Người đàn ông trong ảnh là Leopoldo
López, sinh năm 1971, nhà cách mạng nổi tiếng của Venezuela.
Sinh ra trong một gia định quyền quý, học
trường tư rồi đại học tại Mỹ, nhưng ông không ngồi yên hưởng thụ cuộc sống xa
hoa. Trở về quê nhà, ông thành lập đảng chính trị đối lập với đảng Xã hội chủ
nghĩa thống nhất Venezuela, rồi được người dân bầu làm thị trưởng. Rồi... tất
nhiên, ông bị nhà cầm quyền đấu tố, bắt giam, thả, bắt giam lại, thả, quản thúc
tại gia trong nhiều năm liền.
Cuối cùng, sau cuộc nổi dậy ở Venezuela
năm 2019, nỗ lực lật đổ chính phủ không thành, ông chạy tới đại sứ quán Tây Ban
Nha tị nạn và trốn khỏi quê hương.Theo
lời kể của ông, cuộc trốn chạy giống một cuốn phim với những tình tiết mà người
phương Tây không thể tưởng tượng nổi, nhưng với người Việt Nam như tôi thì chẳng
có gì khó tin.
Quân đội bị người biểu tình đuổi cho chạy
tán loạn như vịt. Có vài anh bộ đội cụ Chavez cố quay lại nhặt dép vì tiếc.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, mua được đôi dép cũng mất vài tháng lương thiếu
úy.
Cảnh sát khu vực cởi bỏ cảnh phục, ứa nước
mắt, bỏ vũ khí, đứng về phía người dân.
Người biểu tình giật đổ hàng trăm tượng
đài Hugo Chavez trên khắp cả nước. Kế hoạch của những người yêu nước là, bước đầu
sẽ hạ bệ các biểu tượng tuyên truyền của Cộng sản, rồi tiến tới hạ bệ kẻ độc
tài khát máu Maduro.
Trong lúc người dân Venezuela đoàn kết đuổi
cổ gã tổng thống gian lận phiếu Maduro khiến nó trốn chui trốn nhủi, phen này
toi hẳn.
Thì ở xứ An Nam người ta mải bận cãi nhau
về việc cực kỳ hệ trọng của đất nước là... trùng tu cái cầu có mái ở phố cổ Hội
An, tục gọi chùa Cầu (thực ra nó không phải chùa, gọi mãi thành quen).
Hôm nay là ngày lịch sử với Venezuela, có
lẽ chấm dứt cái nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Venezuela (ngày nào đang từ
một nước giàu có, bị tay Hugo Chaves dở chứng theo chủ nghĩa xã hội nên thoắt
thành nghèo đói).
Một căn bệnh không thuốc nào chữa khỏi mà
những kẻ độc tài đều mắc phải là bệnh hoang tưởng quyền lực.
Ngoại trừ một số chết già vì điều kiện
cách mạng dân chủ tại quốc gia họ cai trị chưa chín muồi, một phần không nhỏ đã
chết một cách thê thảm bằng những cực hình mà họ chưa bao giờ tưởng tượng ra
khi còn nắm quyền sinh sát.
Một hiện tượng đáng lưu ý khác, những kẻ
độc tài này thường chết trong tay của những người trước đó không lâu đã thề
trung thành với họ.
Các phương tiện truyền thông do nhà nước
Venezuela kiểm soát đã công bố Tổng thống Maduro tái đắc cử, dẫn đầu với số phiếu
là 51,2 %.
Người về sau ông Maduro và cũng là đối thủ
của ông ta trong cuộc đua lần này giành được 44,2 %. Ba ứng viên còn lại có số
phiếu bằng nhau chẵn là 4,6 %/người.
Đây sẽ là cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ cuộc bầu cử Quốc hội năm 2020
và bầu tổng thống năm 2018, cả hai đều bị đối lập tẩy chay và ông
Nicolas Maduro tái đắc cử.
Theo AFP, lãnh tụ đối lập Juan Guaido,
được 58 nước trong đó có Hoa Kỳ công nhận là tổng thống lâm thời, hôm
thứ Ba 11/05 đã đề nghị với chính quyền Maduro là sẽ đứng ra thương
lượng dỡ bỏ cấm vận, đổi lấy « một lịch trình cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng ». Ông Guaido cũng đòi hỏi « một thỏa thuận để cứu vãn đất nước ».
Những người ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido tràn vào bên trong sứ quán Venezuela ở Brasilia, Brazil, ngày 13/11/2019.
Cuộc khủng hoảng Venezuela ảnh hưởng đến Brazil :
hôm qua 13/11/2019 tình hình trở nên lộn xộn tại đại sứ quán Venezuela ở
Brasilia. Những người ủng hộ Juan Guaido chiếm đóng một phần tòa đại
sứ, nói rằng các nhà ngoại giao ở sứ quán về phe với nhà đối lập ; nhưng
Caracas cho đây là một vụ xâm nhập bất hợp pháp. Sự việc xảy ra vào
đúng thời điểm hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil.
Từ Caracas, thông tín Benjamin Delille gởi về bài tường trình :
« Mọi sự bắt đầu bằng một video đăng
trên mạng xã hội. Người ta trông thấy Tomas Silva, một trong những cộng
sự của đại diện cho ông Juan Guaido ở Brazil.
Sau khi tổng thống Salvador, Nayib Bukele, vào tối
thứ Bảy, ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao Venezuela trong
vòng 48 giờ, hôm qua 03/11/2019 đến lượt tổng thống Venezuela Nicolas
Maduro loan báo trục xuất ngoại giao đoàn Salvador với cùng thời hạn.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :
«
Một quyết định « không thể chấp nhận được », đó là từ ngữ được dùng
trong thông cáo của bộ Ngoại Giao khi nói về việc Salvador trục xuất các
nhà ngoại giao Venezuela. Trên Twitter, ngoại trưởng Jorge Arreaza nói
thêm, với quyết định này « ông Nayib Bukele đã chính thức đóng vai trò
con tốt của chính sách ngoại giao Mỹ ».
Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, tham gia cuộc biểu tình chống trừng phạt của Mỹ tại Caracas. Ảnh ngày 10/08/2019.
Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro hôm 10/08/2019 khẳng định « sẵn sàng tiến đến một thỏa thuận » với phe đối lập, ba ngày sau khi đàm phán gặp bế tắc.
Ông
Maduro tuyên bố như trên trong một cuộc mít-tinh tại Caracas, chống lại
việc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Venezuela. Tuy nhiên
Maduro nhấn mạnh rằng đối thoại cần có sự tôn trọng lẫn nhau, nếu không
ông sẵn sàng chiến đấu.
Sau cuộc gặp đầu tiên vào giữa tháng Năm
tại Oslo dưới sự bảo trợ của chính phủ Na Uy, cuộc thương lượng giữa các
đại diện của chính quyền và phe đối lập do ông Juan Guaido lãnh đạo đã
được tái lập từ ngày 8/7 tại Barbados. Nhưng sau đó Caracas quyết định
tạm ngưng do Nhà Trắng loan báo phong tỏa toàn bộ tài sản của Venezuela
tại Hoa Kỳ, mà theo ông Maduro, là quyết định « thô bạo nhất và mang tính tội phạm nhất từ trước đến nay đối với Venezuela ».
Hội nghị quốc tế bàn giải pháp cho nền dân chủ ở Venezuela tại Lima, Pêru ngày 06/08/2019.
Hoa Kỳ hôm 06/08/2019 cảnh cáo Trung Quốc và Nga
không nên làm ăn với chế độ của tổng thống Nicolas Maduro, trong bối
cảnh 60 nước họp tại Lima để ủng hộ nhà đối lập Venezuela, Juan Guaido.
Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton tuyên bố : «
Chúng tôi đã cảnh báo các bên thứ ba muốn giao dịch với chế độ Maduro
là phải vô cùng thận trọng. Không nên vì mục đích lợi dụng một chế độ
tham nhũng và sắp chết, mà làm thiệt hại đến những lợi ích kinh tế với
Hoa Kỳ ».
Ông Bolton cảnh cáo Nga « không nên tăng gấp đôi tiền cược vào một ván bài xấu », và nói với Trung Quốc rằng « con đường ngắn nhất để thu hồi số nợ ở Venezuela là ủng hộ một chính quyền hợp pháp ».
Xếp hàng mua nhu yếu phẩm, cơn ác mộng của người dân Venezuela.
Người dân thành phố Maracaibo nay không còn gì cả : không có an toàn
thực phẩm, không điện, không xăng dầu, ngay cả một tờ báo in để xem tin
tức cũng không, vì tờ cuối cùng là Panorama đã đình bản từ hôm
15/05/2019. Dân Venezuela không còn tin vào chính quyền, và cảm thấy bị
đặt dưới sự đe dọa thường trực của dân quân và vệ binh quốc gia dưới
quyền tổng thống Nicolas Maduro.
Khi bước vào sảnh khách sạn Kristoff để trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Figaro,
người giảng viên đại học vẫn phải nhìn quanh quất mọi nơi, và đòi hỏi
được ẩn danh. Bà lo sợ bị FAES trông thấy. Đó là lực lượng đặc biệt
chống tội phạm do Maduro thành lập, có hành tung đáng ngờ, có quyền bắn
chết một nghi phạm không thông qua xét xử, nhân danh chống mafia. Ngay
trước khách sạn, FAES trang bị vũ khí hạng nặng lẫn lộn với « colectivo » tức dân quân ; và cả nguyên một tầng lầu của Kristoff đang được các thành viên của Sebin, tức an ninh, chiếm ngụ.
Tiền Venezuela mệnh giá 100 bolivar bị vứt bỏ tại một trạm bán xăng dầu ở Caracas. Ảnh chụp ngày 20/08/2018.
Chính quyền Venezuela hôm qua 28/05/2019 đã công
nhận tình trạng thảm hại của nền kinh tế đất nước, khi loan báo tỉ lệ
lạm phát trên 130.000% trong năm 2018, và tổng sản phẩm quốc nội sụt
giảm một nửa trong 5 năm qua. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương
Venezuela (BCV) công bố các số liệu kinh tế vĩ mô kể từ ba năm qua.
Ngân
hàng Trung ương Venezuela cho biết, tỉ lệ lạm phát lần lượt là 274,4%
trong năm 2016 ; 862,6% năm 2017 và 130.060,2% năm 2018. Tuy vậy con số
trên đây vẫn còn rất xa so với mức 1.370.000% trong năm 2018, theo đánh
giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Định chế này dự báo lạm phát tại
Venezuela có thể lên tới 10 triệu phần trăm trong năm 2019!
Theo
số liệu chính thức, sản lượng dầu của Venezuela từ 3,2 triệu thùng dầu
cách đây 10 năm, đến tháng Tư năm nay chỉ còn 1,03 triệu thùng. Hàng
nhập khẩu từ 27,183 tỉ đô la năm 2013 chỉ còn 14,866 tỉ đô la năm 2018,
với hậu quả là hàng tiêu dùng thiết yếu bị khan hiếm.
Venezuela : Lãnh đạo đối lập Juan Guaido trong cuộc mít tinh ngày 16/05/2019 tại Caracas.
Chính quyền Na Uy hôm nay 17/05/2019 xác nhận đang
làm trung gian hòa giải giữa các đại diện chính quyền và phe đối lập
Venezuela, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ bốn
tháng qua.
Thông cáo của bộ Ngoại giao Na Uy xác nhận : « Đã có những cuộc tiếp xúc sơ bộ» với từng phe đại diện cho những nhân tố chính ở Venezuela, « trong khuôn khổ giai đoạn thăm dò, nhằm đóng góp vào việc tìm kiếm một giải pháp ».Một trong những nguồn tin được Reuters trích dẫn cũng nói rằng mỗi bên đều trao đổi riêng với các nhà ngoại giao Na Uy.
Tại Venezuela, thủ lãnh đối lập Juan Guaido cho biết các đại diện của đối lập tham gia vào tiến trình « hòa giải » của Na Uy, nhưng nhấn mạnh « không hề có việc thương lượng ». Phía
tổng thống Nicolas Maduro không công nhận các cuộc tiếp xúc, nhưng hôm
qua khẳng định bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez tham gia vào « một nhiệm vụ rất quan trọng vì hòa bình đất nước tại châu Âu ».
Tổng thống Nicolas Maduro thăm một trung tâm huấn luyện quân sự ở El Pao, Venezuela, ngày 04/05/2019.
Tựa chính của các tuần báo Pháp kỳ này tập trung cho những vấn đề xã hội : những câu hỏi đặt ra xung quanh việc nghỉ hưu (Le Point), thụ tinh nhân tạo (L’Express), các liệu pháp mới để trị trầm cảm (L’Obs). Courrier International dành hồ sơ cho thủ tướng New Zealand, chạy tựa « Jacinda Ardern, một hiện tượng chính trị », còn báo Anh The Economist báo động « Xung đột Mỹ-Iran : Cả hai bên đều nên lùi bước ».
Đối lập Venezuela thất bại nhưng chưa thua
Về thời sự châu Mỹ la-tinh, Courrier International chơi chữ « Venezuela : Đối lập thất bại nhưng chưa thua ».
Lời kêu gọi của thủ lãnh Juan Guaido, thúc giục quân đội lật đổ chế độ
của ông Nicolas Maduro đã không mang lại hiệu quả, dù có được một số tác
động. Cuộc chơi đã tàn chăng ? Theo tờ báo, tất cả tùy thuộc vào sự so
găng giữa Washington và Matxcơva.
Tờ El Carabobeno ở Valencia ghi
nhận, Nicolas Maduro đến 12 tiếng đồng hồ sau mới xuất hiện và tuyên bố
vẫn đang nắm quyền. Sự trễ tràng này cho thấy tình hình không sáng sủa
cho ông.
Dân biểu Edgar Zambrano (T) và lãnh đạo đối lập Juan Guaido. Ảnh chụp ngày 05/01/2019 tại Caracas.
Phó chủ tịch Quốc hội Venezuela đồng thời là cánh
tay mặt của thủ lãnh đối lập Juan Guaido hôm qua 08/05/2019 đã bị chế độ
Maduro bắt giữ. Tổng thống tự phong Guaido tố cáo đây là một vụ « bắt cóc », Liên hiệp Châu Âu đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho dân biểu này.
Dân
biểu Edgar Zambrano đã bị các nhân viên an ninh bắt giam tại trụ sở cơ
quan tình báo (Sebin) ở Caracas. Quyền đặc miễn của ông cùng với sáu dân
biểu khác đã bị Quốc hội lập hiến bãi bỏ hôm thứ Ba 07/05. Định chế này
được thành lập năm 2017 gồm 100% nhân vật thân chính quyền, nhằm vô
hiệu hóa Quốc hội được bầu lên một cách dân chủ đang do đối lập kiểm
soát.
Đông đảo người dân Venezuela lại xuống đường ở Caracas ngày 06/04/2019 chống chế độ Maduro.
Hôm nay, 06/04/2019, thủ lãnh đối lập Juan Guaido
lại kêu gọi người dân Venezuela xuống đường đấu tranh để duy trì áp lực
lên tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh bất bình dâng cao do thiếu
điện nước. Và như thường lệ, phe ủng hộ ông Maduro cũng hô hào biểu
tình để đối phó.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :
«
Cho dù ông Juan Guaido rất được lòng dân, nhưng người dân Venezuela
thời gian gần đây chưa thực sự đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của ông,
trong thời kỳ cúp điện. Cuộc biểu tình cũng khá đông đảo, nhưng không
thể so sánh với biển người tràn ngập đường phố hồi tháng Giêng và tháng
Hai.
Ông Juan Guaido phát biểu sau cuộc gặp gỡ các thủ lãnh thanh niên tại Quốc hội, Caracas ngày 04/04/2019.
Liên hiệp Châu Âu hôm qua 04/04/2019 lên án việc
thủ lãnh đối lập Juan Guaido, được hơn 50 nước công nhận là tổng thống
lâm thời của Venezuela, bị Quốc hội lập hiến thân chế độ tước quyền miễn
trừ dành cho dân biểu.
Thông
cáo của bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao 28 nước
Liên hiệp Châu Âu (EU) bác bỏ quyết định của Quốc hội lập hiến
Venezuela, nhấn mạnh đây là « một sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Venezuela, Nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập ». Bà Mogherini cũng cho rằng : «
Hành động này làm phương hại đến lối thoát chính trị của cuộc khủng
hoảng, và chỉ gây thêm chia rẽ, gia tăng căng thẳng tại Venezuela ».
Thủ đô Caracas và nhiều thành phố Venezuela lại chìm trong bóng tối mênh mông. Ảnh chụp ngày 25/03/2019.
Tại châu Mỹ la-tinh, thông tín viên Le Monde ở Bogota mô tả « Những cố gắng xoay sở của dân Venezuela trong lúc cúp điện ». Gần một tháng sau vụ cúp điện đầu tiên, một lần nữa cư dân quốc gia dầu lửa này lại bị chìm trong bóng tối.
Đã là ngày thứ Ba, nhưng tại
Caracas và hầu hết các thành phố Venezuela, có vẻ như ngày Chủ nhật. Các
đường phố thủ đô hầu như hoang vắng, tất cả đèn giao thông đều tắt. Đa
số các cửa hàng, tiệm ăn, quán cà phê đều đóng cửa, tàu điện ngầm không
hoạt động. Một Chủ nhật buồn !
Máy bay Nga ở phi trường quốc tế Simon Bolivar, Caracas. Ảnh 24/03/2019.
Theo hãng tin Nga Sputnik, hai phi cơ Nga chở 99 quân nhân và 35 tấn trang thiết bị « trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật và quân sự » với Venezuela đã đến Caracas hôm qua 24/03/2019.
Một
chiếc phi cơ vận tải Antonov An-124 và một máy bay chở khách Ilyushin
II-62 được nhìn thấy ngày 24/03 trên đường băng dành cho tổng thống ở
phi trường quốc tế Simon Bolivar. Theo Sputnik, việc gởi binh lính và
thiết bị đến Caracas là hoạt động hợp tác bình thường, hiện do tướng
Vasily Tonkoshkurove, tham mưu trưởng lục quân Nga chỉ đạo.
Chính quyền Venezuela và đại sứ quán Nga đều không trả lời câu hỏi của AFP về sự kiện này.