Quá sốt ruột trước việc hàng chục năm nay
Trung Quốc bao lần hứa sẽ cùng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hoàn thành
đàm phán cho bộ Quy tắc Ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN, nhưng thực tế chỉ
hứa hão...
Trong khi đó bằng hành động, Bắc Kinh biến
các đảo chúng chiếm của Việt Nam thành các căn cứ quân sự và cho tàu Trung Quốc
đe dọa, ức hiếp tàu của các nước trong khu vực. Tổng thống Philippines đã mạnh
mẽ lên tiếng phản đối Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái
Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, ngày 19/11/2023.
Tuần này sôi động với hội nghị ASEAN, hội
nghị G20 và kế đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden.
Có tin hơi hồi hộp là Đệ nhất phu nhân
Jill Biden vừa dương tính với Covid, nhưng ông Biden hiện tại thì vẫn âm tính.
Không biết nếu ông Biden dương tính luôn thì tình hình sao đây!
Cả Tập Cận Bình và Putin đều không tham dự
hội nghị ASEAN và G20. Trong khi đó, phía Mỹ cho hay Kim Jong Un chuẩn bị đến
Vladivostok gặp Putin. Còn Putin cũng chuẩn bị đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình.
Sáng nay, tại Philippines đã nổ ra cuộc
biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam. Theo tờ Manila Bulletin, một số
nhân vật thuộc nhóm Makabansa đã tập hợp trước đại sứ quán lên án cái gọi là hoạt
động quân sự hóa của Việt Nam ở Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam ngừng đánh bắt
cá ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Kalayaan.
Đây không phải là một cuộc biểu tình bất
chợt, mà nhiều khả năng là một vụ giật dây do “bàn tay vô hình” nào đó đạo diễn.
Âm mưu này bắt đầu từ khi tờ Manila
Times ngày 16.07 đăng bài viết về hoạt động xây cất của Việt Nam ở quần đảo
Trường Sa, sử dụng cái gọi là tài liệu bị rò rỉtừ
phía Việt Nam.
Thông qua các cơ chế song phương và đa phương như Bộ Tứ (Quad) và
AUKUS, Hoa Kỳ chứng tỏ quyết tâm duy trì sự ổn định trong khu vực cùng
với các đối tác dân chủ. Trong khi đó, Trung Quốc đang có kế hoạch lợi
dụng nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, dùng chiến tranh tâm lý để
cố gắng phá hoại ảnh hưởng Mỹ tại một số nước, và sự đối địch giữa hai
cường quốc sẽ ngày càng tăng.
ASEAN đã trở thành chiến trường, khi
tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách tăng cường quan hệ với Hiệp hội. Cùng
lúc đó, Bắc Kinh dòm ngó Thái Bình Dương, gây lo ngại quân Trung Quốc có
thể trú đóng bên ngoài chuỗi đảo thứ nhì sau khi ký thỏa thuận an ninh
với quần đảo Solomon.
Theo AFP, thủ tướng Lý Hiển Long cổ vũ siết chặt hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN, điều này giúp cho «
sự hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, làm sâu sắc thêm mối
quan hệ với nhiều nước bạn, tăng cường lợi ích chiến lược trong khu
vực ».
Cũng trong cuộc gặp, tổng thống Mỹ cảnh báo cuộc chiến tranh ở Ukraina đang đe dọa « trật tự thế giới dựa trên cơ sở luật pháp », kể cả ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực mà Washington vẫn coi là ưu tiên.
Tranh
chấp chủ quyền Biển Đông đã có từ nhiều thập niên, nhưng chỉ mười năm
qua, khi Trung Quốc tham lam yêu sách hầu hết vùng biển này, tình hình
trở nên căng thẳng. Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, sau đó đào đắp một cách quy mô
các rạn san hô ở Trường Sa tạo nên những đảo nhân tạo được quân sự hóa.
1.
“Không liên minh hoặc thỏa thuận với bên
thứ ba làm phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
của nhau”.
Dân
Việt mình gần đây không tin Nga ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông vì : Nga và
Trung Quốc thường tập trận chung trên biển, Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau
trong các biến cố thế giới, và lập trường không dứt khoát của Nga về chủ quyền
của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo Kyodo, ông Erywan Yusof, đặc phái viên của ASEAN, đã đưa ra đề
nghị trên với ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin trong một cuộc họp
video, và đã được quân đội Miến Điện chấp nhận.
Ông Erywan tuyên bố : « Đó không phải là cuộc ngưng bắn mang tính chính trị, mà nhằm bảo đảm an toàn cho các nhà hoạt động nhân đạo » trong nỗ lực phân phối viện trợ. Ông cho biết cũng đã gián tiếp chuyển đề xuất này cho các bên chống lại chính quyền quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken tham gia hội nghị trực tuyến của các ngoại
trưởng ASEAN trong tuần này. Theo AFP, đây là động thái mới nhất cho
thấy sự cam kết của chính quyền Joe Biden tại khu vực, trong nỗ lực đối
đầu với Trung Quốc.
Trước cuộc họp ASEAN, người đứng đầu tập đoàn
quân sự Miến Điện hứa sẽ tổ chức bầu cử và dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp từ
nay đến tháng 8/2023, kéo dài lịch trình đã định trước đây sau vụ đảo
chính hôm 01/02. Một quan chức Mỹ cho rằng ASEAN cần nỗ lực hơn nữa, vì
rõ ràng tập đoàn quân sự Miến Điện đang « câu giờ » để có được lợi thế.
Động thái trên được đưa ra vài ngày trước khi ông Phạm Minh Chính
tiếp tục được Quốc hội khóa XV ngày 26/07 bầu làm thủ tướng chính phủ
nhiệm kỳ 2021-2026. Gần bốn tháng trước, ông Chính khi đang làm trưởng
Ban Tổ chức Trung ương đã được Quốc hội khóa XIV bầu vào chức thủ tướng
(nhiệm kỳ kết thúc vào 2021) thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu
làm chủ tịch nước.
Theo báo chí trong nước, trong phát biểu nhậm
chức hôm 26/07/2021 ông Chính nhấn mạnh đến việc tập trung chống dịch
Covid đang bùng phát tại Việt Nam, với chiến lược vac-xin. Chính phủ
khóa mới cũng sẽ cố gắng tháo gỡ những rào cản về cơ chế đang làm trì
trệ nền kinh tế.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội thông báo chuyến đi của bộ trưởng Austin sẽ bắt đầu từ ngày 23/07, nói rằng « chuyến
công du này nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ tại khu vực, và lợi ích
chung khi buộc tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, thúc đẩy
vai trò trung tâm của ASEAN ».
Từ Washington, phát ngôn viên bộ Quốc phòng John Kirby tuyên bố, chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc « chứng tỏ chính quyền Biden coi Đông Nam Á và ASEAN như một phần thiết yếu của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ».
Tại hội nghị kỷ niệm 30 năm quan hệ Trung Quốc-ASEAN tổ chức tại
Trùng Khánh, ngoại trưởng Vương Nghị nói với các đồng nhiệm Đông Nam Á
là Trung Quốc đã giao 100 triệu liều vac-xin Covid cho các nước thành
viên trong khối, các vật liệu, thiết bị, cũng như hỗ trợ kỹ thuật để
chống dịch.
So sánh với các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây
trong đợt dịch SARS năm 2003 và trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004,
ông Vương Nghị khẳng định « trong quá trình cùng vượt qua thử thách,
chúng ta đã làm sâu sắc thêm tình hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau và các
lợi ích chung ». Ông nhấn mạnh đến « các hành động thiết thực xuất phát từ tình cảm anh em, và sự quan tâm của các láng giềng chu đáo ».
Một nguồn tin ngoại giao ẩn danh cho AFP biết, các tác giả nghị quyết « không có đủ số ủng hộ »
để bảo đảm đạt đa số trong cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng gồm 193 nước
thành viên. Họ cần có thêm thời gian để thương lượng, chủ yếu với ASEAN.
Dự
thảo nghị quyết do Liechtenstein đưa ra, với sự cổ vũ của Liên hiệp
Châu Âu, Anh và Hoa Kỳ, được thương thảo từ nhiều tuần qua. Tổng cộng có
48 quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi ủng hộ, nhưng chỉ có một nước
châu Á duy nhất là Hàn Quốc đồng tình.
Thời
còn ở trong nước, do thiếu sách báo và tuyên truyền tẩy não, nên tôi chỉ
biết các lãnh đạo rất tuyệt vời, thông minh, sáng suốt, dũng cảm, làm cho Việt
Nam nở mặt nở mày với thế giới. Nhưng khi có dịp ra nước ngoài và đọc các sách,
hồi ký của các lãnh tụ nước ngoài thì họ mô tả các lãnh đạo Việt Nam rất khác
với những gì tuyên truyền.
Điển
hình là cuốn Hồi ký Lý Quang Diệu
dành nhiều trang nói về những người như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn
Khải, Đỗ Mười, v.v. Những trang viết về ông Đồng là 'thú vị' nhứt.
Lý
Quang Diệu cho rằng Việt Nam lúc đó nghĩ rằng các nước Đông Nam Á sợ Việt Nam,
nên những người lãnh đạo cộng sản tìm cách khai thác nỗi sợ đó để được làm bạn
với Việt Nam. Họ nghĩ rằng đã đánh bại Mỹ thì các nước khác trong vùng chẳng có
nghĩa lý gì, họ khinh thường Singapore như là một hải đảo nhỏ. Họ tự cho mình
là người Phổ của Đông Nam Á. Họ ăn nói ngông ngênh trên hệ thống truyền thông.
Một viên chức quản lý trại giam giấu tên nói với hãng tin Pháp AFP là
hôm nay sẽ có trên 23.000 tù nhân được thả, riêng tại nhà tù Insein ở
Rangoon là trên 800 người.
Hồi tháng Hai, tập đoàn quân sự đã trả
tự do cho số lượng tù nhân tương tự, nhưng lúc đó một số tổ chức nhân
quyền nghi ngờ chính quyền thả tù hình sự để gây hỗn loạn trong cộng
đồng, và có thêm chỗ trống để giam giữ những người chống đối quân đội.
Chuyến đi của bà Christine Schraner Burgener diễn ra trong bối cảnh
cộng đồng quốc tế ngày thêm lo ngại trước tình hình vẫn đang sục sôi,
với những cuộc biểu tình hàng ngày từ sau cuộc đảo chính của quân đội.
Bà sẽ đến Thái Lan và sau đó là Trung Quốc, đồng minh truyền thống của
Miến Điện, các chi tiết khác của chuyến đi không được tiết lộ.
Từ
đầu tháng Hai, đặc sứ Liên Hiệp Quốc đã đề nghị gặp gỡ các tướng lãnh,
nhưng bà vẫn không được phép đến Miến Điện. Những cuộc thương lượng đang
được xúc tiến với các nước ASEAN. Một cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN về
vấn đề Miến Điện dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng.
Quân đội đã tổ chức những cuộc không kích vào các nhóm thiểu số vũ
trang đã tấn công vào các vị trí đóng quân để ủng hộ phong trào biểu
tình, đồng thời gởi bộ binh đến tăng cường. Tối qua phía quân đội loan
báo sẽ ngưng các chiến dịch này trong vòng một tháng kể từ hôm nay, nếu
các nhóm vũ trang không tấn công tiếp, đồng thời kêu gọi ngưng bắn.
Hiện
có ít nhất năm nhóm thiểu số đã tiến công vào các căn cứ quân sự, hoặc
thông báo ý định này, khẳng định mục đích là để bảo vệ thường dân. Theo
báo chí địa phương, có ít nhất 20 quân nhân tử thương và 4 xe quân sự bị
phá hủy hôm qua trong cuộc đụng độ với Quân đội độc lập Kachin (KIA),
nhóm vũ trang mạnh nhất, và 11 người thiệt mạng trong vụ không kích ở
bang Karen hôm thứ Ba.
Chính quyền Mỹ, cho phép giải mật một kế hoạch nhạy cảm, trong đó vạch
ra chiến lược Ân Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để đối phó với sự bành
trướng của Trung Quốc.
Tài liệu gồm 10 trang vào tháng 2/2018 được xếp vào loại « mật »,
để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Dự định chỉ
được công bố vào năm 2043, nhưng tuần rồi đã được chính quyền Donald
Trump cho phép giải mật và công khai vào hôm nay, 13/01/2021. Báo cáo này do cố vấn
Matthieu Pottinger đúc kết, với chữ ký duyệt cho giải mật một phần của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien.
Văn bản khẳng định an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ tùy thuộc vào sự tham gia tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở »
- sẽ là động cơ cho tăng trưởng của Mỹ, của khu vực và toàn cầu. Hoa Kỳ
không thể để cho Trung Quốc thống trị trên không và trên biển tại chuỗi
đảo đầu tiên (bao gồm các quần đảo Kuril, Nhật Bản, Lưu Cầu và Đài
Loan, Bắc Philippines và Borneo).
Thông cáo của ASEAN cho biết khi thảo luận về tình hình Biển Đông,
một số nhà lãnh đạo đã nêu lên mối quan ngại về các hoạt động bồi đắp
đảo nhân tạo và các sự cố nghiêm trọng tại vùng biển này. Hàm ý chỉ
trích việc Trung Quốc tự tiện lập ra các đơn vị hành chính tại Biển
Đông, ASEAN tái khẳng định cần phải đạt đến một giải pháp hòa bình để
giải quyết bất đồng, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước đó tại
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 16 và
17/11 tại Hà Nội với hơn 400 học giả và đại biểu tham gia trực tuyến, bộ
trưởng Quốc phòng Canada, ông Harjit Sajjan tuyên bố, Canada phản đối
các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Canada
chống lại việc sử dụng vũ lực, cải tạo đất với quy mô lớn, xây dựng cơ
sở quân sự trên các đảo ; đồng thời kêu gọi tuân thủ những cam kết về
phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp, cũng như Tuyên bố ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC).