Tôi đang hình dung ra viễn cảnh khi
Israel dám “mạo muội” tấn công Iran thì:
- Iran thiết lập chiếc ô phòng thủ phòng
thông 8 lớp. Từ tầng thấp cho đến tầm đánh chặn ngoài bầu khí quyển.
- Nga, Trung và Triều kích hoạt các hệ thống
phòng thủ đánh chặn của mình và xuất kích chiến đấu cơ để đánh chặn các tên lửa
của Israel từ bên ngoài không phận Iran. Đồng thời, Syria, Hamas, Hezbollah và
Houth kích hoạt các hệ thông giám sát vệ tinh để theo dõi, tìm kiếm, bám bắt
các tên lửa của Israel đang bay tới để dẫn đường cho không quân liên quân tiêu
diệt.
Hôm nay kỷ niệm 45 năm Trung Quốc tấn
công Việt Nam, gây nên cuộc chiến 10 năm, mà nhiều người lầm tưởng chỉ trong
vòng một tháng (17/02-18/03).
Thời gian một tháng đó chỉ là tấn công tổng
lực, nhưng cuộc chiến tiêu hao kéo dài kia mới thực sự khiến Việt Nam phải quay
xe, khi đàn anh Liên Xô suy sụp, cùng với việc bị phương Tây cô lập.
Việc chúng ta ghi nhớ ngày này không phải
để duy trì, nung nấu lòng căm thù quân xâm lược, mà cái chính là để ôn lại bài
học lịch sử. Việt Nam đã đúng và sai ở đâu, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến
là gì? Chúng ta, những kẻ sinh sau, học được gì ở cuộc chiến này?
Nhiều
khi chúng ta phải tìm đến tiếng Anh để hiểu tiếng Việt (và tiếng Hoa).
Mấy
hôm nay, chúng ta hay nghe mệnh để “Cộng đồng chia sẻ tương lai”, mà không rõ
nó có nghĩa gì. Tôi lờ mờ dịch sang tiếng Anh kiểu ‘’Community of Shared
Future’. Hỏi bác sĩ Google thì quả thật tôi dịch cũng khá gần, và vậy là có dịp
tìm hiểu.
Mệnh
đề này có tên (tiếng Anh) là ‘Community of common destiny for mankind’ (có
nghĩa là cộng đồng vận mệnh chung cho nhân loại). Thế nhưng mấy người bên China
dịch là ‘một cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại’ hoặc ‘cộng đồng nhân
loại chia sẻ tương lai.’ Ngày nay, các quan chức China không nói đến ‘vận mệnh’
(destiny) nữa, mà thay vào đó là ‘tương lai’ (future).
Nhật,
Philippines và Mỹ đã thành một liên minh quân sự tay ba, giống như Nhật, Hàn,
Mỹ, để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc, nhất là khi Trung Quốc tấn công
Đài Loan.
Cả
Nhật, Hàn, Phi đều có căn cứ quân sự của Mỹ đóng trên lãnh thổ. Vừa rồi Trung
Quốc cà khịa Philippines trên Biển Đông, chắc để test Mỹ phản ứng?
Việt
Nam đang đàm phán mua F-16 của Mỹ, không rõ có thành được không? Vì mua hàng Mỹ
không biết abc có được không? Cái đấy quan trọng nhất luôn. Chơi với Nga thì
chắc khoản đó vô tư!
Nếu Trung Cộng đánh, cuộc chiến sẽ kéo
dài cả năm hay lâu hơn, các nước khác sẽ phản ứng, tiến tới một cuộc phong tỏa
kinh tế toàn cầu.
Bắc
Kinh và Đài Bắc đang theo dõi cuộc chiến Ukraine. Tập Cận Bình nhìn thấy những
trở ngại: Quân, dân Ukraine đề kháng dũng mãnh; Mỹ và NATO đoàn kết cùng hỗ
trợ; và Vladimir Putin đang chịu đựng cuộc tấn công kinh tế nặng nhất từ xưa
đến nay.
Ở
Đài Loan, bà Thái Anh Văn tỏ vẻ lạc quan:
“Nhìn Ukraine kháng cự với quân Nga, chúng ta càng thêm tin tưởng vào khả năng
của chính mình.”
IV.
VIỆT NAM ĐƯỢC & MẤT GÌ TỪ CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE
Chênh
lệch lực lượng quân sự Nga – Ukraine lớn đến mức ai cũng biết được kết cục cuộc
chiến. Chỉ là bao nhiêu thời gian từ khi bắt đầu.
Để
Ukraine đơn thương độc mã, kết thúc cuộc chiến nhanh như kế hoạch, ông Putin
không ngần ngại đe dọa dùng bom nguyên tử trả đũa tức thì với “hậu quả kinh
hoàng chưa từng thấy” cho bất cứ ai giúp Ukraine, cản trở ông Putin. Lời đe dọa
này hướng vào các nước gần Ukraine.
Hãng tin Nikkei dẫn lời ông Kishida tại Đối thoại thường niên Phú Sĩ Sơn, thế giới đang đối mặt với « nhiều
thách thức, nhất là môi trường an ninh khu vực ngày càng khắc nghiệt,
những sự kiện đang đe dọa các giá trị phố quát như tự do dân chủ và nhân
quyền, những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và virus corona ».
Thủ tướng Nhật Bản nói thêm, liên minh với Hoa Kỳ là nền tảng cho chính sách đối ngoại và an ninh để phát triển « ngoại giao kiên quyết » và khẳng định « sẽ đưa liên minh Nhật-Mỹ lên một tầm cao mới ».
Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho
rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước
trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế
giới đang diễn ra.
Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?
Liên quan đến chiến lược kiềm
chế Trung Quốc, một luận điệu hay được lặp đi lặp lại là Trump không biết tập hợp
đồng minh. Giờ nhìn cơn giận dữ ngút trời của Pháp và EU nhiều người giờ mới ngỡ
ngàng, ngơ ngác và bật ngửa là hóa ra Biden còn Trump hơn cả Trump nữa.
Biden chọn lựa đúng không?
Đúng quá rồi, thời tới là phải chớp lấy thôi. Quả là sau khi nhậm chức, ông có
làm tour lưu diễn châu Âu đánh bóng tên tuổi, nhưng khi phải chọn lựa giữa
AUKUS và EU thì không cần phải nói nhiều. Đa số đều thấy hợp lý!
Nhưng cách hành xử thì quả là
bạc tình và phũ phàng. Lẽ ra, phải gọi điện thông báo trước cho Pháp đôi ba
ngày. Chẳng hạn giờ tình hình như thế này, chúng tôi cũng không còn chọn lựa
nào khác. Đổi lại là anh thì cũng vậy thôi, anh có muốn thì tham gia chung,
không thì thôi đành...
Chỉ vài từ được thốt ra một cách nhẹ nhàng trong cuộc họp video ở Nhà
Trắng, là đủ để hợp đồng 56 tỉ euro tan thành mây khói, và xóa lại bàn
cờ địa chính trị ở vùng biển châu Á đang sôi sục. Cùng với hai thủ tướng
Boris Johnson (Anh) và Scott Morrison (Úc), Joe Bie khởi động liên
minh quân sự ba bên được đặt tên là AUKUS (Autralia-United Kingdom-
United States) để chống lại tham vọng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình
Dương.
Nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp cho Canberra một đội tàu ngầm
nguyên tử với công nghệ Mỹ-Anh. Quyết định này khiến hợp đồng đặt mua 12
tàu ngầm ký với Pháp năm 2019 bị hủy bỏ thô bạo.
Trong
một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison
và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên
(AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương.
Đây
là một sự kiện mang tính lịch sử sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ở khu vực này
trong thời gian tới.
Một
sáng kiến lớn của thỏa thuận này là Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc xây dựng đội tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Libération hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump với lời phàn nàn « Còn hai tháng ! ». « Trump chặn việc chuyển giao cho Biden » là tựa chính của Le Monde. Nhật báo La Croix đặt câu hỏi « Tình hình dân số thế giới đi về đâu ? ». Về thời sự nước Pháp, Les Echos quan tâm đến « Kế hoạch tiêm chủng của chính phủ », còn Le Figaro báo động « Bạo lực chống lại cảnh sát tăng gấp đôi trong 15 năm qua ».
Ở trang trong, các đề tài được chú ý nhiều nhất là sự nhập nhằng sau
bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thua thiệt của Armenia ở Thượng Karabakh và
đại dịch corona.
« Bộ Tứ » (Quad) đi vào thực chất và mở rộng
Le Monde dành hai trang địa chính trị cho chủ đề « Ấn Độ-Thái Bình Dương, một liên minh XXL trước Trung Quốc ».
Bắc Kinh gây lo ngại với các yêu sách lãnh thổ, bộ máy chiến tranh trên
biển, chủ nghĩa thực dân mới…Để đối phó, các nhân tố khu vực điều chỉnh
lại chiến lược với Đối thoại an ninh trong bộ tứ Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.
Vì
sao hàng trăm ngàn người Mỹ bình thường đổ ra đường phất cờ có dòng chữ
"Trump" ? Vì tự trong trái tim đa cảm của họ thấy và thương Trump
đang rất cô đơn trước vòng vây của các quyền lực chính trị, truyền thông, kinh
doanh, công nghệ bị chi phối bởi đồng nhân dân tệ của cộng sản Trung Quốc.
Một
dẫn chứng rõ nhất các tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Mỹ - cũng như lớn
nhất thế giới chống Trump – chẳng qua vì các tập đoàn này có doanh thu khủng
nhờ cộng sản Trung Quốc cho miếng bánh Dữ liệu thông tin mà họ đang làm chủ.
Sẽ là một bước
ngoặt lịch sử phát triển ASEAN nếu có Úc và New Zealand cùng tham gia.
Với nền văn minh
và kinh tế phát triển của Úc và New Zealand và mối quan hệ gắn bó của hai quốc
gia trên với EU, Anh, Mỹ, Canada ; một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ
là một cộng đồng mạnh. Sẽ tác động tốt cho khu vực châu Á-Thái bình dương,
tránh được sự mất cân bằng giữa các quyền lực giữ được hòa bình và ổn định.
Một ASEAN bao gồm
Úc và New Zealand sẽ là một thực thể buộc Trung Quốc chỉ có một con đường là
sống chung hòa bình nếu muốn phát triển.
"The Hundred Year Marathon” - Cuộc đua marathon 100 năm của Michael Pillsbury
Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Chiến Lược Trung Quốc thuộc Viện Nghiên Cứu
Hudson, cố vấn của Trump về Trung Quốc.
Sau khi nêu các
tham vọng và nguy cơ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) giành ngôi thống trị thế giới
vào năm 2049 -100 năm nhà nước CSTQ tác
giả cuốn sách đề nghị Mỹ muốn chống thành công tham vọng và nguy cơ trên, phải:
- Cứu xét lại những chương trình của Hoa Kỳ
vô tình làm lợi cho đối phương.
- Đặt ra một chiến lược đua tranh để phát triển nhanh hơn đối thủ.
- Thống nhất chính sách đối với Trung Quốc.
- Xây dựng liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
- Chống lại những hành động gián điệp, ăn cắp kỹ thuật, bí mật quân sự.
- Đòi hỏi Trung Quốc bảo vệ môi trường.
- Phanh phui nạn tham nhũng tại Trung Quốc.
- Ủng hộ các nhà dân chủ.
- Theo dõi cuộc tranh chấp nội bộ giữa phe diều hâu và phe cải tổ tại Trung
Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng các nước trong liên minh chống thánh chiến ở Washington ngày 06/02/2019.
Các thành viên liên minh chống
tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong cuộc họp hôm thứ Tư 06/02/2019 tại
Washington đã nhấn mạnh, dù đã bị mất đi hầu hết các vùng đất chiếm
đóng, tổ chức khủng bố này vẫn là mối đe dọa lâu dài.Việc
loan báo triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria càng làm phức tạp thêm cuộc
chiến chống quân thánh chiến, tuy nhiên Hoa Kỳ cố gắng trấn an các đồng
minh.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
«
Không có họp báo kết thúc, chỉ có một thông cáo chung tái khẳng định sự
đoàn kết của liên minh trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo
và một tuyên bố ngắn của ông Donald Trump. Hơn một tháng sau khi tổng
thống Mỹ khẳng định tổ chức này đã bị đánh bại hoàn toàn, hội nghị ở
Washington diễn ra trong bầu không khí chừng mực.