Affichage des articles dont le libellé est Ngập lụt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngập lụt. Afficher tous les articles

jeudi 19 septembre 2024

Mai Bá Kiếm - Vì sao vùng cao ngập mưa, vùng trũng ngập triều ?

Đọc tin mưa ngập ở TP HCM sáng 18/09, tuy thời sự nhưng rất cũ, có vài chi tiết mới: công ty Thoát nước Đô thị cử nhiều nhân viên đặt cảnh báo, chỉ dẫn người dân chọn đường ngập thấp; điều xe bồn đến hút nước trên đường Nguyễn Văn Khối (Gò Vấp) để giảm ngập.

Do phóng viên dốt, không biết xe bồn màu vàng là xe hút cống bị nghẹt, và một xe có bồn 5 khối không thể hút hết nước trên đường Nguyễn Văn Khối được!

Báo trích dẫn "tổng kết" của Sở Xây dựng : Thành phố có 13 tuyến trục chính ngập do mưa (ở Gò Vấp, Thủ Đức, Q.12) và 5 tuyến trục chính ngập do triều cường (Bình Chánh, Nhà Bè, Q.7). Sở không nói nguyên nhân gây ngập mưa và ngập triều, chỉ hứa nạo vét cải tạo kênh Hàng Bàng, kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên.

lundi 2 septembre 2024

Mai Bá Kiếm - Bộ Giao thông Vận tải phải đặt biển báo, chặn đường mỗi khi ngập

Ngày 28/08/2024, một ô tô và nhiều xe máy trôi xuống mương khi trời mưa lớn ở thành phố Bến Cát (Bình Dương) gây thiệt hại 1 tỉ đồng.

Ngày 29/08/2024, một phụ nữ ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận) và ngày 14/06/2024 một phụ nữ ở thành phố Thuận An (Bình Dương) cùng bị nước mưa cuốn trôi xuống mương chết. Mới hôm qua, một clip trên mạng quay cảnh một cụ bán vé số bị cuốn trôi trên đường được nhiều người kéo lại. Mấy năm trước, Bình Dương có 3 em bé bốn, năm tuổi bị nước cuốn xuống cống chết.

Đây là tội ác của việc quy hoạch đô thị tay ngang, làm bừa, khiến nước mưa chảy trên đường thành lũ cuốn, lũ quét ở những vùng đồi dốc như Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai.

mercredi 28 août 2024

Ngọc Vinh - Thế nước


Trong ảnh là một trường tiểu học tại Cao Bằng bị ngập. Người trong ảnh chính là anh hiệu trưởng đang lội nước vào trường kiểm tra độ hư hại của trang thiết bị học tập, để chuẩn bị...khai giảng.

Sau thành phố núi cao Hà Giang, ngập đã lan tới Cao Bằng, cũng là một địa phương miền núi biên giới phía bắc.

Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Long Xuyên, Phú Quốc...Dù trên núi cao, đồng bằng hay sát biển đều ko thoát khỏi việc ngập nước trong mùa mưa.

vendredi 23 août 2024

Dương Quốc Chính - Bế tắc khi chống ngập


Phố cổ vốn dĩ là nơi cao nhất Hà Nội cổ, nhưng giờ đây cũng ngập dễ dàng. Thái Nguyên hồi mình bé chỉ có thể lụt chứ không ngập (sau mưa vài tiếng). Lụt là khác với ngập úng. Lụt là nước sông tràn vào qua đê hay vỡ đê, ngập úng là thoát nước mưa không kịp.

Hạ Long hay Đà Lạt còn ngập luôn, dù địa hình rất dốc và gần biển (Hạ Long). Mình dính một lần, tưởng không về Hà Nội được, vì hồi đó đi xe Kia Morning, lội liều may mà thoát kịp, trôi mất cái chắn bùn.

Thái Nguyên tối nay thì ô tô trôi lềnh bềnh. Lý do nói chung giống nhau.

vendredi 24 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (2)

Sau khi đăng phần 1, vài chuyên gia, thân hữu đã bày tỏ quan tâm đến tập tài liệu nội bộ của chánh quyền Sài Gòn trước 1975 này.

Tiến sĩ Bùi Mẫn, từng là “dân Ông Tạ gốc”, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE); từng là giảng viên cầu đường tại Đại học Bách khoa TP.HCM và làm việc cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của các công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh như Fugro, WS Atkins, Amec Foster Weller. Anh cho rằng đây là “tài liệu quý”.

Anh vừa có bài viết về chống ngập ở TP.HCM trên báo Dân Trí sáng nay 24-05-2024. Còn anh Nguyễn Leo Long (Calitech - Chuyên gia Xử lý nước từ Hoa Kỳ) cho biết: năm 1997, anh có đi với một phóng viên của Đài truyền hình Mỹ CBS đến Việt Nam tìm tập tài liệu này ở một số nhà sách cũ như Bố Già mà không tìm được.

jeudi 23 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (1)

Đây là một dự án thoát nước năm 1972 của Sài Gòn và ngoại ô, với “hợp tác và yểm trợ của USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)” có tầm nhìn đến năm 2000. Trong đó, ước tính mốc dân số Sài Gòn của dự án từ năm 1971, 1972 này gần như khớp với thực tế dân số TP.HCM 25-30 năm sau, cụ thể vào các năm 1995, 2000…

Đó là trình độ và tầm nhìn của nhà quy hoạch, điều mà lâu nay chúng ta luôn thiếu và yếu. Để cứ ngập lụt lại đổ cho mưa lớn, mưa quá thiết kế, hệ thống cũ, quy hoạch cũ (cũng của ta) không phù hợp... Gần đây thêm do biến đổi khí hậu. Tức toàn do khách quan, do ông Trời và do dân (đổ rác bậy) chứ không do trình độ, tầm nhìn của con người, của vô số cán bộ lẫn chuyên gia.

Việc chống ngập ở Sài Gòn và ngoại ô lúc ấy, ở giai đoạn đầu, tập trung cho thoát nước ra các kinh rạch. Giai đoạn 2 sẽ là xây dựng hai hệ thống thoát nước mưa và thoát nước dơ riêng biệt.

lundi 14 août 2023

Từ Kế Tường - Thành phố mộng mơ đã hết rồi mơ mộng ?

 

Trên mạng xã hội từng "dậy sóng" vì cái bill tính tiền của một phòng trà ca nhạc khá nổi tiếng ở Đà Lạt, dành cho nhóm du khách 8 người vào đây uống nước và thưởng thức ca nhạc.

Tổng chi phí cho buổi giải trí này tròm trèm 2.500.000 đồng, với chi tiết đơn giá được ghi rất rõ từng mục mà theo nhóm du khách là bất hợp lý và còn mang tính chụp giật, chặt chém. Không chỉ có giải trí, các loại dịch vụ khác như ăn uống, vé tham quan thắng cảnh… cũng bị du khách kêu rêu là quá mắc mỏ, thái độ phục vụ khách cũng không thân thiện.

Đà Lạt trước năm 1975 được ca ngợi là thành phố mộng mơ, thành phố sương mù, thành phố ngàn hoa... do sức hút của các thắng cảnh nổi tiếng và thiên nhiên ưu đãi cho một khí hậu lý tưởng kết hợp với sự thân thiện của người Đà Lạt xưa. Người Đà Lạt hồi đó dù trên lãnh vực nào cũng rất mến khách, buôn bán, kinh doanh thật thà. Người Đà Lạt biết kéo du khách để làm giàu cho mình không chỉ từ thiên nhiên, thắng cảnh, mà còn từ lòng người. Tức nhân tâm.

dimanche 11 juin 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 473, 11-06-2023

 

1. Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW chính thức công nhận những thành tựu bước đầu ở các mũi tấn công chính của Ukraina vào Lobkove, Orikhiv và Velyka Novosilka:

Tin thắng trận liên tiếp đưa về. Quân Nga liên tiếp bị đẩy lùi khỏi Neskuchny:

samedi 10 juin 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 10/06/2023

1. TỘI PHẠM CHIẾN TRANH CỦA NGA VÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG UKRAINE

Nguồn: Ủy viên Nhân quyền của Verkhovna Rada của Ukraine, Văn phòng Tổng Công tố, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước, Cảnh sát Quốc gia, hội đồng thành phố và thị trấn có liên quan và chính quyền khu vực. Cập nhật tóm tắt kể từ ngày 09 tháng Sáu năm 2023 :

Việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại thường dân là tội ác chống lại loài người và vi phạm bốn Công ước Geneva năm 1949. Bằng cách sát hại thường dân, lực lượng Nga xâm lược tiếp tục phạm tội ác chống lại loài người theo Quy chế của Tòa án Quân sự Quốc tế và Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, coi thường tất cả các yêu cầu của Công ước Geneva liên quan đến Bảo vệ Thường dân trong Thời chiến.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 471, 09-06-2023

1. Chiến trường Zaporizhzhia đang rất căng thẳng, quân Ukraina được cho là đã xuyên thủng được phòng tuyến tiền tiêu của phía Nga, ép quân Nga phải rút lui ở nhiều vị trí, tuy cái giá phải trả là rất đắt. 

Nhưng bởi phía Ukraina áp đặt lệnh cấm loan truyền thông tin, những bản đồ này được lập ra chủ yếu dựa vào các nguồn hai bên trên Telegram nên rất khó để kiểm chứng - mình đăng để mọi người tham khảo cho dễ hiểu hơn thôi.

vendredi 9 juin 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 470, 08-06-2023

 

1. Quân Ukraina đã tung ra các cuộc phản công lớn trên diện rộng ở vùng Zaporizhzhia cùng với sự xuất hiện của xe tăng Leopard.

mercredi 7 juin 2023

Lê Hồng Anh - Thảm họa Kakhovka : Ai vô tình, ai hữu ý ?

Mới hơn một ngày trước, không cần tiếng nổ tên lửa hay các cảnh quay chiến tranh, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin con đập Kakhovka gần Kherson đã vỡ, dâng mực nước vùng hạ du lên 4-5 m, tối đa vào hôm nay có thể là 7 m, nhấn chìm gần 50 làng mạc hai bờ thuộc cả hai phe xâm lược cùng chống xâm lược.

Tuy mỗi bên đều đổ lỗi cho bên kia, nhưng không thể phủ nhận là toàn bộ khu vực xảy ra thảm họa đang còn nằm trong tay quân Nga, kể cả nhà máy điện hạt nhân cách mấy chục kilomet bên bờ hồ chứa cũng đang bị đe dọa mất nước làm mát, và có khả năng bị gây sự cố bất kể lúc nào thích hợp.

Truyền thông các bên hầu hết đưa tin hời hợt khiến người đọc-nghe muốn biết bản chất sự việc đều rất khó hình dung. Lúc thì nói nứt vỡ đập bê tông, lúc nói nhà máy hư hại, vậy là đành phải hỏi cụ Gúc cho rõ! Nếu đơn thuần về quân sự thì đã có thể hỏi lão Phúc Lai !

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 468, 06-06-2023

 

1. Đập thủy điện trên sông Dnipr tại thành phố Nova Kakhova đã bị vỡ vào lúc khoảng 2:00 sáng nay, dẫn tới ngập lụt toàn vùng hạ lưu, gây nguy hiểm cho khoảng 80 thành phố, thị trấn và làng mạc, trong đó có cả thành phố Kherson.

Phía Ukraina đang phải cấp tốc sơ tán 16.000 người trong những vùng họ kiểm soát, không có thông tin gì từ vùng Nga chiếm đóng, nên chắc như thường lệ - thân ai nấy lo. Cả hai phía đang kết tội lẫn nhau, cho rằng bên kia phá đập:

vendredi 2 septembre 2022

Đàm Ngọc Tuyên - Đả đảo thực dân! Đả đảo đế quốc!

 

Năm 1893, nhờ sự giúp sức của Pasteur và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, nhà bác học Yersin đã thực hiện nhiệm vụ (cũng là ước vọng của ông), thám hiểm vùng núi nằm giữ bờ biển miền Trung và sông Mêkông, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và Sêbangcan. Những nơi chốn mà trước đó, ít người biết đến.

Rời Sài Gòn, nhà bác học người Pháp, đã vượt qua thác Trị An, đến Tánh Linh. Rồi ông vượt qua sông La Ngà đến Di Linh. Từ đây, ông men theo một con đường mòn, (gần giống như con đường quốc lộ 20 hiện nay), tiến lên vùng cao nguyên theo hướng Tây - Tây Bắc.

Ngày 21 tháng Sáu năm 1893, nhà bác học đã đến thác Premn, tìm ra vùng đất Đà Lạt sương mờ phủ.

jeudi 1 septembre 2022

Lê Đức Dục - Nhân dịp Đà Lạt đã đứng vào đội hình "thế nước đang lên"

 

Khi Đà Lạt "lột xác"...

Sự phát triển nào cũng đòi hỏi hy sinh, nhưng hy sinh không có nghĩa là xóa sổ.

Đọc bài báo về quy hoạch lại khu trung tâm Đà Lạt bỗng ngậm ngùi.

Con phố cũ ở khu Hòa Bình ấy hẹp nhưng trên từng viên đá lót đường là trăm năm đi qua, là triệu bước chân lãng du in dấu.

vendredi 1 juillet 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Hà Nội cần một chủ tịch trí tuệ và trong sạch


1. KHÔNG LẤP AO HỒ VÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN Ở TRUNG TÂM NỘI ĐÔ

Những trận mưa gần đây, tuy chỉ mưa trong một thời gian ngắn, nhưng đã biến nhiều đường phố Hà Nội thành những dòng sông.  

Trong những nguyên nhân chính, có: hệ thống thoát nước kém; các ao hồ bị lấp để lấy đất xây dựng; không có nhiều công viên cây xanh, rừng, và đất trống trong thành phố cho nước thấm và thoát.

Điều nguy hại cho Hà Nội về ách tắc giao thông, ngập lụt và ô nhiễm không khí đang đợi chờ tồi tệ hơn ở phía trước. Ao hồ vẫn tiếp tục bị lấp. Hệ thống thoát nước chưa có triển vọng được cải thiện. Bất động sản tiếp tục bùng phát trong nội đô trong khi hệ thống giao thông không theo kịp. Lượng khí thải xấu ngày càng tăng. Tỉ lệ cây xanh trên đầu người ngày càng giảm.

dimanche 14 juillet 2019

Hoàng Mạnh Hà - Tiến sĩ dân tộc học mà lại làm trưởng khoa đô thị học ?



Đọc phát ngôn của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân thấy ngay là cô quá ngu. Sau đó cô bao biện thì sự ngu lại càng lộ thiên. Điều đó khiến tôi tò mò muốn biết thực hư cái mác Phó Giáo sư, Tiến sĩ của cô.

Không khó để tôi có được bản "Lý lịch khoa học" của cô Xuân. Và đến đây thì tôi cũng không khó hiểu khi cô Xuân thích phát biểu về vấn đề đô thị, nhưng nói cái gì lòi ngu cái đó. Hiện cô đang là Trưởng khoa Đô thị học, nhưng bằng cấp chuyên môn của cô chẳng dính dáng gì đến đô thị học. Từ đầu đến cuối cô học ngành dân tộc học, chứ không có chút gì dính dáng đến đô thị học.

Ban đầu cô Xuân học cử nhân ngành Đông Nam Á học tại Đại học Mở Bán công. Nên nhớ, thời điểm năm 1991, học Đại học Mở Bán công không phải thi đầu vào mà chỉ đánh trống ghi danh. Luận văn tốt nghiệp của cô là "Bước đầu tìm hiểu dân tộc học Malaysia".

Mai Quang Hiền - Tâm thư cho em Xuân Lu



Em Xuân Lu Thân Yêu!

Hôm nay bên khu chung cư anh mưa to, mây đen bao vây không gian, mưa rơi bên hiên, rơi luôn trong con tim anh cô đơn.

Anh không lo cô đơn, nhưng anh đau. Anh đau do hôm nay mưa to, trong khi anh chưa mua lu. Nhưng em tin không ? Anh thông minh ngang em, không lu nên anh mang lon ra chơi luôn. Anh mua hai mươi lon bia ba ba, tu xong anh mang lon ra thu mưa.

Thẩm Tuyên - Những con rối khoác áo dân cử



Nếu bài báo tường thuật chính xác thì...không biết nói gì hơn ngoài việc hỏi thiên, hỏi địa: Sao ngày càng nhiều người cứ ham muốn giành giật hết cái ngu của thiên hạ về cho riêng mình vậy?

Sống ở miền Nam này trên 60 năm, xưa chỉ nghe và thấy do hệ thống nước máy chưa phát triển, người ta xây hồ, mua lu trữ nước mưa để nấu ăn, uống. Cũng có nhiều nơi, đặt lu và gáo dừa trước cửa giúp người lỡ độ đường giải khát (vì xưa phương tiện lưu thông, đường xá lạc hậu, hàng quán ít ỏi, làng xóm cách xa, di chuyển 5-10 km bằng cách đi bộ là lẽ thường).

Còn chuyện mua lu, khạp hứng nước mưa để chống ngập đô thị thì...chỉ có cái đầu vĩ đại của loại khùng khùng ham nói chữ nghĩ ra. Lại còn khoác chiếc áo "văn hóa bản địa" cho cái kiểu nằm mơ chống ngập này nữa mới ghê!