Phải
chăng NGA ĐÃ DÙNG HẾT KIM BÀI MIỄN TỬ mà tính “chính trị” của Công pháp Quốc tế
tặng cho họ?
Cho
đến nay, khi các học giả luật quốc tế Việt Nam, cũng như Trung, sử dụng nguồn
tư liệu và thông tin khả tín - trung lập hết sức có thể từ Tòa án Hình sự Quốc
tế (ICC) hay Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), một trong những kiểu phản biện
thường gặp nhất là họ cho rằng ICC và ICJ do Hoa Kỳ… mua hết, “bao ăn”.
Một
lần nữa, cách lập luận này thiếu thốn thứ mà các cuộc thảo luận tại Việt Nam
thiếu nhất: Thông tin.
- Nếu hỏi cuộc chiến này mang cho chúng
ta ẩn dụ gì? Xin nói một cách rõ ràng và không thể nhầm lẫn rằng nền văn minh
có thể dung thứ sự tồn tại của man rợ, nhưng sự man rợ sẽ tuyệt đối không dung
thứ cho nền văn minh. Nó vốn vẫn tìm kiếm cơ hội để nuốt chửng nền văn minh,
bởi vì bản thân sự tồn tại của nền văn minh là một sự nhạo báng và đe dọa lớn
đối với man rợ.
Từ
"tội phạm chiến tranh" là rất nặng nề, nhưng đã xuất hiện thường
xuyên vào những ngày gần đây. Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã nói sau một sự kiện ở
Nhà Trắng vào ngày 16 rằng Vladimir Putin là một tên "tội phạm chiến
tranh" (war criminal). Sợ chưa?
Đây
là lần đầu tiên chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc việc Nga xâm lược Ukraine là tội phạm
chiến tranh. Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm cả Biden, nói rằng một
cuộc điều tra quốc tế sẽ xác định liệu Nga có phạm tội ác chiến tranh hay
không.
Cuộc ly dị giữa Nga và châu Âu đã được tiến hành, một vụ thuận tình
ly hôn lần đầu tiên trong lịch sử của Hội Đồng Toàn Châu Âu được thành
lập năm 1949. Từ Strasbourg, thông tín viên Angelique Ferat gởi về bài tường trình :
« Đã
diễn ra hai ngày tranh luận đầy cảm xúc, chẳng hạn khi hai trẻ em
Ukraina đến để kể lại các em đã phải ra đi như thế nào. Đặc biệt là hai
ngày bàn luận với sự nhất trí hiếm hoi trong hội đồng, các đại biểu đều
nói cùng một tiếng nói.
Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ
sở tại La Haye, Hà Lan, trong thông cáo nói rằng đó là những sự kiện xảy
ra trên lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh không ký kết Quy chế Roma
thành lập CPI, nên việc điều tra là bất khả.
Theo CPI, do điều
kiện tiên quyết này không được đáp ứng nên không thể thụ lý đơn kiện của
cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Ngoài ra, về việc trục xuất người Duy
Ngô Nhĩ sống ở Tadjikistan và Cam Bốt sang Trung Quốc, « hiện chưa có đủ yếu tố để mở điều tra ».
Hơn 200.000 người trên thế giới đã thiệt mạng vì con virus xuất phát
từ Vũ Hán, những cái chết tức tưởi trong cô đơn, đau đớn…trong đó có
những tài năng còn có thể cống hiến cho đời.
Trong khi đó chính
quyền Trung Quốc tìm cách lấp liếm, viết lại lịch sử, thậm chí còn tung
hỏa mù để đổ tội cho nước khác. Bắc Kinh nhân cơ hội thế giới lao đao vì
đại dịch để tung ra chiến dịch ngoại giao khẩu trang nhằm tuyên truyền
gây thanh thế, làm áp lực. Không dừng lại ở đó, các cơ quan ngoại giao
Trung Quốc ở nhiều nước còn ngang nhiên loan tin vịt, chê bai chính
quyền sở tại, như đã diễn ra ở Pháp.
Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc
phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp
phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt
chủng" người Rohingya.
Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở
dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được
nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện
lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu
biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi
vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.
Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên
đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được"
để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng
cho tất cả các bên.
Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc
tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người
Rohingya.
Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».
Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi
Khi
bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp,
ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán
thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa
bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.
Le Figaro
mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái,
như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở
hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng
dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành »
- Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được
sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI),
Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.