Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles

mercredi 2 avril 2025

Kim Hạnh – Hơn nửa thế kỷ rồi

Ai yêu Trịnh? Người vỗ ngực tự xưng ít thấy mà người phê phán Trịnh về lập trường chính trị của anh cũng có, ở những diễn đàn khác nhau.  

Cuối giờ chiều qua, mệt đừ sau một ngày làm việc đầu tháng căng thẳng, tôi xách xe chạy ra Đường Sách. Riêng với tôi, ngoài một năm ngồi cạnh bàn làm việc với anh ở Hội Văn nghệ Sài Gòn-Gia Định (còn có anh Phạm Trọng Cầu, ở Pháp về, vui tính, hay đùa kiểu tây con, vui hết biết), tôi còn có nhiều năm làm hàng xóm của anh.

Khi đó tòa soạn báo ở đường Duy Tân gần nhà anh (mỗi khi có bài hát mới, anh gọi tôi sang và hát bài đó). Anh mất cùng năm, chỉ sau mẹ tôi một tuần, nên giỗ anh cũng là lúc chị em nhà tôi giỗ mẹ.

Trần Hoàng Nhân - Chút kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Năm tui 19 tuổi, gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tờ báo nơi tui cộng tác kêu thằng sinh viên đi phỏng vấn giáo sư-nhạc sĩ Thế Bảo.

Tui đến văn phòng Hội Âm nhạc ở 81 Trần Quốc Thảo, biết giáo sư-nhạc sĩ có ở trỏng, gõ cửa vào thì thấy các vị đang họp, tui lui ra ngồi gốc cây sứ chờ. Hồi lâu giáo sư đi ra, tui đứng lên nói ý định của mình. Giáo sư-nhạc sĩ xua tay không muốn trả lời trả vốn gì ráo.

Lúc đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vừa ra, nghe chuyện, ông cất giọng nhẹ nhàng, đại ý: Anh Thế Bảo giúp em nó có bài nộp tòa soạn phân công.

mardi 1 avril 2025

Lê Minh Hạ - Tấm hình đi qua một phần tư thế kỷ

 

Có rất nhiều điều để nhớ, đã qua trong tấm hình này.

Khi Sài Gòn tiễn đưa một người vừa nằm xuống năm 2001 - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.  Đây là một trong ba cuộc tiễn đưa có đông người đi cùng nhứt sau 1975 ở Sài Gòn.

Trước đó là lần cả Sài Gòn và các nơi  đổ về đưa tiễn cố nghệ sĩ Thanh Nga (1978) và sau  đó 18 năm, là lần đưa tiễn diễn viên Lê Công Tuấn Anh (1996). Cả ba cuộc tiễn đưa đều khiến Sài Gòn rúng động, khi cả ba người nghệ sĩ nổi tiếng đều đi xa khi còn trẻ.

Nguyễn Hải Đông - Hình ảnh đám tang Trịnh Công Sơn

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Lúc đó có mình tui được phân công chụp hình đám tang nên trực suốt ở nhà nhạc sĩ. Nhóm quay phim cũng toàn tay máy tên tuổi lứa 30 lúc đó, anh Phạm Hoàng Nam, Trinh Hoan… Ngay cả báo đài cũng phải ở ngoài đầu hẻm chớ không đem máy vô nhà quay chụp gì.

Tui nhớ ba tui, họa sĩ Chóe, mang bức tranh sơn dầu vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới viếng. Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ba Chóe vẽ chỉ bằng một nét, tới cuối ghi hai chữ “hẹn gặp…” rồi ký tên.

Lê Đức Dục - Hôm nay, lại nghĩ về ông Trịnh...

 

Thế kỷ 20 của người Việt, với bom rơi đạn lạc, với chia ly và thống khổ, thật may mắn khi có một Trịnh Công Sơn.

Ông sinh ra để tiên cảm và hát về những vết thương (hình như rất khó lành) trên da thịt và tâm hồn của đất nước này.

Tôi thì tin rằng ông Trời sinh ra Trịnh Công Sơn như một món quà, không, không phải là quà, đó là cái duyên trong “vạn sự tùy duyên” của nước Việt.

Lưu Trọng Văn - Một thành phố bốn phương hội tụ

 

Trần Tiến từ Vũng Tàu xuất hiện với cái mũ kê-pi trên đầu. Mấy năm lại đây không lúc nào rời chiếc mũ. Người nghệ sĩ, thần tượng một thời của biết bao cô nàng xinh đẹp, đến chết cũng không muốn đánh mất hình ảnh của mình mà.

Một Trần Tiến kềnh càng lãng tử rậm rịt tóc râu… giờ thời gian và bệnh tật đã tước bỏ gần hết. Nhưng trời thương vẫn còn để lại giọng hát, và các cô nàng xinh đẹp thương vẫn “mắn đẻ” không ngừng cho ra đời những giai điệu mê đắm.

Mỗi lần gặp Trần Tiến là lại thòi lòi ra một bài hát mới. Trần Tiến không hỏi “bài này cậu nghe chưa nhỉ” vì làm sao mà nghe được khi nó vừa ra… lò.

dimanche 30 mars 2025

Nguyễn Thông - Những sơn ca của một thời (1)

 

Hôm qua 29.03.25, hệ thông tin đa dạng ở xứ này đưa tin buồn: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời. Ông thuộc dạng cây cao bóng cả của nền âm nhạc cách mạng, được người đời yêu mến, tôn trọng, cả về nhân cách và tác phẩm.

Tôi chỉ được gặp bác Vũ và bác gái - nhà thơ Lê Giang có mỗn lần, nên viết riêng về bác là điều không thể.

Năm xa đó, hình như 1981 - 1982 thì phải, ông bạn đồng nghiệp đồng hương đồng môn Nguyễn Văn Vy dạy cùng trường rủ tôi đi mời hai bác Lư Nhất Vũ - Lê Giang tới nói chuyện về ca dao, dân ca Nam Bộ cho sinh viên nghe. Bác trai là chuyên gia về nhạc dân gian, bác gái là đại chuyên gia về ca dao hò vè. Thầy Vy trước đó đã từng mời hai bác, các thầy cô và sinh viên thích lắm nên lại mời tiếp.

samedi 29 mars 2025

Lê Thiếu Nhơn -Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ vẫn đậm đà bài ca đất phương Nam

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều ca khúc quen thuộc với công chúng cả nước, đã qua đời lúc 9 giờ 30 phút ngày 29/03 tại TPHCM, hưởng thọ 90 tuổi.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tên thật Lê Văn Gắt, sinh ngày 13/04/1936 tại Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Thời niên thiếu, ông tham gia phong trào Việt Minh tại quê nhà và làm thơ với bút danh Lư Phong. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc.

Bút danh Lư Nhất Vũ bắt đầu xuất hiện từ năm 1957, được chính ông giải thích: “Lư Nhất Vũ có nghĩa là chàng họ Lư chỉ yêu duy nhất một nàng tên Vũ”. Tuy nhiên, mối tình mơ mộng ấy sớm tan theo mây khói, và ông tự giễu mình là Lư Mất Vũ.

vendredi 28 mars 2025

Nguyễn Thông - Chuyện đoàn (2)

Rốt cục, Thành được kết nạp đoàn, là đoàn viên nhưng lại đi bộ đội, cùng đợt với thầy Mễ chủ nhiệm, các bạn Như, Thảo, Tiến, Thanh, Sơn, Lĩnh, Biên tây... Tôi được hoãn bởi anh ruột đang đánh nhau bên Lào rồi.

Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn, tháng 4.1972. Đoàn viên Thành vào mặt trận Quảng Trị, cái cối xay thịt Thành cổ hè 1972, may nhờ phúc ấm tổ tiên, ông bà phù hộ, nên chỉ sứt mẻ trở về. Cứ mỗi lần nhắc tới đồng đội Thành cổ, y mắt đỏ hoe, khóc rưng rức.

Nhắc tới đoàn, đừng quên tên của nó. Những năm 60 - 70, tên Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, bởi đảng sinh ra nó là Đảng lao động Việt Nam. Cha nào con ấy. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. Nghe khá gần gũi, chả cộng sản cộng siếc xa lạ như sau này.

vendredi 14 mars 2025

Phan Đăng - Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha: "Họ đã ra đi, khép lại từng cánh cửa, và vĩnh viễn mang theo chìa khóa..."

 

Một buổi sáng mưa và gờn gợn gió năm 2016, mình đến quán café mà nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha đã hẹn. Chủ đề của cuộc nói chuyện hôm ấy là sự nghiệp âm nhạc của rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đột ngột rời bỏ thế gian trong một năm qua.

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha xúc động kể kỹ lưỡng  từng người, rồi bảo rằng mỗi người ra đi là một cánh cửa khép lại. Và những người ra đi đều đã Vĩnh viễn mang theo một chiếc chìa khóa riêng.

Mình ấn tượng với cuộc đối thoại lần ấy đến nỗi mới đây đã đưa nó vào cuốn “39 cuộc đối thoại tri thức”.

Nguyễn Thông - Anh Nguyễn Thụy Kha

 

Tôi không có hân hạnh chơi với anh Nguyễn Thụy Kha, cũng không được làm bạn. Cả đời chỉ gặp nhau mấy lần trong đám đông, trò chuyện riêng với nhau nếu tính đủ cộng gộp lại cũng chỉ mươi phút.

Ấy, cứ bộc bạch như vậy cho thật thà, tránh điều “thấy người sang bắt quàng làm họ”. “Chức” cao lắm với tôi cũng chỉ là đồng hương bác Kha, cùng quê xứ Phòng.

Hôm qua 13.03.25, đọc tin bác Kha mất, tôi không vội nói gì bởi ngại thiên hạ bảo mình “đu trend” này nọ. Hôm nay, khi bác đang ngủ yên nghỉ ngơi sau cuộc “cộng thùy tranh tuế nguyệt” (đua tranh cùng năm tháng) rồi, tôi nguyện cầu bác lên đường thong dong và chỉ kể tí ti về người mình kính trọng, yêu mến.

jeudi 13 mars 2025

Nguyễn Quang Thiều - Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha lên đường cho một cuộc lãng du mới

Nghĩ về ông, tôi luôn thấy hiện lên hình ảnh một lãng tử đi qua thế gian này, vừa đi, vừa viết, vừa ôm đàn ca hát rồi khuất bóng nhẹ nhàng.

Ông là một trong những người sống hết cơ số của cuộc đời. Ông sống như ông muốn, ông viết như ông muốn và ông chơi cũng như ông muốn. Ông không phải làm những gì mà ông không muốn làm. Ông được sống như chính con người ông. Điều này không dễ dàng với hầu hết mọi người.

Tôi không nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời của ông. Tôi nghĩ ông đã kết thúc cuộc lãng du trên thế gian này và đi về một nơi chốn khác với những công việc khác. Chính vậy mà sự ra đi của ông không để lại trong tôi một cảm giác nặng nề cho dù từ ngày mai sẽ không còn cơ hội nào để uống cùng ông, nghe ông đọc thơ và hát.

samedi 11 janvier 2025

Trịnh Đình Sĩ - Hát Sai Là Giết Nhạc!

Người nhạc sĩ một khi đã viết lời cho nhạc phẩm của mình, hiển nhiên, luôn muốn người hát - dù là ca sĩ chuyên nghiệp hay không - phải hát đúng từng dấu chấm dấu phẩy.

Nhưng trước nay, chúng ta đã từng thấy, trên sân khấu nhiều lần, người ta vẫn hát sai, cả lời và cả nhạc, chứ chưa nói là ra đến ngoài đời, với hàng triệu người cùng biết một bài nào đó!

Lúc nhạc sĩ Phạm Đình Chương còn sống, tôi nhớ, khi mình đọc đến chuyện ông viết bài Mộng Dưới Hoa, thì thế nào cũng phải biết chi tiết là mỗi lần, chính ông hát bài ấy trên sân khấu, ông đều nhấn mạnh đi lại, chữ “lả” trong câu “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại”, phải là “lả” chứ không phải là “là” như trước nay, vô khối người vẫn hát.

dimanche 1 décembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Có Đôi Khi... muốn lạc vào Vườn Yêu

 

Với một người trong lãnh vực sáng tác, tôi thường không chú trọng dành sự yêu mến hay đánh giá họ thông qua số lượng tác phẩm mà họ để lại. 

Bởi lắm lúc, vài trăm, thậm chí vài ngàn mà cảm xúc trôi tuột, công chúng không có chút ấn tượng, thì còn thua người chỉ sáng tác một vài bài để lại dấu ấn cho đời, cho người.

Nhạc sĩ Lã Văn Cường cũng vốn không phải là nhạc sĩ nổi tiếng. Và cho dù ông có một ca khúc được danh ca Elvis Phương hát (Ngón út trái tim), nhưng với tôi ông cũng chỉ để lại hai bài mà thôi.

samedi 30 novembre 2024

Nguyễn Viện - Lã Văn Cường

 

Tôi lúc nào cũng tiếc cho tài năng của Lã Văn Cường, bởi vì nhạc của Cường hay và đầy chất thơ bụi.

Giai điệu trong âm nhạc của Cường đẹp và thong dong, phiêu hốt.

Nhưng Cường không được nổi và nhạc của Cường không được phổ biến nhiều như những nhạc sĩ cùng thời khác. Bởi Cường không nịnh bợ, bon chen.

Lý Đợi - Vô thường quá, anh Lã Văn Cường ơi!

 

Ê-kíp mời tôi viết kịch bản Lã Văn Cường 70 năm ca hát, vì biết anh em đồng hương gắn bó lâu dài, có nhiều thông tin.

Chương trình dự kiến sẽ diễn ra vào mồng 6 Tết này tại Đà Nẵng, nhân anh 70 tuổi, vì sinh 1954, giấy tờ ghi 1957.

Ê-kíp sản xuất, ca sĩ, ban nhạc, đạo diễn, nhà tài trợ đã có.

jeudi 10 octobre 2024

Tuấn Khanh - Bằng Giang, tác giả “Người Em Xóm Đạo” rời cõi tạm ở tuổi 86


Tin buồn gửi đến mọi người yêu nhạc: Nhạc sĩ Bằng Giang, tác giả của nhiều bài hát quen thuộc như Người Em Xóm Đạo, Lính Trận Miền Xa, Thành Phố Mưa Bay… đã từ giã cõi tạm, qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 8 Tháng Mười 2024 tại nơi cư ngụ ở bang Georgia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Ca sĩ Chế Linh là một trong những nghệ sĩ chia buồn sớm nhất, ngay sau khi gia đình của nhạc sĩ Bằng Giang phát đi thông báo. Viết trên trang Facebook của mình vào ngày 10 Tháng Mười, ca sĩ Chế Linh chia sẻ: “Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Bằng Giang vừa vĩnh viễn ra đi, để lại trong gia đình văn nghệ sĩ sự mất mát to lớn, trong lòng những người yêu nhạc bao thương tiếc. Ông đã để lại những ca khúc giá trị đi vào lòng người. Xin thông báo đến những thân hữu bạn bè thân thương”.

Ca sĩ Chế Linh ngoài việc trình bày thành công những sáng tác của nhạc sĩ Bằng Giang, ông còn là đồng tác giả với bút danh Tú Nhi, qua các tác phẩm như Bài Ca Kỷ Niệm, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ…

lundi 7 octobre 2024

Tiểu Vũ - Nhân vụ « Tình ca » của Hoàng Việt bị nhầm tên tác giả thành Hoàng Hiệp


Trong ảnh là cháu ngoại của cố nhạc sĩ Hoàng Việt. Tên cô chính là tên ca khúc nổi tiếng của ông: Nguyễn Thụy Tình Ca. "Tình ca" của Hoàng Việt không chỉ là tên của một tác phẩm mà còn là tên của một con người.

Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ Lớn. Quê cha ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở huyện Cái Bè, Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc lãng mạn như "Chí cả", "Biệt đô thành" và đặc biệt là ca khúc nổi tiếng "Tiếng còi trong sương đêm" dưới bút danh Lê Trực.

Năm 1947, Lê Chí Trực tham gia Việt Minh ông một trong những người trẻ nhất của đội ngũ nghệ sĩ tham gia kháng chiến ở Nam Bộ thời ấy. Thời gian này Hoàng Việt vừa ôm súng chiến đấu vừa sáng tác những ca khúc mang tinh thần cách mạng như: "Lên ngàn", "Nhạc rừng", "Lá xanh", "Đánh giặc giữ làng", "Mùa lúa chín"…

lundi 29 juillet 2024

Jimmy Nhựt Hà - Nhạc sĩ Phùng Trọng trong cảnh khó nghèo


Với những quý vị sống ở Miền Nam trước năm 1975, ít nhiều đã nghe qua danh xưng của ban Kích Động Nhạc Khánh Băng & Phùng Trọng.

Ban Khánh Băng & Phùng Trọng biểu diễn ở Olympia, Văn Cảnh, phòng trà Khánh Ly… và nhất là các Club Mỹ.

Tiếng trống Phùng Trọng, tiếng guitar Khánh Băng, tiếng bass Duy Khiêm, tiếng mandolin Lê Duyên, có nhiều lúc cùng với tiếng dương cầm Nguyễn Ánh 9, tiếng harmonica Tòng Sơn phối hợp với các giọng ca Mai Lệ Huyền, Kiều Loan, Ngọc Mỹ, Mary Linh, Kiều Oanh, Ngọc Vân, Hoàng Hạc, Duy Mỹ…đã tạo thành một sắc thái rất đặc biệt của ban Khánh Băng – Phùng Trọng những đêm Sài Gòn hoa mộng cũ.

dimanche 7 juillet 2024

Nguyễn Thúy Vân - Tưởng nhớ nhạc sĩ-nhà báo Phan Bá Chức

 

Lớp Âm Thanh Hội Họa - Hội họa dành cho người Khuyết tật Điếc Câm do họa sĩ Văn Y cùng với một số anh chị em họa sĩ trong Câu lạc bộ Mekong Art sáng lập đến hôm nay là vừa tròn bảy năm lẻ bốn tháng. Với ngần ấy thời gian là cả ngần ấy tháng năm nhạc sĩ, nhà báo Phan Bá Chức cùng phu nhân là bác sĩ Thu Hồng đồng hành với lớp.

Khi được biết lớp dạy vẽ miễn phí và còn lo bữa ăn trưa cho các em vào thứ Bảy hàng tuần, anh chị đã đều đặn hàng tháng chuyển vào quỹ lớp 2 triệu đồng để phụ tiền bữa ăn trưa cho các em. Anh thường nói đùa vui với chúng tôi những người phụ trách lớp : "Cho anh chị đóng tiền hụi chết". Anh là vậy luôn hài hước, dí dỏm và nhân ái vô cùng.

Còn nhớ vào một ngày năm 2022 khi anh trở bệnh nặng, trước ngày nhập viện để lên bàn mổ, anh em chúng tôi đến thăm anh.  Khi chúng tôi chuẩn bị ra về anh đưa cho tôi một bao thư và nói: "Cho mình gửi quà cho các em, hai bạn cầm giúp mình nhé".