“Công an trị” là một khái niệm rất chung,
không lột tả được tất cả diễn biến đang xảy ra. Người dân sợ chính quyền là rõ
rồi, nhưng những người trong cùng hệ thống cũng đang sợ nhau. Dân làm ăn ngày
càng trở nên nhát tay. Mọi người đang có tâm lý “chờ”, dù ai cũng nhận thức rõ
nhiều bất ngờ sẽ xảy ra, hoàn toàn trái ngược với tính toán.
Sợ hãi không chỉ là vấn đề tâm lý và
không chỉ là vấn đề chính sách tạo ra sự sợ hãi. Nó được hiện thực hóa bằng
công cụ.
Cách đây chưa đầy một năm, tháng 10-2023,
tổ chức Amnesty International (Ân xá Quốc tế) và tờ Der Spiegel của Đức (phối hợp
với tập đoàn truyền thông Mediapart của Pháp) cho biết, công an một số quốc gia
độc tài, trong đó có Việt Nam, đã mua phần mềm hack chuyên dụng có tên
“Predator” của công ty phần mềm gián điệp Intellexa Alliance. Hợp đồng của Việt
Nam với Intellexa Alliance trị giá gần 6 triệu USD; thời hạn là hai năm.
Nhật báo Le Monde và Radio France - nằm trong nhóm 17 cơ quan truyền
thông được tham khảo danh sách do mạng lưới nhà báo Forbidden Stories và
tổ chức phi chính phủ Amnesty International cung cấp - hôm qua,
20/07/2021, đã tiết lộ thông tin nói trên.
Cụ thể, một trong những
số điện thoại của tổng thống Macron nằm trong danh sách những đối tượng
có thể bị theo dõi, nghe lén. Đồng thời, số điện thoại của cựu thủ
tướng Pháp Edouard Philippe và 14 thành viên chính phủ cũng « nằm
trong danh sách các số được một cơ quan an ninh của Nhà nước Maroc sử
dụng phần mềm gián điệp Pegasus chọn lựa, có thể là để theo dõi ».
Mới
tậu cái sim số đẹp hí hoáy lắp vào sờ mác phôn được chục phút đã chuông reo,
giọng the thé đập ngay vào lỗ nhĩ "Con
T. có bầu rồi giờ mày tính sao? Không trốn được đâu nha !"
May
mà bà xã không ngồi cạnh chứ giờ chẳng biết còn đây chém gió không.
Hoàn
hồn gọi lại cho rõ ngọn ngành thì "Không
phải Tài hả ? Không phải mày ăn cắp hay siết nợ điện thoại nó hả? Vậy thôi, lộn
máy chút làm gì dữ !"
Tất nhiên là để
chơi rồi, dù người lớn bảo phải dùng để học. Điện thoại ở đây là smartphone,
dùng nó người lớn chúng ta không “thông minh” bằng những đứa trẻ. Các bề trên ở
Bộ Giáo dục càng không “thông minh” bằng các em.
Giáo dục phổ
thông là giáo dục cưỡng bức (ở ta cưỡng bức đến cấp 2). Mà cái gì cưỡng bức thì
không được thập phần vui vẻ. Hầu hết người lớn chúng ta hồi học phổ thông từng
rất vui khi ở trường có việc gì đó được thầy cho nghỉ một buổi hay được tan học
sớm.
Tôi đã từng lén
chơi croix zéro với mấy đứa ngồi bên cạnh từ năm học lớp 2, rất thú vị. Giờ mà
có cái smartphone thì có hàng trăm thứ để chơi. Thầy kiểm soát được không ? Mơ
đi ! Lại còn giải thích các em chỉ được dùng nếu thầy cho phép, thầy mà cho
phép thì thầy còn đứng trên lớp làm gì nữa !
(Thụy My : Bộ Giáo dục Pháp từ năm
2018 đã cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học)
Bộ Giáo dục và
Đào tạo vừa ban hành thông tư 32/2020 có hiệu lực từ tháng 11 tới, thay thế cho
Thông tư 12/2011. Theo đó, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được
sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Chỉ bị cấm khi
điện thoại “không phục vụ cho việc học
tập và không được giáo viên cho phép”. Nghĩa là, học sinh được dùng thiết
bị này thoải mái nếu được thầy cô đồng ý cho mang vào lớp.
Có thể nói, đây
là một thông tư tầm phào, có thể gây ra hệ lụy rất xấu cho cả thể chất lẫn tinh
thần của học sinh trong tương lai.
Thương hiệu của Samsung Electronics tại trụ sở của tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/03/2018.
Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa,
nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các
công ty công nghệ cao Hàn Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết
tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho
cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.
Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK
Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho
Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần
thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới
hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.
Người dân bang Arakan (hoặc Rakhine) trở về làng sau khi xung đột
giữa quân đội Miến Điện và phiến quân "Quân đội Arakan" suy giảm bớt.
Ảnh chụp cuối tháng 01/2019.
Việc cắt internet tại một phần lãnh thổ Miến Điện có thể coi là « vi phạm nhân quyền trầm trọng »,
ở khu vực mà các chiến dịch của quân đội đã làm cho hàng trăm ngàn
người Rohingya phải di tản. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc
Yanghee Lee hôm nay 25/06/2019 cảnh báo như trên.
Bà
Yanghee Lee bày tỏ sự lo ngại cho các thường dân tại đây, và kêu gọi
tái lập internet ngay lập tức. Theo báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp
Quốc, được AFP trích dẫn, các « hoạt động truy quét của quân đội có thể là cái cớ cho việc vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với thường dân », nêu ra các tội ác đã phạm với người Rohingya năm 2017.
Bộ
Giao thông và Thông tin Miến Điện từ thứ Sáu 21/6 đã ra lệnh cho tất cả
các nhà mạng phải cắt liên lạc điện thoại di động tại 9 vùng thành thị
của bang Rakhine và bang Chin láng giềng, trong thời gian vô hạn định.
Chính quyền nêu lý do « rối loạn trật tự xã hội và sự phối hợp các hoạt động bất hợp pháp ».
Công an Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước một người Duy Ngô Nhĩ, trong lúc
lực lượng an ninh theo dõi các hoạt động trên đường phố ở Kashgar, Tân
Cương. Ảnh chụp ngày 24/03/2017.
Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố
hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng
điện thoại di động để giám sát những hành động « hoàn toàn hợp pháp » của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Bắc
Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại
Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một
triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh « đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai »,
tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con
số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các « trung tâm huấn nghệ »,
chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.
Human
Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng
một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform
(IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận
dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát
của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.
Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên « Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc », Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.