Affichage des articles dont le libellé est Thể chế. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thể chế. Afficher tous les articles

dimanche 3 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Nếu thể chế thay đổi để tốt hơn, điều gì khủng khiếp nhứt đang và sẽ còn lại?

 

Giả sử rằng trong thời gian tới, vì một "cơ may" nào đó, Việt Nam chuyển đổi thành một quốc gia dân chủ, thiết lập nền tảng như các quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới, thì điều gì khủng khiếp nhứt mà ta nhìn thấy?

Tất nhiên kinh tế suy sụp, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm là thứ tác động hằng ngày đến đời sống người dân. Nhưng đó chưa phải là vấn nạn hàng đầu, bởi tôi tin người Việt một khi thoát khỏi trói buộc sẽ đủ thông minh giải quyết các vấn đề trên, và còn đó hàng triệu đồng bào hải ngoại tài năng, giàu có, luôn canh cánh nỗi lòng với cố quốc.

Cái mất mát khủng khiếp nhứt theo tôi đó là sự băng hoại của một nền văn hóa, sự tha hóa về nhân cách của người Việt đương đại.

jeudi 31 octobre 2024

Lưu Trọng Văn - Lãng phí lớn nhất gây thảm họa cho quốc gia là lãng phí tài năng

 

1. Nhân lực tài năng

Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông vừa có cuộc tọa đàm: Làm sao Nhà nước thu hút được nhân tài?

Đã có nhiều cuộc tọa đàm như thế ở các đại học, viện nghiên cứu, cơ quan đảng, mặt trận, chính quyền. Nhưng cuộc tọa đàm này khá đặc biệt, khi thành phần tham dự có không ít trí thức phản biện như giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, phó giáo sư Mạc Văn Trang, nhà thơ Hoàng Hưng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Sơn, Lâm Minh Chánh và một số Facebooker tên tuổi.

Cuộc tọa đàm không ngờ lập tức có thống nhất cao, đó là: Đảng cầm quyền muốn thu hút được tài năng để phụng sự Đất nước thì trước hết đảng phải có cơ chế Dân chủ để cho những tài năng trong nội bộ đảng có được những vị trí lãnh đạo đảng. Các đảng cầm quyền ở các nước văn minh trên thế giới đều có quy trình tuyển chọn và cơ chế Dân chủ tuyển chọn thủ lĩnh đảng như vậy hết.

mercredi 30 octobre 2024

Lưu Nhi Dũ - Kẻ thù của Tuyên giáo là ai?


1. Bài này hết sức nghiêm túc. Nội dung xin được trích phát biểu của tổng bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 29/10/2024.

“Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nếu đội ngũ cán bộ làm tuyên giáo không thực chất, không thực lòng, không đổi mới, không sáng tạo thì không đi vào lòng người, lòng dân. Kẻ thù của tuyên giáo là giáo điều, nói không đi đôi với làm…”. 

2. Gần đây tổng bí thư Tô Lâm có những phát biểu rất có tầm và thực chất. Ví dụ, phát biểu hôm khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ông Tô Lâm nói rất thẳng thắn: “Thể chế chính là điểm nghẽn của điển nghẽn”.

vendredi 25 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Thông tắc thể chế

Thấy tổng bí thư phát biểu về điểm tắc của điểm nghẽn là thể chế. Mình hoan hỉ Google xem cụ thể ra sao, giải pháp dư lào để thông tắc thể chế, mà thấy mông lung quá.

Không thấy có gì mới mang tính đột phá cả, đại khái cũng chỉ giật gấu vá vai. Ví dụ:

Gỡ về pháp luật, thì Quốc hội phải mạnh, phải độc lập chút và phải có thành phần ngoài đảng đông một chút. Giờ có chưa tới 5 % ngoài đảng là đại biểu Quốc hội, thì Trung ương đảng quyết luôn về pháp lý đi cho đỡ lòng vòng tốn ngân sách.

mercredi 23 octobre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Thể chế chính trị

Trên nền tảng thể chế chính trị con người đặt ra hiến pháp, xây dựng luật pháp. Định hướng giáo dục, thiết lập chuẩn mực đạo đức, hình thành quy trình tuyển dụng nhân sự cho bộ máy quản lý nhà nước…

Thể chế chính trị tốt thì mọi thứ hình thành trên nền tảng đó sẽ tốt đẹp.

Thể chế chính trị xấu thì mọi thứ hình thành trên đó đều chẳng ra gì, càng đi xa càng bế tắc và sẽ gây ra những đổ vỡ lớn.

mardi 22 octobre 2024

Trương Nhân Tuấn - « Nghẽn » không phải ở Quốc hội

Ông Tô Lâm phát biểu trong phiên họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV có đoạn nói về "điểm nghẽn" và "thể chế". Nguyên văn:

"Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn"...

Tôi thấy nhiều người hiểu sai nội hàm của từ "thể chế". Vì vậy có những suy diễn khá xa so với những gì ông Tô Lâm muốn nói. Thể chế ở đây là "institution", hoàn toàn khác biệt với "chế độ".

Lưu Trọng Văn - Điểm nghẽn của điểm nghẽn, ai gỡ bỏ chúng ?


Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu trước Quốc hội khi đề cập vai trò làm luật của Quốc hội như sau: “Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.

Vậy trước hết phải hiểu thể chế là gì?

Từ điển Luật học định nghĩa thể chế là "những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo".

lundi 21 octobre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh – « Mít pháp trị »

Như mọi người đã biết, trước đây tui có cây xoài đức trị, là cây xoài ra một trái duy nhất, nằm cạnh lối đi không có rào chắn bảo vệ, hoàn toàn tin tưởng vào “đạo đức lối sống” của người qua đường. Và trái xoài đó đã tồn tại cho đến ngày vừa chín tới thì bị hái trộm. Hì hì.

Nay thì có cây mít cũng ra trái mùa đầu tiên những 10 quả như tui đã khoe lên mạng mà mọi người đã biết. Hôm đầu tháng tui ra Hà Nội đón vợ thì đếm được 10 quả nho nhỏ. Nhưng hôm nay trở về thì thấy không mất đi quả nào mà còn tăng thêm 3 quả, thành 13 quả, mà quả nào cũng to đùng và sắp chín.

Tài sản của tui đã không mất đi mà còn tăng lên. Ấy là tui đã thiết lập một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ cây mít này.

Hoàng Linh - Tổng bí thư nói điểm nghẽn là thể chế, nhưng thể chế là gì?


Mới sáng nay thôi, 21-10 Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thường kỳ thứ 8. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu cho rằng thể chế là điểm nghẽn lớn nhất:

"Những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói rằng Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là quyết tâm rất cao của ông Tô Lâm, như là quyết tâm đổi mới.