường xuyên tại một khu vực.
Định nghĩa của tự điển Larousse có vẻ phù hợp với kịch bản được nhiều
nước mong muốn, chủ yếu ở châu Âu. Đó là Covid lây lan thường xuyên
trong cư dân nhưng không gây xáo trộn lớn cho xã hội và các bệnh viện,
nhờ vào miễn dịch tập thể sau làn sóng Omicron. Nhưng theo giám đốc phụ
trách các hoạt động khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, vấn đề không chỉ là
ngữ nghĩa.
Cho
đến nay sau mười ngày vụ kit test Việt Á chấn động dư luận vỡ lở, thì vẫn còn
đó những câu hỏi chưa có trả lời thuyết phục!
Bộ
Khoa học và Công nghệ vừa thông tin chính thức, kit test đó là kết quả từ nhiệm
vụ cấp quốc gia có tên đầy đủ: "Nghiên
cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus
corona mới 2019 (2019-nCoV)", mã số ĐTĐL.CN.29/20.Tổng kinh phí chi từ
ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng.
Như
vậy ngân sách Nhà nước chi gần 19 tỉ đồng để nghiên cứu làm ra kit này, nhưng
tại sao lại thành sản phẩm của Việt Á thì chưa thấy thông tin rõ ràng?
Công
trình nghiên cứu bộ xét nghiệm của Việt Á bắt đầu từ tháng 2 năm 2020, dự kiến
hoàn thành vào tháng Bảy năm 2021. Tức là sau 18 tháng.
Thế
nhưng chỉ hai tháng, vào tháng Tư năm 2020 Bộ Khoa học Công nghệ đã thông báo
bộ kit xét nghiệm của Việt Á đã được WHO chấp nhận, còn ghi rõ ngày WHO chấp
nhận là 24-4-2020 mới ghê.
Trong
lúc WHO không có thông báo nào về việc này vào thời điểm đó !
Cho
tới giờ này có thể nói bộ kit test Covid của Việt Á là đồ dỏm, nhưng được mua
bán với giá trên trời.
Đã
lộ diện ít nhất hai cơ quan cấp bộ tiếp tay cho Việt Á làm được chuyện táng tận
lương tâm và báng bổ pháp luật này. Đó là Bộ Y tế và
Bộ Khoa học-Công nghệ.
Ngày
26/4/2020, Bộ Khoa học-Công nghệ đã công bố trên website của bộ thông tin "Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ
KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Học
viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản
xuất".
Ngày
3.12.2019, ca bệnh sau này có tên là SARS-CoV-2 rồi Covid-19 đầu tiên trên thế
giới được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Lúc
đầu thì mọi người còn chủ quan, sau đó hoảng hốt khi nó làm chết nhiều người và
lây nhanh, lây qua Hàn Quốc, Ý...
Nhưng
đến hơn ba tháng sau, ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới nhận định
dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Sự chậm trễ đối
phó của WHO làm tốc độ lây càng nhanh. Châu Âu rồi Mỹ, Ấn Độ trở thành
nơi cúm Vũ Hán hủy diệt kinh tế và cả sinh mạng con người.
Để bảo
vệ gần 3 triệu liều thuốc ngừa quá hạn tiêm cho trẻ em, Bộ trưởng Y tế Nguyễn
Thanh Long nói “mọi vaccin về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của
WHO và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân”. Ông dẫn sự gia hạn
này FDA của Mỹ và EMA của châu Âu đã phê duyệt, WHO đã đồng ý.
Cái gì
cũng viện dẫn WHO, nên xin hỏi, có hai loại thuốc ngừa của Nga và của Cuba chưa
được WHO phê duyệt, nhưng Việt Nam vẫn cứ nhập về chích bình thường cho dân. Sao
không căn cứ vào WHO?
Đó là
chưa nói, Việt Nam chẳng có sự “kiểm định” nào cả đối với những lô thuốc cận
date này.
Tên
các biến thể vi rút được WHO đặt theo bảng chữ cái Hy Lạp, với các biến thể gần
đây là Lambda và Mu. Thế nhưng, biến thể mới nhất lại được đặt là Omicron, bỏ
qua hai chữ Nu và Xi.
Hiện
có nghi ngờ vì sao Xi lại bị bỏ qua. Có phải do nó giống với họ Xi của Tập Cận
Bình? Liệu có phải bỏ qua mỗi mình Xi thì lộ quá nên người ta mới bỏ qua cả Nu?
Nghe bảo anh WHO biện bạch
rằng phải bỏ qua biến thể "Xi" vì đó là họ thông dụng. Chính sách là
không muốn xúc phạm văn hóa, sắc tộc... blah blah...
Covaxin sử dụng công nghệ cổ điển, dùng virus bất hoạt, tiêm hai liều
cách nhau bốn tuần lễ. Vaccin này có thể được lưu trữ dễ dàng trong
thời gian dài, thích hợp với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tạm
thời WHO khuyến cáo chỉ tiêm Covaxin cho người trên 18 tuổi và không
dùng cho phụ nữ có thai, trong khi chờ đợi kết quả các thử nghiệm lâm
sàng khác. Từ Bombay, thông tín viên Côme Bastin gởi về bài tường trình :
« Quyết
định trên đây đã tạo nên niềm tự hào, và khiến Ấn Độ có thể thở phào
nhẹ nhõm. Tự hào, vì Covaxin là vaccin được sản xuất 100% tại Ấn Độ và
do Ấn Độ sáng chế. Nhẹ nhõm, vì quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới
được chờ đợi từ lâu.
Hôm
qua, một bài viết được đăng trên phần News của tạp chí Nature với nội dung thể
hiện lo ngại về sự kém hiệu quả của hai loại vaccin Trung Quốc là Sinovac và
Sinopharm.
Theo
thống kê trên toàn thế giới, thì trong 8 loại vaccin có số lượng người sử dụng
nhiều nhất hiện nay là thì 2 loại vaccin của Trung Quốc đang chiếm hơn phân nửa.
Dẫn đầu là CoronaVac (tên vaccin của hãng Sinovac) với số lượng gần 2 tỉ liều,
và đứng thứ ba là vaccin của Sinopharm với trên 1,5 tỉ liều.
Hai vaccin
Covid-19 đứng hàng thứ hai và thứ tư lần lượt là của hãng Pfizer/BioNTech và
AstraZeneca, với số lượng mỗi loại ngang ngửa Sinopharm, 1,5 tỉ liều.
Không thể tin được, vừa được
phê duyệt thần tốc hôm 10/9/2021, thi bây giờ còn thần tốc hơn, Bộ Y tế đã phệ
duyệt nhập 30 triệu liều vaccin Hayat-Vax.
Trong lúc cả nước thiếu vaccin,
đây phải là tin vui, nhưng thật không vui chút nào. Có mấy câu hỏi sau đây,
không tài nào trả lời được.
1. Hayat-Vax là vaccin không có
trong danh mục của WHO. Đã có 6 loại vaccin trong danh mục của WHO được Việt
Nam cấp phép khẩn cấp. Hayat-Vax không trải qua kiểm nghiệm lâm sàng ở Việt
Nam.
Vậy dựa trên số liệu nào, cơ sở
nào, nhu cầu nào để Bộ Y tế cấp phép sử dụng ở Việt Nam?
Ông Bruce Aylward, viên chức WHO phụ trách về phương tiện chống đại
dịch, trong một cuộc trao đổi trực tuyến trên mạng xã hội, tuyên bố : « Có
khoảng 20 nhân vật trên thế giới rất quan trọng để giải quyết vấn đề
công bằng. Họ đứng đầu các công ty lớn phụ trách việc này, họ lãnh đạo
các nước mua hầu hết vaccin trên thế giới, lãnh đạo các nước sản xuất
vaccin. Chúng ta cần 20 nhân vật này nói rằng : ‘Chúng tôi sẽ giải
quyết vấn đề từ nay đến cuối tháng Chín, làm thế nào để 10% dân số mỗi
nước được tiêm chủng’ ».
Tổ chức Y tế Thế giới ngày càng bất bình trước tình trạng được coi là « xì-căng-đan về đạo đức
». Các nước giàu thâu tóm lượng vaccin hiện có, trong khi các quốc gia
đang phát triển khó có thể tiêm chủng cho những người dễ tổn thương.
Một
số bạn cho rằng vaccin của Tàu đã được WHO phê chuẩn cho dùng, và xem đó là
chuẩn vàng. Nhưng tôi e rằng quan điểm như thế có phần đơn giản. Tôi đề nghị 3
tiêu chuẩn để đánh giá và xếp hạng vaccin: khoa học, minh bạch, và FDA.
Từ
lúc chưa có vaccin đến lúc có nhiều vaccin, và tình trạng này làm cho người ta
phải lựa chọn. Có lẽ nhiều người ở TPHCM hiện nay đang lưỡng lự về vaccin của
Tàu. Nếu nhìn vào con số thì vaccin của Sinopharm có lẽ cũng tốt như các vaccin
khác, (nhưng vẫn còn thiếu dữ liệu về hiệu quả ngoài cộng đồng).
Cái
khó là một số người thì có (hay không có) cảm tình với Tàu nên có những ý kiến
và đánh giá chịu sự tác động của cảm tính.
Là nhà nghiên cứu của King’s College ở Luân Đôn và Viện nghiên cứu
quốc tế về hòa bình ở Stockholm, bà Lentzos hồi tháng Năm đã công bố bản
đồ các phòng thí nghiệm P4 trên thế giới. Có 60 cơ sở được gọi là P4
(mầm bệnh loại 4) hay BSL-4 (biosafety level/mức độ an toàn sinh học) là
nơi nghiên cứu về các virus gây những bệnh nguy hiểm như Ebola, đậu
mùa…nằm tại 23 nước (25 tại châu Âu, 14 ở Bắc Mỹ, 13 tại châu Á), nhưng
đến 3/4 không tôn trọng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn.
Thông cáo của nhóm chuyên gia cố vấn cho tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo « đại
dịch còn lâu mới kết thúc. Có rất nhiều khả năng xuất hiện và lây lan
các biến chủng mới, có thể là nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn » so với các virus corona đã được ghi nhận.
Chủ tịch ủy ban, giáo sư Didier Houssin nhấn mạnh trong cuộc họp báo : « Xu
hướng hiện nay rất đáng lo lắng. Mười tám tháng sau khi tuyên bố tình
trạng khẩn cấp dịch tễ quốc tế, chúng ta tiếp tục chạy theo sau con
virus, và virus tiếp tục đuổi theo chúng ta ».
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :
Trong
số các nước thông báo có nhiều ca dương tính mới, có Brazil, Ấn Độ và
Colombia. Tuy nhiên châu Âu cũng không tránh khỏi, với thêm 33% trường
hợp lây nhiễm trong vòng một tuần lễ, thậm chí tại Anh tỉ lệ này lên đến
67%.