Affichage des articles dont le libellé est Nữ quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nữ quyền. Afficher tous les articles

jeudi 2 mai 2024

Đặng Chương Ngạn - Sắc đẹp, mỹ phẩm, thẩm mỹ và nữ quyền


Phụ nữ đòi cho mình được quyền bầu cử ngang nam giới.

Quyền được làm những công việc nam giới làm và được hưởng mức lương nam giới làm.

Quyền bình đẳng ngay chính trong gia đình...

Nhưng:

mardi 5 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Phật, người đấu tranh cho Nữ quyền đầu tiên

 

1.

Đến nơi Phật nhập Niết bàn. Mưa. Sấm. Cây sala chao đảo lá rụng đầy.

Phật nằm đó chỉ là bức tượng, dưới đôi chân trần của Ngài những kẻ hành hương đặt nhiều tiền… cầu khấn.

Cách đó không xa là nơi xác của Ngài được thiêu. Và giờ đây thật sự thân xác của Ngài ở đâu chưa ai dám khẳng định. Và gã không biết sự thật Ngài có muốn chia xá lợi thân xác Ngài cho nhiều quốc gia theo đạo của Ngài không. Nhưng có một sự thật là sau khi Ngài được thiêu thì đã có nhiều cuộc tranh giành rồi đòi chia thân xác của Ngài ra từng phần để thờ cúng.

vendredi 20 avril 2018

Thanh Hằng - Chuyện thật về những con sâu trong làng báo



Tôi không có bình luận gì về vụ việc bị nghi là cưỡng hiếp mà nhiều người đang nói tới, tôi không rõ thực hư.

Tôi chia sẻ những chuyện của chính tôi, về chuyện quấy rối trong nghề báo.

1. Tôi tốt nghiệp năm 2001, đi thực tập tại báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Cùng ban có anh làm phóng viên ngồi giảng giải phải làm nghề (kiểu của ảnh) ra sao, rủ tôi lên xe theo ảnh đi làm tin bài. Nào ngờ, chạy tới Gia Lâm thì ảnh rẽ ngang đẩy tôi vào nhà nghỉ (đã lấy chìa khóa). Tui cũng ngu nhưng chưa ngu đến thế, quyết không lên phòng. Ảnh quay ra, đẩy tiếp tôi vào cà phê vườn sát đó (hồi đó còn dạng cà phê chia ngăn).

Mạnh Kim - Mặt trái của làng báo



Sự kiện một ông sếp báo Tuổi Trẻ liên can vụ quấy rối một phóng viên tập sự, thật ra, với những người lăn lộn lâu năm trong làng báo, thì chuyện này không cá biệt. 

Đằng sau những trang báo (nói chung, không phải riêng Tuổi Trẻ) – viết về những tiêu cực xã hội, lên tiếng gay gắt những vụ án hiếp dâm, khai thác từng centimet chuyện tình tay ba, tay tư của những người nổi tiếng – là những câu chuyện gần như tương tự xảy ra ngay bên trong làng báo. 

Bảo Uyên - Tất cả đều im lặng



"B. ơi, em gọi cho chị đi để chị lấy cớ bận không phải đi cà phê với ông ấy (sếp một tờ báo - nơi tôi từng làm việc)".


"B. ơi, đâu rồi. Gọi đi. Chị cần ra khỏi chỗ này ngayyy...."

Nhiều phút trôi qua, em tôi vẫn không online, vẫn chưa seen (đọc – TM) tin nhắn của tôi. Đã nhiều lần như thế. Tôi ở lại và ngồi nghe những lời tán tỉnh của ông ấy.

Nhan Huynh - Tôi sẽ không đánh đổi nữa, bạn thì sao ?



Nghĩ tới lại thấy cạn kiệt, và đã nghĩ là chắc nên im lặng cho mọi thứ bình an. Cho đỡ khơi lại vết thương nặng nề của nạn nhân, và đỡ thành phán xét trước những vấn đề chưa ngã ngũ (với cả để đỡ bị nói là mình làm màu, làm quá dễ ghét). 

Nhưng chắc không nên im lặng, vì một số lẽ bàn thêm. Đó là về chuyện đi tác nghiệp ̀khi làm báo thì có dễ bị quấy rối tình dục không? TÔI THƯA LÀ CÓ. Bất kể bạn xấu đẹp, tóc ngắn tóc dài, cao mét bảy hay mét rưỡi như tôi.

Đoàn Bảo Châu - #MeToo, đàn ông đàn bà và những thứ liên quan



Stt này hơi lan man chút. Nhưng trước hết tôi muốn kêu gọi phong trào MeToo ở Việt Nam. Lời kêu gọi này sẽ khiến nhiều kẻ run sợ. Hihi, dọa phủ đầu phát cho mất tinh thần, choáng rồi mới ra đòn tiếp. 

Nào! Ở nước ngoài có phong trào MeToo rầm rộ, sao Việt Nam ta không hưởng ứng mà MeToo cho bằng chị bằng em nhỉ? Tôi tin rằng, khi đã thành phong trào thì tương lai những vụ lạm dụng tình dục trẻ em, quấy rối tình dục đồng nghiệp, hiếp dâm sẽ giảm đi trong tương lai. 

Nguyễn Hoàng Anh - Đồ khốn nạn !



Mình còn nhớ lần đi vào một tòa soạn tạp chí khoa học để hỏi thủ tục đăng bài, được ông phó tổng biên tập vốn là người quen vì từng gặp nhau ở nhiều hội thảo, mời vào phòng uống nước. 

Năm ấy mình đã gần 40, đã thông thạo kỹ năng tự bảo vệ trên xe bus hay khi đi một mình trên phố. Đã biết trợn mắt để ngăn chặn kẻ tán nhảm hoặc cao giọng bắt chúng ngưng, đã có tiếng là người khó chơi trong giới đàn ông 35 nên tưởng mình rất an toàn. Hơn nữa ông này bằng cấp đầy mình, trông khá đạo mạo, lại đã trên dưới 50 tuổi, nên mình hoàn toàn không đề phòng. 

mercredi 27 septembre 2017

Phụ nữ được lái xe, cuộc cách mạng ở Ả Rập Xê Út

Một phụ nữ Ả Rập Xê Út lái xe. Ảnh chụp ngày 22/10/2013.

Cộng đồng quốc tế hôm nay 27/09/2017 hoan nghênh quyết định lịch sử của Ả Rập Xê Út cho phép phụ nữ được lái xe. Cho đến nay, Ả Rập Xê Út là quốc gia duy nhất trên thế giới áp đặt lệnh cấm khắt khe như thế.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres ca ngợi « một bước quan trọng trong một hướng đi đúng đắn », tổng thống Mỹ Donald Trump cho đây là « một tiến bộ tích cực về nữ quyền » của quốc gia đồng minh thường bị quốc tế chỉ trích. Amnesty International nhận định lòng can đảm của các nhà đấu tranh lâu nay đã được cụ thể hóa, tuy quá chậm.

samedi 1 juillet 2017

Nước Pháp và châu Âu vinh danh bà Simone Veil

Bà Simone Veil, nguyên chủ tịch Nghị viện Châu Âu, trong thời gian tranh cử năm 1989.

Nhiều tiếng nói đã cất lên vinh danh bà Simone Veil, khuôn mặt kỳ cựu nổi bật của chính trường Pháp, sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái, nhà đấu tranh cho nữ quyền và châu Âu qua đời ngày 30/06/2017 ở tuổi 89.

Lễ tang chính thức của bà Simone Veil, cố chủ tịch Nghị viện Châu Âu, bộ trưởng Y tế Pháp, thành viên Hội đồng Bảo hiến và Hàn lâm viện Pháp sẽ được cử hành tại Invalides ở Paris vào thứ Tư 5/7 tới, với sự hiện diện của tổng thống Macron. Các lá cờ châu Âu được treo rủ, và cờ Pháp trên các công sở được đính dải băng đen.