Affichage des articles dont le libellé est ZTE. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est ZTE. Afficher tous les articles

jeudi 20 décembre 2018

Ngô Nhân Dụng - Trận chiến Mỹ-Trung trên các con chip



(NgườiViệt 18/12/2018) Trong cuộc gặp gỡ giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình đầu Tháng Mười Hai ở Buenos Aires, Argentina, hai ông đồng ý xuống thang cuộc chiến tranh mậu dịch. Trong số các điều tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc cam kết có một chuyện khá nhỏ: Bắc Kinh sẽ không ngăn cản vụ công ty Qualcomm của Mỹ mua công ty NXP của Hòa Lan nữa.

Tại sao hai ông phải bàn về một chuyện mua bán giữa hai công ty như vậy? Vì Qualcomm là một nhà chế tạo đứng hàng đầu về làm những con “chip” điện tử tối tân nhất; mà hai phần ba số thu nhập của công ty này là do bán “chip” cho các công ty điện tử, viễn thông, cho Trung Quốc. Hồi đầu năm, chính phủ Trump đã ngăn không cho một công ty Singapore mua Qualcomm, vì sợ những bí mật kỹ thuật của Qualcomm sẽ lọt vào tay người nước ngoài.

lundi 17 décembre 2018

Liệu Hoa Vi có thể sống sót ?


The Economist tuần này đã đặt ra câu hỏi : « Liệu Hoa Vi có thể sống sót sau một loạt những biện pháp hạn chế hoặc cấm đoán từ Hoa Kỳ và một số nước khác hay không ? »

Rúng động vì vụ bắt Mạnh Vãn Châu 

Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) không tìm kiếm sự nổi tiếng. Là con gái của Nhậm Chính Phi ((Ren Zhengfei), người sáng lập Hoa Vi (Huawei), một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc, bà bắt đầu bằng công việc thư ký, và 25 năm sau mới giữ chức giám đốc tài chính. Nếu các doanh nhân giàu có thường là những ngôi sao, thì bà Mạnh khá lặng lẽ.

mercredi 12 décembre 2018

Ngô Nhân Dụng - Mặt trận gián điệp kỹ thuật Mỹ-Trung Cộng



(NgườiViệt 11/12/2018) Câu chuyện bà giám đốc tài chánh, phó chủ tịch công ty Huawei, bị Canada bắt giam trong khi ghé ngang phi trường Vancouver, nghe như chuyện gián điệp. Mà đó là một chuyện gián điệp thật!

Các cơ quan tình báo Tây phương từ lâu vẫn theo dõi các hoạt động thu lượm tin tức, ăn cắp kỹ thuật cũng như gài “chíp điện tử nghe trộm” vào các dụng cụ thông tin của hãng Huawei. Họ cũng đã thử dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” như trong vụ “Concordski” hồi xưa. Nghĩa là cố ý chuyển cho các “điệp viên” của Huawei những thông tin sai lạc, chờ coi họ đem về sử dụng rồi mang họa thế nào. Có lẽ kế hoạch này đã chưa có hiệu lực cụ thể, trong khi Huawei vẫn tiến lên rất mạnh; cho nên các nước từ Mỹ đến Australia, Canada, Nhật Bản đã phải bước qua chiến thuật tấn công trực diện: Không mua, không dùng hàng của Huawei. Và truy tố những hành động phạm pháp.

Vụ “Concordski” diễn ra hồi thập niên 1960-70. Lúc đó các nước Tây Âu đang thiết kế loại máy bay “siêu phản lực” Concorde. Liên Xô cho gián điệp đi tìm hiểu để đem về, bắt chước. Mấy tay KGB lân la mua chuộc một kỹ sư hàng không Anh Quốc đang tham dự vào công trình nghiên cứu Concorde. Người này tố giác với chính phủ Anh. Cơ quan MI6 bảo anh ta cứ “bán tin mật” cho KGB, nhưng đưa cho họ những dữ liệu không chính xác. Liên Xô cũng chế tạo một máy bay siêu phản lực, nhưng khi biểu diễn trong cuộc hội chợ hàng không năm 1973 ở Paris thì máy bay Nga rớt. Sau khi chiếc thứ hai đem thí nghiệm cũng rớt thì Nga bỏ luôn không làm nữa.